Chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm

Nhàđầutư
Sáng nay (20/4), ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung chủ yếu, còn có ý kiến khác nhau về dự án Luật PPP.
ANH TRUNG
20, Tháng 04, 2020 | 10:38

Nhàđầutư
Sáng nay (20/4), ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung chủ yếu, còn có ý kiến khác nhau về dự án Luật PPP.

Vu-hong-thanh

 

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 43, ý kiến của các vị ĐBQH chuyên trách, ý kiến các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp cùng Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo ông Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

Cụ thể, 5 lĩnh vực đầu tư gồm giao thông vận tải; nhà máy điện, lưới điện; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; y tế; giáo dục - đào tạo (không còn trụ sở cơ quan nhà nước).

Về quy mô tối thiểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phương án 1 giữ mức 200 tỷ đồng như Chính phủ đề xuất, phương án 2 là giao Chính phủ quy định chi tiết không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với từng lĩnh vực như đầu tư kết cấu hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế... hoặc theo địa bàn như đô thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Các đại biểu chuyên trách đang nghiêng về phương án 1 vì cho rằng quy định này thống nhất với định hướng thu hẹp lĩnh vực đầu tư dự án PPP, bảo đảm tập trung đầu tư lớn vào các dự án PPP quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực từ khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho rằng, không nên quy định mức thấp hơn, dễ dẫn đến dàn trải cả vốn nhà nước và tư nhân ra quá nhiều dự án PPP. Các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 200 tỷ đồng cần thiết phải đầu tư sẽ bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách.

Một trong các vấn đề lớn khác mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều vị đại biểu còn băn khoăn là cơ chế chia sẻ rủi ro.

Dự thảo luật gửi lấy ý kiến đại biểu chuyên trách đã xác định không phải trong mọi trường hợp đều được áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, không tiếp cận theo hướng chia sẻ khi nhà đầu tư dự án PPP thua lỗ, mất vốn, mà chỉ xem xét việc áp dụng chia sẻ khi doanh thu của dự án bị sụt giảm do lỗi từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định như dự thảo Luật quá chặt chẽ, không tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nhà đầu tư.

Đứng từ góc độ nhà đầu tư, ông Đoàn Giang, chuyên gia PPP của USAID phát biểu trong một tọa đàm mới đây rằng, từ phía khu vực công “không nên nghĩ chia sẻ rủi ro là biện pháp ưu đãi cho nhà đầu tư”. Xét ở giác độ thị trường, việc khu vực công chia sẻ rủi ro “là cách thức mà nhà nước có thể chấp nhận rủi ro đó ở mức chi phí thấp nhất, vì nếu nhà nước thực hiện dự án đó thì rủi ro vẫn tồn tại và nhà nước phải chấp nhận toàn bộ”.

Ngoài những vấn đề nêu trên, các vị đại biểu còn quan tâm góp ý khá nhiều nội dung khác về kiểm toán, giám sát, điều chỉnh dự án...

Về hoạt động kiểm toán Nhà nước trong đầu tư theo phương thức PPP, ông Vũ Hông Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế thấy rằng cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP. Mặt khác, Hiến pháp và pháp luật về kiểm toán Nhà nước quy định Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện kiểm toán tài chính công, tài sản công. 

Do đó, Thường trực tiếp thu, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động kiểm toán Nhà nước như sau: Kiểm toán tuân thủ về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP; Kiểm toán việc sử dụng vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm (nếu có), hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi tách thành một dự án thành phần, sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT; Kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trên cơ sở các chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án PPP; Khi chuyển giao cho Nhà nước, thực hiện kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP...

Về các quy định đối với hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), ông Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Uỷ ban Kinh tế đã tiếp thu, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến dự án BT theo phương thức mới theo hướng chặt chẽ hơn tại dự thảo Luật, tạo lập cơ sở pháp lý thống nhất để điều chỉnh dự án BT nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong thời gian qua, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về ngân sách nhà nước.

“Đồng thời, kiến nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung tại các luật có liên quan nhằm minh bạch hơn nữa trong quản lý, bảo đảm xử lý được các vấn đề tiêu cực có thể xảy ra đối với việc triển khai thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ