'22 năm áp dụng cơ chế PPP chưa có nhà đầu tư nào chia sẻ lợi nhuận tăng thêm với nhà nước'

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho rằng qua 22 năm áp dụng cơ chế PPP đến nay chưa có trường hợp nào nhà đầu tư chia sẻ lợi nhuận tăng thêm với nhà nước. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay nhà nước vẫn đang chi trả những khoản nợ trong một số hợp đồng BOT.
THẮNG QUANG
19, Tháng 11, 2019 | 10:42

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho rằng qua 22 năm áp dụng cơ chế PPP đến nay chưa có trường hợp nào nhà đầu tư chia sẻ lợi nhuận tăng thêm với nhà nước. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay nhà nước vẫn đang chi trả những khoản nợ trong một số hợp đồng BOT.

Sáng 19/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo trờ trình của Chính phủ, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư (Điều 77 dự thảo Luật) có quy định cơ chế áp dụng các biện pháp chia sẻ rủi ro về doanh thu trong khuôn khổ hợp đồng bao gồm điều chỉnh mức giá, phí hoặc thời hạn hợp đồng.

Đối với các dự án PPP do Quốc hội, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trong khuôn khổ hợp đồng như nêu trên nhưng chưa bảo đảm được mức doanh thu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án (làm ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dịch vụ công cho người dân).

Chính phủ đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro như sau: Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.

Về vấn đề này, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP. Hà Nội) khi nói đến PPP là nói đến hợp đồng, sự tự nguyện, hợp đồng kinh tế thỏa thuận giữa nhà nước và chủ đầu tư. Đó là cơ chế lời ăn lỗ chịu đúng theo nguyên tắc thị trường.

Vu-Thi-Luu-Mai

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai.

Trước khi kí kết hợp đồng, nhà đầu tư đủ thông minh hình dung ra hai yếu tố là lợi nhuận và rủi ro, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Khi kí kết hợp đồng thì đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro.

Theo bà Mai, dự thảo luật cho phép chủ đầu tư tăng phí, tăng giá dịch vụ, cho phép nhà đầu tư kéo dài thời hạn thu phí điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của ngươi dân. Ở đây, chủ thể phải trả không phải là nhà nước mà là người dân.

"Khi đưa quy định này vào dự thảo luật thì tôi nghĩa rằng chúng ta cần nhớ đến phản ứng của người dân ở tại một số trạm thu phí, đến dư luận chưa tốt về một số dự án PPP trong thời gian qua", đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Nữ đại biểu Quốc hội phân tích thêm cơ chế này tác động trực tiếp đến ngân sách nhà nước. "Bởi lẽ, dự thảo luật quy định các dự án được chia sẻ rủi ro là những dự án quy mô lớn, trọng điểm, nhà nước chia sẻ 50% rủi ro thì chia sẻ bằng hình thức nào, lấy nguồn ở đâu? Khi tác động đến nợ công thì sẽ xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi hiện chưa có câu trả lời", vị đại biểu băn khoăn.

Ngoài ra, quy định tại dự thảo luật chưa đưa ra căn cứ, tiêu chí để xác định mức độ rủi ro; chưa xác định được cơ quan nào có trách nhiệm xác định rủi ro. Hiện nay, dự thảo luật thì KTNN chỉ kiểm toán đầu tư công mà không phải toàn bộ dự án.

"Quy định này tạo ra bất cập vì không thể xác định toàn bộ rủi ro của dự án nếu chỉ kiểm toán một phần vốn dự án. Bộ Tài chính có phải là cơ quan chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực trong việc xác minh của rủi ro không? Đây cũng là điều chưa dược làm rõ", bà Mai nói.

Cũng theo đại biểu này, lý do khác liên quan đến thẩm quyền, dự thảo luật quy định Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế rủi ro tuy nhiên với những chi trả lớn, tác động trực tiếp đến ngân sách hàng năm, trung hạn đến an toàn nợ công thì chắc chắn thẩm quyền không phải là chính phủ nhưng dự luật lại chưa quy định. Dự thảo luật đưa quy định nghe có vẻ hợp lý là trong trường hợp lợi nhuận tăng thêm thì nhà đầu tư chia sẻ cho nhà nước.

"Nhưng 22 năm qua, kể từ khi áp dụng cơ chế PPP đến nay chưa có trường hợp nào nhà đầu tư chia sẻ lợi nhuận tăng thêm với nhà nước. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay nhà nước vẫn đang chi trả những khoản nợ trong một số hợp đồng BOT. Với những lí do trên đề nghị cân nhắc thận trọng quy định này trong dự luật. Ngay từ thời điểm thương thảo hợp đồng thì để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cần tính toán để đưa ra mức lý", đại biểu đoàn TP. Hà Nội kiến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ