Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi: Sẽ không còn dễ chào bán chứng khoán ra công chúng

Nhàđầutư
Liên quan tới việc chào bán chứng khoán ra công chúng, ngoài các điều kiện cũ theo Luật Chứng khoán 2006, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung các điều kiện mới, đồng thời nâng cao các điều kiện cũ về mức vốn điều lệ và hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành.
NGỌC TRÂM
06, Tháng 11, 2018 | 19:00

Nhàđầutư
Liên quan tới việc chào bán chứng khoán ra công chúng, ngoài các điều kiện cũ theo Luật Chứng khoán 2006, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung các điều kiện mới, đồng thời nâng cao các điều kiện cũ về mức vốn điều lệ và hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành.

nhay sao

Nhiều công ty sẽ không dễ vượt qua các tiêu chuẩn về chào bán chứng khoán ra công chúng 

Mức vốn điều lệ tối thiểu được nâng lên quá cao

Với công ty cổ phần chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, mức vốn điều lệ tối thiểu được nâng từ 10 tỷ đồng (theo Luật Chứng khoán 2006) lên 30 tỷ đồng. Đặc biệt, với doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng, mức vốn điều lệ tối thiểu được tăng gấp 30 lần, từ 10 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng (tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán).

Theo Công ty Chứng khoán Kỹ thương, quy định trên nhằm làm cho các điều kiện phát hành ra công chúng được chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ tối thiểu này là quá cao, hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Theo công ty chứng khoán này, nhìn qua mức vốn điều lệ của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay, có đến khoảng 70% các công ty không đáp ứng được điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu này. Như vậy, các doanh nghiệp đó sẽ không thể tiếp cận nguồn vốn qua phát hành trái phiếu ra công chúng và do vậy phải tìm đến phương thức phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trong khi đó, quy định về chào bán riêng lẻ (Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 và Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 90) cũng đang bị thắt chặt và hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ. Do vậy, Công ty Chứng khoán Kỹ thương đề xuất giữ nguyên mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định cũ của Luật Chứng khoán 2006 hoặc hạ mức vốn điều lệ tối thiểu theo Dự thảo Luật xuống mức 30 tỷ đồng, bằng mức vốn điều lệ tối thiểu để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Các điều kiện mới bổ sung về tỷ lệ sở hữu sẽ gây khó cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật bổ sung quy định về tỷ lệ sở hữu tối thiểu trong điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng như sau: “Tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 15% vốn điều lệ của tổ chức phát hành; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% vốn điều lệ của tổ chức phát hành” và “cổ đông lớn công ty phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán”.

Đối với các đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng, Dự thảo Luật bổ sung điều kiện “Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, đợt chào bán được coi là thành công khi cổ phiếu được bán cho nhà đầu tư đạt tối thiểu 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án”.

Công ty Chứng khoán Kỹ thương cho rằng các điều kiện này đều chỉ có thể xác định sau khi doanh nghiệp đã thực hiện chào bán, trong khi các điều kiện khác đều xác định được tại thời điểm nộp hồ sơ chào bán cho UBCKNN. Do vậy, theo quan điểm của công ty, không nên quy định các điều kiện này tại phần điều kiện chào bán mà chỉ nên quy định tại phần quy định về hủy đợt chào bán để tránh gây khó khăn cho chính UBCKNN khi xem xét hồ sơ để cấp giấy phép chào bán ra công chúng.

Ngoài ra, theo Công ty Chứng khoán Kỹ thương, các điều kiện này mang tính chất định tính nhưng lại rất khó cho doanh nghiệp để thực hiện trên thực tế, ví dụ doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 100 nhà đầu tư nhỏ lẻ (nắm giữ dưới 1% vốn điều lệ) mua tối thiểu 20% vốn điều lệ; hoặc nếu sau chào bán doanh nghiệp có các cổ đông lớn nhưng chỉ nắm giữ 19% vốn điều lệ thì cũng không đủ điều kiện cho đợt phát hành thành công. Tương tự điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng để thực hiện dự án, công ty đại chúng phải đảm bảo chào bán thành công tối thiểu 70% số cổ phiếu chào bán và phải có phương án bù đắp phần vốn huy động thiếu hụt, trong khi công ty đại chúng chào bán cổ phần ra công chúng là do thiếu vốn và cần huy động vốn từ đợt chào bán. Do vậy, Công ty Chứng khoán Kỹ thương đề nghị ban soạn thảo xem xét lại và giảm bớt các tỷ lệ quy định tại các điều kiện này. 

Khống chế thời gian giữa các đợt chào bán

Dự thảo Luật quy định khoảng cách giữa các đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng phải cách nhau tối thiểu 1 năm (sau lần chào bán gần nhất). Theo Công ty Chứng khoán Kỹ thương, quy định này sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của các công ty đại chúng. Vì vậy, khoảng thời gian trên nên được rút xuống thành 6 tháng.

Sau bao lâu thì phải niêm yết chứng khoán chào bán ra công chúng?

Dự thảo Luật quy định tổ chức phát hành đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán (ngoại trừ chào bán chứng chỉ quỹ mở), tuy nhiên lại không quy định trong bao lâu sau đợt chào bán tổ chức phát hành phải niêm yết chứng khoán. Trên thực tế có trường hợp tổ chức phát hành đã chào bán chứng khoán ra công chúng thành công nhưng không đủ điều kiện niêm yết chứng khoán đã chào bán đó hoặc bị Sở Giao dịch chứng khoán từ chối không cho niêm yết, những trường hợp như vậy thì sẽ được xử lý thế nào, có chăng nên tạo cơ chế đăng ký niêm yết dễ hơn đối với những tổ chức phát hành đã chào bán ra công chúng thành công?

Báo cáo tài chính có cần phải không có ý kiến ngoại trừ? 

Quy định hiện tại của Dự thảo Luật yêu cầu báo cáo tài chính của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải có chấp thuận toàn phần và không có ý kiến ngoại trừ. Trên thực tế, các quy định này đã từng gây khó khăn cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ theo Nghị định 90 do một số ý kiến ngoại trừ không trọng yếu, ví dụ kiểm kê tiền mặt, cách hạch toán một số khoản phải thu nhỏ v.v… nhưng lại dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp không thể huy động vốn theo phương thức phát hành trái phiếu được. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 90 đã khắc phục quy định trên và sửa theo hướng trong trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì tổ chức phát hành phải giải thích về yếu tố ngoại trừ và ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu của mình, mục đích là để tổ chức phát hành có cơ hội giải trình về những vấn đề trên báo cáo tài chính của mình. Do vậy, Công ty Chứng khoán Kỹ thương đề xuất Dự thảo Luật sửa đổi quy định về việc báo cáo tài chính của tổ chức phát hành không được có ý kiến ngoại trừ nói trên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ