Doanh nghiệp ngành gỗ: Khởi sắc nửa đầu năm, thách thức nửa cuối năm

THẠCH LAM
07:00 09/08/2021

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp ngành gỗ có sự khởi sắc, tăng trưởng hơn so với cùng kỳ, nhưng bước sang quý III, trước tác động của dịch bệnh COVID-19 khó lường buộc phải thực hiện giãn cách xã hội lâu hơn dự kiến và chi phí vận chuyển – là thách thức mà ngành này phải đối diện.

z2669409434530_722970a701e6f349f2cc72eb752b4669

Ngành gỗ trải qua 6 tháng đầu năm đầy tích cực. Ảnh: Lê Toàn

Nửa đầu năm thuận lợi

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam tiếp tục vượt “bão” COVID khi mang về kim ngạch xuất khẩu kỷ lục trong tháng 6/2021 là 1,558 tỷ USD, tăng 10,2% tháng trước và tăng 64,51% so với tháng 6/2020. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 1,234 tỷ USD, tăng 12,9% so với tháng 5/2021; và tăng 60,56% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, mặc dù kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, sức tiêu thụ G&SPG sụt giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn vượt ngoài mức kỳ vọng, đạt 8,205 tỷ USD, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, trên 5 tỷ USD, cũng là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Yếu tố thúc đẩy chính là Chính phủ Mỹ áp thuế lên hàng nội thất nhập từ Trung Quốc, các nhà nhập khẩu và phân phối tại Mỹ đã tìm kiếm nhà cung cấp mới và nhiều khách hàng Mỹ đã chọn Việt Nam.

Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Anh, Canada, Malaysia và Hà Lan cũng đạt mức tăng cao trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hầu hết các doanh nghiệp gỗ, chế biến gỗ niêm yết trên sàn chứng khoán đều báo kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính đến từ: (1) Nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ (với chính sách cắt giảm lãi suất cho vay có thế chấp khiến thị trường bất động sản và xây dựng nơi đây tăng cao); (2) Giá gỗ nhập khẩu tại Mỹ tăng bởi sự chênh lệch giữa nguồn cung và nguồn cầu khi các nhà máy tại đây bị gián đoạn sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh; (3) Xuất khẩu gỗ Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung (sản phẩm gỗ của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải chịu mức thuế mới là 28%).

73

74

Kết quả kinh doanh mảng gỗ của CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) được cải thiện mạnh mẽ theo xu hướng chung của thị trường. PTB có 3 mảng hoạt động chính là sản xuất phân phối gỗ nguyên liệu và gỗ tinh chế; sản xuất phân phối đá tự nhiên bao gồm đá granite, marble đá nghiền sàng; và phân phối xe ô tô Toyota. Công ty đang chuyển dịch dần cơ cấu kinh doanh, tập trung phát triển mảng gỗ với tiềm năng tăng trưởng cao trong dài hạn.

Trong nửa đầu năm, PTB ghi nhận doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 3.019 tỷ và 220 tỷ đồng, tăng 17,8% và 55,6%, trong đó mảng kinh doanh chế biến gỗ là điểm sáng khi đạt đạt 1.817 tỷ đồng, tăng mạnh 40%.

Đáng chú ý, PTB đã phê duyệt dự án nhà máy chế biến gỗ nội thất Phù Cát Bình Định với tổng mức đầu tư 429 tỷ đồng. Ước tính tổng công suất các nhà máy chế biến gỗ của PTB đạt khoảng gần 80.000 sản phẩm/năm sau khi hoàn thành giai đoạn 1&2 của nhà máy này; tăng gần 26% công suất năm 2020. Đây là nhân tố khiến các CTCK dự báo sẽ giúp PTB đảm bảo cho câu chuyện tăng trưởng của mảng gỗ trong thời gian tới, đặc biệt ở nhóm đồ nội thất là dòng sản phẩm cho biên lợi nhuận gộp cao.

Tương tự, CTCP chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) cũng có KQKD khả quan, doanh thu thuần nửa đầu năm của GDT là 214,6 tỷ đồng, tăng 26,2% và lợi nhuận ròng là 37,2 tỷ đồng, tăng +23,5% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 33,2% trong quý 1 về 28,9% trong quý 2 – được cho là do chi phí nhân công tăng cao do gia tăng lực lượng lao động để đáp ứng đơn hàng.

Theo ước tính của CTCK BVSC, doanh thu xuất khẩu trong Quý 2/2021 của GDT tăng mạnh 42%, ghi nhận 97,3 tỷ đồng, chiếm 85,0% doanh thu thuần và là động lực tăng trưởng chính của GDT.

Theo Ban lãnh đạo GDT, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là thị trường đóng góp chính, trong khi việc tuân thủ ESG (môi trường, xã hội và quản trị) đang cho phép GDT gia tăng các đơn đặt hàng từ các thị trường EU và Mỹ, do đó, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Cụ thể, doanh thu nửa đầu năm của EU và Mỹ tăng mạnh 29% và 217%; doanh thu các nước Châu Á tăng trưởng tích cực 26% so với cùng kỳ.

Cũng như PTB, công ty GDT đã thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất thông qua mua lại nhà máy 14.000m2 vào quý 4/2020 tại Tân Uyên, Bình Dương. Việc mua lại nhà máy thay vì đầu tư mới giúp GDT tiết kiệm thời gian xây dựng và giúp doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng quy mô khi các đơn hàng ngày càng gia tăng.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, GDT đang duy trì vị thế tài chính khá lành mạnh, với tổng tài sản hơn 432 tỷ đồng nhưng tiền mặt dồi dào ở muức 208 tỷ đồng, tuơng ứng 48,1% tổng tài sản.

z2669796806692_26b08a60ebf341a2fa31e9f332820604

Tân binh trên sàn Upcom, Gỗ An Cường (ACG) có KQKD quý 2 sụt giảm, với doanh thu thuần đạt 886 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp kỳ này giảm 20% về mức 214 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 24,6% xuống còn 24,2%. Tại thời điểm 30/6/2020, công ty có 1.416 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 -12 tháng.Ông lớn Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (HNX:VIF) trong quý 2/2021 đạt doanh thu hợp nhất tăng 31,3% lên 569,5 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 103,6 tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ nhờ tỷ lệ tăng chi phí giá vốn thấp hơn. Biên lợi nhuận gộp đạt 18,2%. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu bán gỗ nguyên liệu lại tăng hơn 36% lên trên 239 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu. Đáng chú ý mảng bán ván nhân tạo tăng cao gấp 2,5 lần cùng kỳ mang lại 97,77 tỷ đồng.

Thách thức vượt qua mùa dịch trong nửa cuối năm

Có 3 rủi ro chính được các chuyên gia đưa ra cho các doanh nghiệp chế biến gỗ là rủi ro dịch bệnh bùng phát khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, rủi ro Mỹ áp thuế lên sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam, và rủi ro biến động giá nguyên vật liệu.

Trong đó, rủi ro về dịch bệnh đang diễn ra khiến các nhà máy đang hoạt động phải đóng cửa, tạm dừng, hoặc công suất duy trì ở thấp hơn hẳn so với bình thường… sẽ gây rủi ro lớn cho các doanh nghiệp trong việc hoàn thành các đơn hàng và quá trình ký kết hợp đồng mới. Hay nói cách khác, dịch bệnh càng kéo dài khiến các biện pháp phòng dịch chưa thể nới lỏng, càng tác động mạnh tới doanh nghiệp trong ngành. Với kỳ vọng trong tháng 8, số lượng KCN, công nhân và người dân được tiêm vaccine nhiều hơn giúp các nhà máy có thể hồi phục dần công suất – thì các doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng có thể tăng tốc hơn trong quý IV.

Còn với tình trạng hiện nay, có thể ở một số doanh nghiệp, vì để đảm bảo hoạt động thông suốt phải đáp ứng 3K – cũng có thể khiến chi phí gia tăng.

z2669409165770_915d24dab85b0f474b878a2bc362ad36

Những tháng cuối năm 2021 ngành gỗ sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Toàn

Đối với rủi ro Mỹ áp thuế lên sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện tượng các hãng gỗ Trung Quốc chuyển hàng qua Việt Nam rồi xuất khẩu qua Mỹ nhằm tránh thuế diễn ra phổ biến cùng kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng mạnh kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến ngành gỗ nước ta nằm trong tầm ngắm của các vụ kiện chống bán phá giá và gian lận thương mại. Điển hình là năm 2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến từ nguyên liệu gỗ tự nhiên, có chứng chỉ rừng FSC xác minh nguồn gốc và quy trình khai thác và sản xuất theo quy chuẩn quốc tế - như PTB, GDT - thì rủi ro này ở mức thấp.

Về biến động giá nguyên vật liệu, thông thường chiếm 1/3 giá vốn nên việc biến động giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp tích cực tích lũy nguyên liệu đầu vào (ít nhất 6 tháng), chỉ phải trả trước một phần cho việc mua hàng, cũng như gửi hàng tại kho của nhà cung cấp thì doanh nghiệp đó sẽ chủ động hơn về hàng tồn kho với giá cạnh tranh, tiết kiệm chi phí kho bãi và áp lực dòng tiền.

Ttính tới thời điểm hiện tại, phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu cho tới cuối năm 2021. Theo ban lãnh đạo GDT, đến đầu tháng 7/2021 đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với tổng giá trị hơn 14,5 triệu USD và thực hiện được 86% kế hoạch nhận đơn hàng cho cả năm. Công ty sẽ tích cực chọn lọc đơn hàng phù hợp để nhân viên dễ dàng hoàn thành mà vẫn đảm bảo biên lợi nhuận ở mức tốt trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát.

Bắt đầu từ quý II/2021, Gỗ Đức Thành cho biết đã bắt đầu tăng giá bán nhằm chuyển bớt một phần tác động từ việc tăng giá nguyên liệu đến khách hàng.

Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư trực tuyến mới đây, Chủ tịch HĐQT ông Lê Đức Nghĩa cho biết với Gỗ An Cường, chu kỳ kinh doanh cao điểm bắt đầu từ tháng 7 trở đi nhưng hiện dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp bị giảm 30-35% nhưng vẫn đang đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thậm chí thừa do hàng tại cảng Cát Lái bị ứ không lấy container để xuất được. Dù vậy, Gỗ An Cường vẫn tiếp tục sản xuất để lấp đầy hàng tồn kho. Theo đó, doanh thu tháng 7 dự kiến giảm 20% so với tháng 6, tháng 8 cũng giảm khoảng 20-25%. Doanh nghiệp kỳ vọng từ tháng 9 dịch bệnh được kiểm soát thì doanh thu tăng trở lại để đảm bảo kế hoạch kinh doanh.

Có nhiều điểm sáng với ngành gỗ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những rủi ro mà ngành phải đối mặt. Theo ông Nguyễn Chánh Phương – Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) chia sẻ, dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến nhà máy sản xuất và gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu. Chẳng hạn, nguồn gỗ từ miền Bắc, miền Trung, các phụ liệu sơn từ Bình Dương, Đồng Nai bị ảnh hưởng và vận chuyển khó khăn hơn. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 tái bùng phát ở châu Âu, Mỹ làm giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu và cước vận chuyển tăng. Một số đơn hàng xuất khẩu bị chậm do với kế hoạch. Cụ thể, giá gỗ nhập khẩu từ Mỹ tăng 40% đến 60% so với năm ngoái. May mắn là giá gỗ nguyên liệu trong nước tăng thấp hơn, ở mức 10% đến 15% so với năm ngoái.

Nhìn về trung và dài hạn, ngành gỗ là ngành duy nhất của Việt Nam trong suốt 18 năm qua tăng trưởng 2 con số. Gỗ là sản phẩm có khả năng tái tạo rất lớn. Nếu xây 1m2 nhà bằng gỗ thì tiết kiệm năng lượng hơn 10 lần. Nguyên liệu nào thì cũng sẽ hết trừ gỗ. Thị trường đồ nội thất của thế giới rất lớn, với giá trị thương mại khoảng 450 tỷ USD/năm, trong đó nội thất bằng gỗ khoảng 150 tỷ USD/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu, nên dư địa phát triển của ngành còn rất lớn.

  • Cùng chuyên mục
DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông

DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông

Nhu cầu vốn đầu tư năm nay của DIC Corp là 6.690 tỷ đồng. Tập đoàn muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp để huy động 1.800 tỷ.

Tài chính - 29/03/2025 09:58

SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.

Tài chính - 28/03/2025 16:59

Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025

Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025

CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.

Tài chính - 28/03/2025 15:28

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.

Tài chính - 28/03/2025 14:24

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...

Tài chính - 28/03/2025 13:59

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.

Tài chính - 28/03/2025 07:36

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.

Tài chính - 27/03/2025 18:55

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.

Tài chính - 27/03/2025 17:58

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.

Tài chính - 27/03/2025 17:35

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 27/03/2025 12:13

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.

Tài chính - 27/03/2025 12:12

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.

Tài chính - 27/03/2025 07:59

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53