Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số
Tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng hay bổ sung thêm động lực tăng trưởng? Có cần tăng trưởng GDP 2 con số để đạt mục tiêu trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045? Đâu là "điểm nghẽn" cần tháo gỡ…? Nhadautu.vn đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gian về vấn đề đang được quan tâm bàn thảo hiện nay.
Động lực nào cho tăng trưởng GDP 2 con số?
Theo TS. Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Chiến lược (IPS), Việt Nam hiện có một số nhóm động lực chính để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên trong 5 năm tới, một mức mà nước ta chưa đạt được trong suốt 40 năm đổi mới.
Đó là động lực từ lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp. Đặc biệt, động lực từ tận dụng dư địa phát triển từ các cực tăng trưởng.
"Nhân tố này càng trở nên nổi bật khi Đảng và Chính phủ đang trải qua cách mạng về thể chế, tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại địa phương để mở rộng không gian phát triển."- TS Đặng Đức Anh nhấn mạnh.

Mặc dù có động lực để tăng trưởng 2 con số, nhưng để đảm bảo quá trình này diễn ra trong dài hạn chứ không phải là “ngôi sao một mùa”, TS Đặng Đức Anh cho rằng Nhà nước cần phải quản trị 5 lĩnh vực để đảm bảo tăng trưởng bền vững, kéo dài.
Thứ nhất, cần đảm bảo quá trình tăng trưởng đi liền với chuyển đổi mô hình phát triển, tránh việc dựa quá nhiều vào tăng trưởng vốn trong khi các yếu tố khác như năng suất, khả năng đổi mới sáng tạo bị lãng quên.
Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là một nền tảng cho tăng trưởng cao và bền vững trong bất kỳ thời điểm nào. Theo đó, Việt Nam cần thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để đảm bảo dòng tín dụng không đi vào vùng rủi ro cao, tạo ra bong bóng kinh tế.
Thứ ba, môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi cần phải được duy trì trong một thời gian dài, đặc biệt là đảm bảo những điều kiện như điện năng cũng như yếu tố cạnh tranh công bằng giữa các mô hình doanh nghiệp.
Thứ tư, đi liền với yếu tố tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng phải chú ý đến bình đẳng xã hội khi một số khu vực có tốc độ phát triển nhanh hơn những địa phương khác, dẫn đến tăng trưởng không tạo ra tăng năng suất lao động tương ứng.
Thứ năm, tăng trưởng cần phải đảm bảo vấn đề về môi trường. Việt Nam không thể tăng trưởng bằng mọi giá, dựa trên tận dụng tài nguyên và công nghệ lạc hậu, gây ra hệ lụy kinh tế lớn cho những giai đoạn sau.
Đồng tình với yếu tố phát triển bền vững (ở cả 4 góc độ: Kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường), TS. Cấn Văn Lực Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ băn khoăn về cụm từ "tăng trưởng cao". O· đặt vấn để: Chúng ta có nhất thiết phải tăng trưởng GDP 2 con số 10% mỗi năm từ nay đến năm 2045 không?
Ông cho biết, nhóm nghiên cứu BIDV đã tính toán mô hình tăng trưởng GDP rất cụ thể. Theo đó, giai đoạn tới (2026- 2030) giả sử GDP đạt 9% thì Việt Nam hoàn toàn đạt được chỉ tiêu trở thành nước có thu nhập cao đến năm 2030.

Sau đó giai đoạn từ 2031-2045. tăng trưởng bình quân 7,5%/năm thì đến năm 2045 sẽ đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 22.700 USD.
"Mức này hoàn toàn đủ để chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và đã tính đủ mức độ điều chỉnh kinh kỳ hàng năm hoặc 3 năm /lần của Ngân hàng Thế giới (WB)"- TS Cấn Văn Lực quả quyết.
Do đó, ông kiến nghị không nhất thiết phải đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số mà Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu trở thành một nước phát triển, thu nhập cao, vào năm 2045 như đã đề ra.
Để làm được điều đó, trước hết cần xác định cơ cấu nên theo hướng nào? Ví dụ, tỷ trọng nông nghiệp ngưỡng nào sẽ tốt cho Việt Nam? Để đặt ngưỡng đó, ngành Nông nghiệp cần tăng trưởng ở chỉ tiêu nào trong thời gian tới?
Tiếp đó là tình hiệu quả. sức chống chịu, tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Đặc biệt, không được quên yếu tố chất lượng. "Chúng tôi nghiên cứu mô hình của Hàn Quốc, Trong Quốc, Đài Loan. Thời kỳ tăng trưởng cao của Trung Quốc, hệ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong quá trình tăng trưởng kinh tế) không được tăng 4 lần tăng trưởng GDP. Nghĩa là tăng trưởng GDP 8-9-10% thì đầu tư toàn xã hội không được vượt quá 40% GDP", TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.
Đề xuất mô hình tăng trưởng, ông cho rằng, trước hết, phải đổi mới mô hình dựa nhiều vào vốn.
"Vốn hiện nay đóng góp 49- 50% cho tăng trưởng GDP, TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) khoảng 45%, lao động khoảng 5%. Chúng tôi mong muốn năng suất lao động giai đoạn 2026- 2030 phải tăng ít nhất 6,5 - 7%/năm, đến 2045 là 6,5%/năm.
Lúc này tương đương Đài Loan, chắc khó vượt Trung Quốc (giai đoạn cao năng suất lao động của Trung Quốc đóng góp 90% cho tăng trưởng GDP). Với TFP, chúng tôi kiến nghị phải đóng góp 55% cho giai đoạn tới (2026- 2030) và cao hơn 55- 60% đến năm 2045.,,"- Chuyên gia đề xuất cụ thể.
Thứ hai, thay vì 3 đột phá chiến lược như hiện nay (thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực) cần bổ sung thêm 2 đột phá là: Khoa học công nghệ, chuyển đổi số; Và chống lãng phí, ít nhất trong nhiệm kỳ tới sẽ đưa chống lãng phí là đột phá chiến lược.
Vấn đề thứ ba, thay vì thực hiện tuần tự mô hình "3i" theo kiến nghị của WB (Đầu tư; Nhập công nghệ thiết bị; Đổi mới sáng tạo), TS Lực đề xuất Việt Nam thực hiện "3i" luôn.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là huy động nguồn lực (tài chính, đất đai, thể chế, tiết kiệm chống lãng phí…), TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, nguồn lực từ thể chế, cơ chế chính sách là quan trọng nhất.
Về tài lực, nhắc lại đề xuất không nhất thiết phải tăng trưởng 2 con số mà vẫn đạt mục tiêu đề ra, TS. Cấn Văn Lực đề xuất vốn đầu tư so với GDP không nhất thiết phải bằng 40% GDP.
"Đây là mô hình cũ rồi, bây giờ phải hiệu quả hơn, ít vốn nhưng tăng trưởng cao, Chúng tôi kiến nghị tầm 37% là hoàn toàn khả thi với cách làm mới của chúng ta để đạt được tăng trưởng GDP như mong muốn", ông nhấn mạnh.
Đồng thời lưu ý, trong đổi mới mô hình tăng trưởng cần phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro trong quá trình tăng trường cao.
Bộ máy thực thi phải đạt tầm quốc tế
Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Nguyễn Sĩ Dũng quả quyết: Để GDP tăng trưởng 2 con số, chúng ta phải tháo gỡ nhiều "điểm nghẽn".
Trước hết, Việt Nam cần nhất quán trong việc lựa chọn mô hình Nhà nước. Hiện có bốn mô hình chính: Nhà nước điều chỉnh, Nhà nước phúc lợi, Nhà nước kiến tạo phát triển và Nhà nước phát triển thể chế kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam thực tế đang có sự lẫn lộn giữa các mô hình này.
"Nếu đã xác định theo hướng Nhà nước kiến tạo phát triển, thì phải kiên định và triển khai đồng bộ theo hướng kiến tạo, không thể chỉ "đồng hành"...", ông nhận định.

Đồng thời thẳng thắn cho rằng: "Đường lối hiện nay về cơ bản là đúng theo hướng kiến tạo, nhưng khâu thực thi lại thiếu một bộ máy hành chính đủ tinh gọn và tinh hoa."
"Trong bối cảnh yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ, nếu bộ máy không theo kịp, mọi nỗ lực sẽ chỉ dừng ở khẩu hiệu. Muốn chuyển đổi thành công, tiêu chuẩn bộ máy thực thi phải đạt tầm quốc tế..."- TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Một điểm nghẽn căn cơ khác được nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ ra là thể chế.
Theo ông, nếu không cải cách triệt để quy trình xây dựng pháp luật, chúng ta sẽ tiếp tục lúng túng trong thi hành.
"Việc "dịch" luật thành các văn bản dưới luật hiện nay về cơ bản là sai lệch, làm sai tinh thần của luật gốc. Doanh nghiệp khó vận hành vì bị trói bởi hệ thống pháp chế thiếu minh bạch và nhất quán – đây là điểm cần tháo gỡ khẩn thiết"- ông thẳng thắn đề nghị.
Với việc phân cấp, phân quyền hiện nay, TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng mới chỉ là phân cấp. Cụ thể, cấp trên chỉ mới giao việc cho cấp dưới, nhưng nếu bên trên chỉ "dồn" việc xuống mà không hỗ trợ nâng cao năng lực cho địa phương, thì sẽ dẫn đến rối loạn, không hiệu quả.
"Do đó, cần phải áp dụng mô hình phân quyền hiện đại. Đó là phân cấp bổ trợ, tức việc gì cấp dưới làm được thì giao cho cấp dưới, chỉ giữ lại ở cấp trên những gì họ không thể làm, tránh trùng lặp và lãng phí nguồn lực...", ông phân tích.
Cũng theo ông Dũng, "điểm nghẽn" cuối cùng được chỉ ra là thị trường tài sản mã hóa. Theo báo cáo năm 2023, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về khối lượng giao dịch tiền mã hóa - cho thấy đây là một không gian phát triển rất lớn. "Việc sớm triển khai thí điểm sẽ giúp tận dụng cơ hội, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp để kiểm soát và thúc đẩy lĩnh vực này...", chuyên gia đề nghị.
- Cùng chuyên mục
Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.
Sự kiện - 13/07/2025 16:30
Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe
Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.
Sự kiện - 13/07/2025 09:01
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh
Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.
Sự kiện - 11/07/2025 23:48
Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.
Sự kiện - 11/07/2025 19:20
Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA
Hội nghị đối thoại công - tư tại Đà Nẵng sẽ thông tin về tiềm năng, thách thức của thị trường EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
Sự kiện - 11/07/2025 07:00
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 10/07/2025 15:12
Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.
Sự kiện - 10/07/2025 13:46
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Phát triển kinh tế biển cần tạo ra 4 đột phá'
Bước vào kỷ nguyên tăng trưởng xanh, kinh tế biển Việt Nam đối mặt nhiều thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương. Quy hoạch không gian biển và hợp nhất địa giới hành chính mở ra cơ hội định hình hành lang sinh học, tiếp cận tổng thể các mô hình phát triển bền vững toàn cầu.
Sự kiện - 09/07/2025 12:15
Bí thư Hà Nội: Chính sách phải khả thi, đi vào cuộc sống
Bí thư Hà Nội cho rằng, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, phải thực sự đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 08/07/2025 14:06
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp bộ máy
Tổng Bí thư nêu rõ tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ và quản lý tài sản công liên quan sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 08/07/2025 06:45
Tạp chí Nhà đầu tư cùng nhà tài trợ trao 100 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng với nhà tài trợ đã trao 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai xã Nậm Cắn, Chiêu Lưu.
Sự kiện - 07/07/2025 20:06
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago