Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước rời rạc
Tại tọa đàm đối thoại chính sách "Định hướng và giải pháp cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đến năm 2045" do Đại học Kinh tế Quốc dân(NEU) phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức ngày 3/6 , PGS-TS. Phạm Thế Anh (NEU) nhận định, tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tư và hướng ra xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa hầu như chỉ gia công và lắp ráp;
Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước rời rạc; xuất khẩu phụ thuộc vào một số thị trường lớn…

Cũng theo PGS-TS. Phạm Thế Anh, dư địa tài khóa thực sự đã hạn hẹp khả năng tăng các sắc thuế trực thu hạn hẹp khi muốn khuyến khích đầu tư và tiêu dùng trong nước. Trong khi, nghĩa vụ trả nợ/Thu ngân sách ở mức cao.
"Chúng ta đang phải giải những bài toán chưa từng có tiền lệ, nên cần những nền tảng, giải pháp từ các chuyên gia để mọi thành phần kinh tế thực thi hiệu quả, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế bền vững",
Cùng với đó, dư địa tiền tệ cũng không khả quan hơn khi chính sách tiền tệ còn thiếu độc lập, đa mục tiêu và mang nặng tính hành chính; nền kinh tế phụ thuộc vào hệ thống tín dụng; lạm phát tiềm ẩn; giá nhà đất tăng phi mã; nội tệ mất giá; chính sách tiền tệ không có tính nghịch chu kỳ;
Chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát ở mức thấp; chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế ở mức thấp; dự trữ ngoại hối mỏng; chất lượng tín dụng thấp, chưa thực sự đi vào sản xuất, nợ xấu có xu hướng tăng; khả năng tuân thủ các chuẩn Basel II còn hạn chế; khó huy động vốn dài hạn…
"Chúng ta đang phải giải những bài toán" chưa từng có tiền lệ, nên cần những nền tảng, giải pháp từ các chuyên gia để mọi thành phần kinh tế thực thi hiệu quả, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế bền vững", ông Phạm Thế Anh phân tích.
3 kịch bản tăng trưởng đến năm 2045
Theo GS-TS. Trần Thị Vân Hoa, Trường Kinh tế và Quản lý công (NEU), Việt Nam có khát vọng vượt từ thu nhập trung bình thấp 4.110 USD/người năm 2024 lên ngưỡng thu nhập cao trên 26.835 USD/ dự kiến vào năm 2045.
"Đây là một thách thức trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc hành chính toàn diện, cũng như thực hiện cuộc cách mạng về thể chế, hạ tầng và công nghệ, giữa những căng thẳng thương mại toàn cầu…", GS-TS. Trần Thị Vân Hoa phân tích.

Bà cho biết, trên cơ sở tính toán cân nhắc, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2045.
Thứ nhất là kịch bản A với mô hình "khởi động nhanh". Kịch bản này gồm 3 giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn 2025-2029 với GDP 11%/năm, giai đoạn 2030-2037 với GDP 9%/năm, giai đoạn 2038-2045 với GDP 7-8%/năm.
Với kịch bản này, sẽ có ưu điểm là tận dụng động lực ban đầu, thời gian dài điều chỉnh, nhưng áp lực lớn và có thể gây "kiệt sức" tăng trưởng trong 5 năm đầu.
Dù kịch bản nào, giải pháp trọng tâm là phải hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển và thu FDI chất lượng cao.
Thứ hai là kịch bản B với mô hình "tăng tốc kéo dài". Kịch bản này cũng gồm 3 giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn 2025-2031 với GDP 11%/năm, giai đoạn 2032-2038 với GDP 8,5-9%/năm, giai đoạn 2039-2045 với GDP 6,5-7,5%/năm.
Với kịch bản này, ưu điểm là có thời gian chuẩn bị dài nên áp lực phân bổ đều, nhưng lại khó duy trì động lực tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Thứ ba là kịch bản C với mô hình "sóng tăng trưởng". Kịch bản này gồm 3 giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn 2025-2035 với 2 phân kỳ là 2025-2030 - phân kỳ chuẩn bị với GDP 8-10%/năm, 2031-2035 – phân kỳ tăng tốc với GDP 11-12%/năm. Giai đoạn 2036-2040 với GDP 8,5-9%/năm, giai đoạn 2041-2045 với GDP 6,5-7,5%/năm.
GS-TS. Trần Thị Vân Hoa nhận định, nên lựa chọn kịch bản C, do kịch bản này có giai đoạn chuẩn bị kéo dài đảm bảo nền tảng vững chắc, cải cách toàn diện, phù hợp với chu kỳ phát triển tự nhiên, giúp giảm rủi ro "sốc tăng trưởng" và mất cân đối.
"Dù kịch bản nào, giải pháp trọng tâm là phải hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao; đồng thời phải chuyển đổi số toàn diện, phát triển công nghiệp công nghệ cao… Điều này cần đến quyết tâm chính trị và đồng thuận toàn dân, ý chí vươn lên, tinh thần dân tộc….", bà Hoa bày tỏ.
- Cùng chuyên mục
Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.
Sự kiện - 15/07/2025 09:59
Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Sự kiện - 15/07/2025 08:53
Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội
Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.
Sự kiện - 15/07/2025 07:48
Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025
Sáng 14/7, "Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Sự kiện - 14/07/2025 20:01
Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số
Tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng hay bổ sung thêm động lực tăng trưởng? Có cần tăng trưởng GDP 2 con số để đạt mục tiêu trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045? Đâu là "điểm nghẽn" cần tháo gỡ…? Nhadautu.vn đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gian về vấn đề đang được quan tâm bàn thảo hiện nay.
Sự kiện - 14/07/2025 15:22
Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.
Sự kiện - 13/07/2025 16:30
Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe
Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.
Sự kiện - 13/07/2025 09:01
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh
Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.
Sự kiện - 11/07/2025 23:48
Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.
Sự kiện - 11/07/2025 19:20
Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA
Hội nghị đối thoại công - tư tại Đà Nẵng sẽ thông tin về tiềm năng, thách thức của thị trường EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
Sự kiện - 11/07/2025 07:00
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 10/07/2025 15:12
Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.
Sự kiện - 10/07/2025 13:46
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago