Quyết liệt với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025

THANH THANH- LINH LINH
06:30 15/02/2025

Tăng trưởng GDP 8% năm 2025 để tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030 được đánh giá là mục tiêu tham vọng nhưng không phải không đạt được nếu quyết tâm và có các giải pháp.

Nhadautu.vn xin chia sẻ ý kiến của các chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: "Phải thay đổi cách làm bằng cuộc Đổi mới lần hai"

Năm 2024 là năm nhiều khó khăn, nhưng chúng ta vẫn vượt mục tiêu. Đó là điều phấn khởi, đáng mừng. Nhưng "vui vừa thôi" bởi mức tăng trưởng này đã đạt mục tiêu phát triển như Tổng Bí thư Tô Lâm nói chưa?

Mục tiêu của chúng ta là xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. 

TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Linh Chi

Để đạt được mục tiêu đó, GDP bình quân đầu người vào năm 2030 ước đạt khoảng 7.500 USD/năm và đến năm 2045 là khoảng 13.000 -15.000 USD/ người/năm, có nghĩa phải tăng lên gấp ba so với hiện nay (khoảng 4.800 USD/người/năm). Điều này có nghĩa, ngay từ giờ chúng ta phải phấn đấu để trong 20 năm tới tăng trưởng luôn đạt ở mức 2 con số. Vì vậy, tôi mới nói "vui vừa thôi" vì nhiệm vụ còn lại tới năm 2045 là rất nặng nề.

Đặc biệt, ngay từ năm 2025 chúng ta phải có một thay đổi lớn, tạo bước ngoặt để đạt được mục tiêu chiến lược, mục tiêu của quy hoạch quốc gia, mục tiêu và khát vọng của 2030 và 2045. Trong đó có một mục tiêu rất quan trọng, đó là tăng trưởng GDP ở mức cao. Vì không làm ra tiền, không có tăng trưởng cao thì không làm được gì.

Nhìn lại 4 thập kỷ Đổi mới, đất nước đã đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, thế và lực tăng lên, nhưng cứ sau mỗi thập kỷ tăng trưởng GDP lại một lần suy giảm. Thập kỷ đầu tiên GDP tăng 7,6%, thập kỷ thứ hai tăng 6,6%, 10 năm tiếp theo tăng 6,32%. Và nếu năm 2025 GDP tăng được 7-7,5% thì GDP trung bình của thập kỷ thứ 4 này chỉ ở mức 5,9%-6%. Như vậy vẫn tiếp chiều đi xuống. Nếu tăng trưởng chỉ quanh ở các mức này cũng không đủ để đạt được mục tiêu của năm 2030 -2045. Và nguy cơ tụt hậu về công nghệ, về kinh tế và rất rất nhiều thứ ngày càng xa thêm.

Đất nước muốn trở nên lớn mạnh, hùng cường, và thịnh vượng thì không thể không thúc đẩy tăng trưởng và tăng trưởng phải đạt hai con số để tạo đà, tạo lực, tạo thế, cho giai đoạn tiếp theo.

Nhìn thẳng vào thực tế, thấy được những gì đang diễn ra là rất quan trọng. Bởi 2025 là năm cuối phải bứt tốc để đạt kế hoạch 5 năm 2021-2025, để đạt được mục tiêu của chiến lược 10 năm 2021-2030, cũng là năm có Đại hội Đảng lần thứ XIV, xây dựng định hướng và kiến tạo chiến lược phát triển cho giai đoạn tới.

Mục tiêu đã rõ, khát vọng đã có, kỳ vọng đang nhen lên. Rõ ràng phải có sự thay đổi, đột phá và bứt tốc tạo nên bước ngoặt để bật đi lên đạt mục tiêu và khát vọng, để dân tộc vươn mình trong kỷ nguyên mới. ..

Tổng bí thư Tô Lâm đã nói: "Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm và hoàn toàn có cơ sở để làm được…" Chúng ta đã gặt hái được những thành tựu quan trọng từ công cuộc Đổi mới gần 40 năm trước. Để đạt mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo, theo tôi, phải thay đổi cách làm bằng cuộc Đổi mới lần hai, ngay từ năm 2025 này…

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia: "Đột phá về thể chế sẽ tạo cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng nhanh…"

Nhóm nghiên cứu BIDV đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP cho năm nay. Ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8%; Kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9 - 9,5% và kịch bản tiêu cực (20%) thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo ở mức 7 - 7,5%.

Như vậy mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam trong năm nay có nhiều khả năng đạt được. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng là phải đột phá về thể chế, cách mạng về tinh gọn tổ chức - bộ máy, chống lãng phí…, và phải thực hiện nhanh.

Đó là sớm hoàn thành các đề án sáp nhập, cơ cấu lại, tinh gọn tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ, chất lượng và thực chất. Song song với đó là đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, nhất là lãng phí, tập trung vào 5 lĩnh vực gồm: đất đai, bất động sản, tài sản công, đầu tư công và tài nguyên.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia.

Chính phủ cũng cần thực thi cơ chế, chính sách đột phá để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ tâm và tầm, tinh thần trách nhiệm cao cùng với tiến trình cải cách tiền lương, cơ chế, chính sách tạo động lực, bảo vệ cán bộ dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Song song đó, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bình ổn tỷ giá, bình ổn thị trường tài chính - tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội…

Tôi tin rằng, với những thành công quan trọng ban đầu, đột phá về thể chế sẽ tạo cơ sở để niềm tin của doanh nghiệp và người dân được củng cố mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng nhanh…

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW: "Khoán tăng trưởng cho các địa phương nhưng phải triệt để phân cấp phân quyền…"

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 25/2025/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Có thể nói, đây là phương thức điều hành kinh tế vĩ mô đúng theo yêu cầu phân cấp mạnh, toàn diện cho địa phương theo hướng "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Phải nói rõ, theo các quy hoạch phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương đều đặt mục tiêu tăng trưởng trên 10%. Các quy hoạch cũng đã xác định các nhiệm vụ đột phá, các định hướng phát triển ngành, vùng, cùng danh mục dự án đầu tư ưu tiên… để đạt được mục tiêu tăng trưởng nói trên. Như vậy, trên thực tế, các địa phương đã đặt mục tiêu tăng trưởng cao và nhận thức rõ nhiệm vụ phải thực hiện.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW. Ảnh: Dân Trí

Nhưng, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 25/2025/NQ-CP, một mặt triển khai cơ chế "khoán tăng trưởng", xác định trách nhiệm thực thi, cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương, nhưng mặt khác, cũng xác định trách nhiệm của Chính phủ trong hỗ trợ địa phương đạt các mục tiêu tăng trưởng. Vì nếu phần lớn các địa phương đạt tăng trưởng GRDP trên 8% và cao hơn trong năm nay, thì GDP cả nước chắc chắn đạt trên 8% và cao hơn. Tương tự, nếu muốn tăng trưởng 2 con số trong các năm tiếp theo, thì phần lớn địa phương cũng phải có được mức tăng trưởng GRDP trên 10%...

Nhưng mục tiêu cao cũng đòi hỏi động lực hợp lý và không gian đủ rộng để các địa phương phát huy tài năng và thực thi nhiệm vụ được giao. Không gian ở đây chính là việc thực hiện phân cấp triệt để, toàn diện cho địa phương theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Điều này có nghĩa là, địa phương không chỉ được quyết "làm gì", mà có quyền quyết cả "làm thế nào" mà không phải xin ý kiến, không cần chấp thuận, hay phê duyệt của cơ quan trung ương, cơ quan cấp trên. Địa phương cần được xác định rõ là được quyền áp dụng, thực thi linh hoạt quy định pháp luật. Nghĩa là, trường hợp quy định pháp luật về cùng một vấn đề có sự chồng chéo, khác nhau…, thì được quyền chọn quy định phù hợp nhất để áp dụng giải quyết vấn đề liên quan. Trường hợp pháp luật chưa quy định, hoặc quy định chưa rõ ràng, thì được quyền áp dụng cách thức hợp lý, hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề liên quan…

Ngoài ra, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp chính quyền cũng phải được quy định rõ là theo mục tiêu, theo kết quả và hiệu quả tổng thể, không đánh giá theo quy trình, quy định; không vì một thất bại hay không thành công tại một dự án, mà phủ nhận kết quả đạt được mục tiêu tổng thể thể hiện qua các chỉ tiêu nói trên…

  • Cùng chuyên mục
'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện

'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện

Chiếm 83% thị phần xe máy xăng tại thị trường Việt Nam, “ông vua” xe máy Honda dường như "chậm chân" với xe máy điện khi mới đưa ra thị trường 2 mẫu ICON e: và CUV e:.

Đầu tư - 19/07/2025 07:19

Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI

Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI

Với chiến lược thu hút đầu tư bài bản và những chính sách hỗ trợ hiệu quả, Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” FDI, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đầu tư - 18/07/2025 14:00

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Đầu tư - 18/07/2025 13:13

Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh

Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh

Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư của khu vực FDI có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đầu tư - 18/07/2025 10:31

Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị

Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị

Dự án điện gió Lệ Thủy 4 do Viettel đề xuất tại Quảng Trị có công suất 198Mw, với 4 nhà máy điện gió riêng biệt, tổng mức đầu tư 317 triệu USD.

Đầu tư - 18/07/2025 10:26

TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới

TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới

Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.

Đầu tư - 18/07/2025 09:37

Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược

Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược

Bên cạnh công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được kỳ vọng sẽ chuyển mình với các dự án bất động sản quy mô lớn vừa được chấp thuận đầu tư.

Đầu tư - 18/07/2025 09:32

Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không

Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không

Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.

Đầu tư - 18/07/2025 08:00

TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn

TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn

TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.

Đầu tư - 17/07/2025 20:20

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.

Đầu tư - 17/07/2025 06:45

Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI

Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI

Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp vẫn là kênh chủ đạo giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, bất chấp biến động kinh tế thế giới.

Đầu tư - 17/07/2025 06:45

Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán

Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán

Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.

Đầu tư thông minh - 16/07/2025 07:00

Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng

Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng

Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 21.178 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/07/2025 06:45

AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư

AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư

Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.

Đầu tư thông minh - 15/07/2025 07:00

 Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực

Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực

Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.

Đầu tư - 15/07/2025 06:45

Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số

Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.

Đầu tư - 14/07/2025 14:14