Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 chỉ đạt 6,7%
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 đạt 6,7% trong năm 2025 song các chuyên gia Standard Chartered vẫn lưu ý Việt Nam vẫn cần thận trọng.
Theo báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 7,5% trong nửa đầu năm và ở mức 6,1% trong nửa cuối năm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 là 6,7%, nhờ hoạt động kinh doanh gia tăng và đầu tư nước ngoài bền vững.
Theo Standard Chartered, GDP của Việt Nam ước tính đã tăng 7,1% trong năm 2024, tăng trưởng khá so với mục tiêu 6,5% của chính phủ, nhờ chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng và doanh số bán lẻ tăng mạnh. Tuy nhiên, số liệu gần đây cho thấy sự chững lại, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, vẫn đang gặp khó khăn mặc dù có những dấu hiệu phục hồi ban đầu.
Lạm phát ở mức 3,6% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 1/2025, đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp dưới mức 4%. Theo Tổng cục Thống kê, giá cả vận chuyển và thực phẩm tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những yếu tố chính thúc đẩy tốc độ lạm phát trong tháng 1.
Áp lực lạm phát có thể gia tăng vào năm 2025 do giá cả tăng trong các lĩnh vực y tế, nhà ở, vật liệu xây dựng, và thực phẩm. Ngân hàng trung ương có khả năng đối mặt với những thách thức nếu lạm phát tăng vào quý II/2025, điều này có thể làm phức tạp nỗ lực phục hồi kinh tế
Theo các chuyên gia kinh tế của Standard Chartered, chỉ số giá tiêu dùng CPI, lạm phát sẽ tiếp tục tăng hàng năm trong những năm tới.
Các chỉ số vĩ mô quan trọng khác trong tháng 1 cho thấy sự điều chỉnh trong dữ liệu trong và ngoài nước; tuy nhiên, xuất khẩu hàng điện tử vẫn tiếp tục cải thiện.
Việt Nam duy trì thặng dư thương mại lớn với thị trường Mỹ, và trong bối cảnh mới có thể chịu sự giám sát chặt chẽ hơn. Trong khi cán cân thương mại vẫn ổn định, một số rủi ro vẫn tồn tại: thặng dư thương mại hàng tháng đang giảm gần đây; các thay đổi về quy định được đề xuất có thể khiến một số hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam", ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng; làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu sang Việt Nam cũng có thể làm dấy lên lo ngại về tình trang dư cung và áp lực giá cả.
Đồng Việt Nam (VND) vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ, giúp hạn chế biến động tỷ giá trong ngắn hạn. Dù thâm hụt tài khóa duy trì ở mức trung bình khoảng 2% GDP suốt hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng vững chắc. Ngân hàng trung ương có thể cần tăng cường dự trữ ngoại hối để tránh VND tăng giá quá mức.
![](https://i.ex-cdn.com/nhadautu.vn/files/content/2025/02/07/tim-leelahaphan-1559.jpg)
Du lịch được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính, nhờ lượng khách quốc tế gia tăng và sự trở lại của du khách Trung Quốc. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng dự báo ở mức 16,0% trong năm 2025, các khoản vay đã tăng 15,1% vào năm 2024, dù hoạt động cho vay vẫn diễn ra một cách thận trọng.
Lãi suất thấp hơn ở Mỹ có thể giúp hạn chế dòng vốn rút khỏi Việt Nam. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa - đặc biệt dầu - tiếp tục là một rủi ro đáng lo ngại.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế cấp cao Việt Nam và Thái Lan, ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ, Chính phủ đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, điều này có thể giúp duy trì lãi suất thấp trong ngắn hạn.
"Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lãi suất sẽ dần trở lại mức bình thường vào quý 2, với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tăng thêm 50 điểm cơ bản trong quý 2 năm 2025. Lạm phát, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và diễn biến của VND sẽ đóng vai trò quan trọng, trong đó các quyết định chính sách tiền tệ của NHNN sẽ là yếu tố then chốt để duy trì ổn định kinh tế và tăng trưởng trong năm 2025. Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai", vị này nói.
Chính phủ điều chỉnh tăng trưởng GDP 8% trở lên, CPI 4,5- 5%
Được biết, năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030,
Tại nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025, Chính phủ cũng khẳng định mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Tại văn bản này, Chính phủ đề nghị các ngành, lĩnh vực và địa phương khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng của ngành, lĩnh vực hằng tháng, hằng quý; đối với chỉ tiêu tăng trưởng GRDP, chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê, trên cơ sở số liệu GRDP năm 2024 đã công bố, rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng.
Liên quan vấn đề này, sáng 7/2, Ủy ban Kinh tế Quốc hội của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 21, thẩm tra tờ trình về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên của Chính phủ.
Chủ nhiệm Hồng Thanh nêu rõ, năm 2025 việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu sẽ bù lại cho các năm trước đó, 2025 cũng là năm tăng tốc về đích. Bên cạnh thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, cần đánh giá để tìm ra cơ hội mới cho tăng trưởng 8% trở lên.
"Chính phủ đã có tờ trình đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu theo tinh thần đổi mới, tăng trưởng 8% trở lên, CPI ở mức 4,5- 5%, vậy biện pháp thế nào để kiểm soát lạm phát? Có thể phải huy động thêm các nguồn lực thì phải tháo trần nợ công, nợ nước ngoài ở ngưỡng vượt cảnh báo khoảng 5% GDP", ông Thanh nói.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn; sức mua thị trường còn yếu, phục hồi chậm. Việc triển khai một số dự án hạ tầng trọng điểm còn vướng mắc, chưa triệt để; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Thể chế, pháp luật vẫn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, gây cản trở phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân…
"Tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh", Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.
Trong các điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ yêu cầu phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng.
Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, TP.HCM, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước; có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về Trung ương.
- Cùng chuyên mục
Ông Lê Trung Chinh làm Bí thư Đảng ủy UBND TP. Đà Nẵng
Ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND thành phố.
Sự kiện - 07/02/2025 11:01
Nhiều lãnh đạo ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thống nhất đơn xin nghỉ hưu trước tuổi đối với 21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và huyện thuộc diện Ban Thường vụ quản lý.
Sự kiện - 07/02/2025 08:13
Quảng Ninh đưa phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm khu vực cửa khẩu vào hoạt động
Ngày 6/2, tại Móng Cái, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Việt Nam) và Tập đoàn Kiểm nghiệm Trung Quốc, qua đại diện là Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc), đã chính thức ký kết hợp đồng nghiệm thu và bàn giao một cơ sở mới dành cho công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm nông sản và thực phẩm tại cửa khẩu Bắc Luân II.
Sự kiện - 07/02/2025 08:12
Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp
Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và áp dụng chính sách thu phí 0 đồng với dịch vụ công trực tuyến.
Sự kiện - 07/02/2025 06:27
Sẽ phân vùng không gian ngầm TP. Hà Nội theo chức năng sử dụng
Bộ Xây dựng muốn ưu tiên sử dụng không gian ngầm xây dựng công trình ngầm thuộc danh mục các công trình được khuyến khích đầu tư xây dựng và phân vùng chức năng không gian ngầm của thủ đô Hà Nội.
Sự kiện - 06/02/2025 22:25
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện giải pháp lấy nước sông Hồng 'hồi sinh' sông Tô Lịch
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa giao các sở ngành thực hiện 2 giai đoạn lấy nước từ sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.
Sự kiện - 05/02/2025 22:34
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên
Chiều 5/2, trong chương trình công tác tại tỉnh Hà Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên trên điểm cao 468, thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.
Sự kiện - 05/02/2025 21:02
'Kinh phí trả cho cán bộ tinh giản thấp hơn tiền lương công tác trong 5 năm'
Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, kinh phí chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn, sắp xếp bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.
Sự kiện - 05/02/2025 18:29
Thủ tướng: Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Thủ tướng chỉ đạo, tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên năm 2025 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Sự kiện - 05/02/2025 14:13
Chính phủ trình thành lập 6 bộ mới có tên như thế nào?
Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm: 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Sự kiện - 05/02/2025 10:49
Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới…
Sự kiện - 05/02/2025 10:40
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự
Tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Sự kiện - 05/02/2025 06:53
EVN và Petrovietnam làm chủ đầu tư 2 dự án nhà máy điện hạt nhân
Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Sự kiện - 04/02/2025 13:56
Thủ tướng: Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề 'quốc gia đại sự', nhạy cảm
Thủ tướng đánh giá phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, vấn đề khó, nhạy cảm nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng.
Sự kiện - 04/02/2025 10:45
Trình Quốc hội bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC
Chính phủ vừa trình Quốc hội về phương án đầu tư bổ sung thêm 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trong giai đoạn 2024-2026.
Sự kiện - 04/02/2025 10:05
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 5 day ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 month ago