Kịch bản tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên năm 2025 như thế nào?
Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên đã được Chính phủ trình Quốc hội.
Sáng 12/2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình "Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên".
Kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025
Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, bối cảnh, tình hình năm 2025 dự báo tiếp tục bám sát các xu thế lớn đã được Trung ương, Quốc hội thảo luận, thống nhất. Thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, có thể tác động không nhỏ đến kinh tế nước ta.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). "Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh", Bổ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025 gồm: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên). Các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; công nghiệp - xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD.
Các động lực tăng trưởng: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD); trong đó đầu tư công khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790,7 nghìn tỷ đồng), đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD;
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.
Vị Bộ trưởng cũng báo cáo các điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng, các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện thể chế, pháp luật; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; về thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo; về thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch; về xuất khẩu; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến....
Chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia
Trình bày báo cáo thẩm tra đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong tờ trình, báo cáo của Chính phủ.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2025 chưa có nhiều khởi sắc, tháng 1/2025 ghi nhận 58.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 1/2025 chỉ tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI ở mức dưới 50 điểm trong 2 tháng liên tiếp, cho thấy các điều kiện kinh doanh của khu vực sản xuất ở Việt Nam thu hẹp.
Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của đề án, đặc biệt cần chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công.
Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%, cao hơn bình quân chung năm 2023 (2,71%), cho thấy áp lực lạm phát là đáng kể. Do đó, đề nghị có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Về đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về bội chi và nợ công, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đề xuất này là cần thiết để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thanh đề nghị làm rõ kế hoạch sử dụng số bội chi, nợ công tăng thêm trong trường hợp điều chỉnh; đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý nợ công; quyết liệt điều hành để bảo đảm bội chi, nợ công
Ủy ban Kinh tế cho rằng, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt kết luận Trung ương.

Chính phủ cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phản ứng chính sách; tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.
Cùng với đó có giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm an sinh xã hội, an ninh tài chính quốc gia trong trường hợp nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng CPI, bội chi, nợ công.
"Có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm. Có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy "đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư"; lưu ý giải quyết các tồn tại trong giải ngân đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nghiên cứu, bổ sung các chính sách cụ thể về tiền tệ, tài khóa để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa....", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói.
- Cùng chuyên mục
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Với tỷ lệ tán thành chiếm 96,86% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Sự kiện - 18/02/2025 11:05
Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan trả lời kiến nghị của GS. TSKH Nguyễn Mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các Bộ, cơ quan liên quan có văn bản phúc đáp GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) về một số kiến nghị như: Việc hợp nhất Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính; chính sách ưu đãi về tín dụng cho doanh nghiệp trong nước; chính sách tài chính, thuế và kinh nghiệm xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao.
Sự kiện - 18/02/2025 10:04
Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố hàng loạt quyết định về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt.
Sự kiện - 18/02/2025 07:37
Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam
Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản trình bày về một số kế hoạch đầu tư tại Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sự kiện - 18/02/2025 07:33
Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 17/02/2025 20:35
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghiên cứu khoa học có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết thí điểm sẽ cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng.
Sự kiện - 17/02/2025 16:43
Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng
Việc tăng vốn cho VEC là từ nguồn vốn đầu tư công giao kế hoạch cho Bộ Giao thông Vận tải và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư, nên không làm phát sinh chi ngân sách nhà nước và nợ công.
Sự kiện - 17/02/2025 16:21
Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ (KH&CN) được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Sự kiện - 17/02/2025 14:27
Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ
Trong tuần này, Quốc hội Quốc hội sẽ xem xét quyết định các nội dung quan trọng về công tác nhân sự, số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng thành viên Chính phủ.
Sự kiện - 17/02/2025 06:46
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối
Sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối, gồm 26 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Bộ cũng được đề xuất giao 45 nhóm nhiệm vụ.
Sự kiện - 16/02/2025 15:28
Mức đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thấp hơn nhiều quốc gia
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh, mức đầu tư Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khoảng 15,96 triệu USD/km đang thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự kiện - 16/02/2025 09:23
Tổng Bí thư: Lựa chọn công nghệ, mình đi sau phải biết 'đi tắt đón đầu'
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng "Lựa chọn công nghệ gì? Mình đi sau phải biết đi tắt đón đầu. Thế giới người ta phát triển rồi mà mình còn không biết người ta đi đến đâu, mình đi theo người ta thì lúc nào cũng đi sau".
Sự kiện - 15/02/2025 15:39
[Café Cuối tuần] Đồng tiền hai mặt
Nhìn về mặt tích cực, chúng ta cần chấp nhận rủi ro để không bị bỏ lại phía sau. Một nền kinh tế không dám mở rộng, không dám chấp nhận thử nghiệm những điều mới mẻ, thì mãi mãi chỉ là kẻ đi sau.
Sự kiện - 15/02/2025 10:44
Tập đoàn SK muốn đầu tư hạ tầng điện khí LNG, lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam
Tập đoàn SK mong muốn hợp tác với phía Việt Nam triển khai các giải pháp năng lượng kết hợp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực.
Sự kiện - 14/02/2025 19:43
15 lãnh đạo cấp phòng Công an Đà Nẵng nghỉ hưu trước tuổi
Công an TP. Đà Nẵng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với 6 trưởng phòng, 9 phó phòng của Công an thành phố.
Sự kiện - 14/02/2025 13:20
Áp dụng chỉ định gói thầu 'chìa khóa trao tay' đẩy nhanh dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
Ủy ban KH,CN&MT cho biết việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 14/02/2025 10:41
- Đọc nhiều
-
1
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
-
2
Nhà nước cần hỗ trợ gần 890 triệu USD cho 2 dự án đường sắt
-
3
Kinh doanh hộp mù: từ trào lưu tới mô hình bền vững
-
4
Nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm cơ hội mới tại thị trường tỉnh
-
5
Tổng Bí thư: Tăng trưởng mấy con số nhưng đời sống không nâng lên thì tăng trưởng đi đâu?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 2 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 2 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago