Doanh nghiệp cần trợ lực để đóng góp vào tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (DN) đang chậm lại, năm 2024 chứng kiến số DN thành lập mới giảm, số DN tạm ngừng kinh doanh tăng mạnh… DN đang cần trợ lực để bứt phá, đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng GDP 8% của năm 2025
Tốc độ tăng doanh nghiệp đang chậm lại
Đánh giá “bức tranh” DN năm 2024, Tổng cục Thống kê (TCTK) chỉ ra 3 “điểm sáng”. Một là, các chính sách hỗ trợ DN đã có những tác động tích cực đến tâm lý của người dân và cộng đồng DN, được phản ánh qua số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2024 vẫn đạt mức cao, gấp 1,2 lần số DN rút lui khỏi thị trường.
Hai là, số DN quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, vượt mức 70 nghìn DN tái gia nhập thị trường trong một năm.
Ba là, các DN đang hoạt động trong nền kinh tế đẩy mạnh việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hơn so với năm trước: số vốn đăng ký bổ sung của DN đang hoạt động vào nền kinh tế trong năm 2024 đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2023.
“Đây là một trong những dấu hiệu tích cực, các DN đang hoạt động là những DN đã có trải nghiệm, thích nghi trong nền kinh tế, khi bỏ vốn kinh doanh đồng nghĩa với việc đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh…”- Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCTK nhận định.
Theo số liệu của TCTK, năm 2024, cả nước có hơn 157.240 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.54 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 1 triệu lao động, giảm 1,4% về số DN, giảm 1,8% về vốn đăng ký và giảm 5,4% về số lao động so với năm trước.
Trong khi đó, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là hơn 100 nghìn DN, tăng 12,4% so với năm trước; gần 76,2 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 16,3%; hơn 21,6 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 20,0%. Bình quân một tháng có gần 16,5 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, bức tranh DN năm 2024 vẫn còn một số điểm đáng lưu tâm: DN vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi nguồn lực của người dân, DN có dấu hiệu suy giảm sau nhiều biến động tiêu cực. Số DN thành lập mới trong năm 2024 giảm 1,4% so với năm 2023. Trong 02 tháng cuối năm 2024, số DN gia nhập thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Khó khăn của DN đến từ việc giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại điện tử cũng khiến nhiều cá nhân không lựa chọn thành lập DN mà chỉ cộng tác và tham gia vào khâu trung gian bán hàng trên những nền tảng số, sàn thương mại điện tử để giảm chi phí hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận.
Con số DN tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100 nghìn DN, phần nào cho thấy những khó khăn của DN vẫn còn hiện hữu. Bên cạnh đó, sức mua và nhu cầu trong nước giảm cũng khiến các DN gặp khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Điều này dẫn đến nhiều DN phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.
Cùng với đó, các vùng động lực quan trọng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và 2 cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có sự sụt giảm về số DN thành lập mới trong năm 2024.
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) bày tỏ lo ngại về sự chậm lại của tốc độ tăng số lượng DN. Bà dẫn chứng: Giai đoạn trước đại dịch, tỷ lệ DN gia nhập mới trên số DN rút lui thường là 3 lần, nhưng năm 2023, tỷ lệ này là 1,26 và năm 2024, theo số liệu cập nhật, giảm xuống còn 1,18 lần.
“Điểm nghẽn lớn nhất là thể chế, từ văn bản đến thực thi. Thậm chí, việc sửa đổi, tháo gỡ các điểm nghẽn cũng tạo nên thách thức lớn cho hoạt động của DN khi thiếu sự tổng thể, vẫn là ngành nào sửa ngành đó…” Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) nhấn mạnh.
Chia sẻ những khảo sát về môi trường kinh doanh của CIEM, Nguyễn Minh Thảo cho biết, DN thường hoạt động đa ngành, nên dù có hưởng lợi nhờ sự thông thoáng của một ngành, thì sẽ gặp khó khi vướng mắc vẫn còn ở các ngành khác.
“Ở địa phương, chia sẻ của nhiều DN cũng cho thấy sự chậm lại trong cải cách, không thấy nhiều sáng kiến cải cách như giai đoạn trước”- Chuyên gia lo ngại.
Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh
Tại Hội thảo Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025 được tổ chức mới đây, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 của nhóm chuyên gia nghiên cứu tại BIDV. Theo đó, ở kịch bản tốt nhất, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới đạt được 8%, .kịch bản trung bình chỉ đạt 7,5%/ Mục tiêu tăng trưởng hai con số sẽ bắt đầu từ năm 2026.
Phân tích bối cảnh thế giới, chuyên gia đến từ BIDV cho biết, đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 37-40% GDP, trong đó khu vực tư nhân chiếm 56%. Tiêu dùng cuối cùng, bao gồm cả tiêu dùng của người dân và Chính phủ, đang chiếm khoảng 62,5% GDP. “Quan điểm của tôi là động lực tăng trưởng năm nay sẽ dựa vào nội lực”, TS. Lực phân tích.
Khẳng định tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân trong nước, nhưng chuyên gia tỏ ra băn khoăn khi có quá nhiều thách thức mà DN đang đối mặt.
Kết quả khảo sát của TCTK cho thấy để hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động SXKD của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong các quý tiếp theo, có 4 vấn đề DN cần được tháo gỡ.
Thứ nhất, để giảm áp lực chi phí đầu vào của DN và tạo điều kiện cho DN có nguồn vốn SXKD, 42,0% DN kiến nghị nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất chế biến thực phẩm có tỷ lệ DN kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao nhất với 50,3%; thứ hai là ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) với 50,1%; thứ ba là ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác với 47,3%.
Theo địa phương, có tới 36/63 địa phương có tỷ lệ DN kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao hơn mức bình quân chung của cả nước (42,0%).
Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có tỷ lệ DN kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao gồm: TP. Hồ Chí Minh 51,6%; Hà Nội 48,8%; Bắc Ninh 40,5%; Đồng Nai 35,6%.

Thứ hai, có 33,3% DN kiến nghị Nhà nước cần có các biện pháp nhằm bình ổn giá nguyên vật liệu và năng lượng để DN yên tâm sản xuất.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại có 40,2% DN mong muốn được hỗ trợ bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng; ngành sản xuất chế biến thực phẩm với 37,3%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) với 35,0%.
Theo địa phương, có 32/63 địa phương có tỷ lệ DN mong muốn được hỗ trợ bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng cao hơn mức bình quân chung của cả nước (33,3%).
Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có tỷ lệ DN mong muốn được hỗ trợ bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng cao gồm: Hà Nội 36,7%; Bắc Ninh 33,6%; TP. Hồ Chí Minh 28,1%; Bình Dương và Đồng Nai lần lượt là 26,0% và 21,6%.
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính bao gồm việc rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính có 25,2% DN kiến nghị, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như ngành sản xuất phương tiện vận tải khác với 32,4%; ngành sản xuất thiết bị điện với 31,5%; ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học với 30,7% DN kiến nghị.
Thứ tư, DN kiến nghị Nhà nước có chính sách cụ thể đối với việc thuê đất dùng cho SXKD của DN, hạn chế việc gia tăng gánh nặng cho DN do giá thuê đất trong năm 2024 tăng cao, đặc biệt là các DN vùng Đông Nam bộ như TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ DN kiến nghị là 18,5%; Đồng Nai 24,1%.
Ngoài các kiến nghị trên, các DN sản xuất vật liệu xây dựng kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương có chính sách thúc đẩy hoạt động xây dựng phát triển để hỗ trợ các DN sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất thép nói riêng có thị trường đầu ra ổn định, lâu dài.
“Trong các kịch bản tăng trưởng, nếu không thúc đẩy sự gia tăng của khu vực DN nhân, thì các mục tiêu sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí, bài toán tăng trưởng trên 8% và cao hơn sẽ rất thách thức…”- TS Cấn Văn Lực lưu ý.
- Cùng chuyên mục
Nghệ An đề xuất đầu tư gần 22.000 tỷ làm cao tốc nối Lào
Để phát huy hiệu quả đầu tư, sớm hoàn thành toàn bộ dự án theo quy hoạch, Sở Xây dựng Nghệ An đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn (đoạn Vinh - Thanh Thuỷ) có quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, với tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 17/04/2025 17:01
Quảng Nam 'tìm lời giải' cho hàng trăm dự án chậm tiến độ
Đối diện với hàng trăm dự án chậm tiến độ, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa các dự án hoàn thành.
Đầu tư - 17/04/2025 17:00
Kim Long Motor đề xuất làm dự án nhà ở xã hội gần 580 tỷ ở Huế
CTCP Kim Long Motor Huế vừa đề xuất với Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp TP. Huế về việc đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Đầu tư - 17/04/2025 13:46
Khuyến khích Amkor Technology mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khuyến khích Tập đoàn Amkor Technology tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam và mở rộng hoạt động đóng gói tiên tiến, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đầu tư - 17/04/2025 08:17
Những khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam 2025
Tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 cao hơn cùng kỳ trong 5 năm gần đây và cao hơn kịch bản tăng trưởng ban đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế đang phải đối mặt nhiều hạn chế, bất cập và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro lớn...
Đầu tư - 17/04/2025 08:15
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước.
Đầu tư thông minh - 17/04/2025 07:00
Bất động sản Khánh Hòa chờ sức bật từ loạt dự án nghìn tỷ
Hàng loạt dự án lớn ở Khánh Hòa đang được đề xuất thực hiện kỳ vọng tạo ra động lực lớn cho thị trường bất động sản, tạo nguồn cung ổn định, thúc đẩy giao dịch.
Đầu tư - 17/04/2025 06:30
Dự kiến lấn 127ha biển để xây sân bay Lý Sơn
Cảng hàng không Lý Sơn theo dự kiến có diện tích hơn 161ha, bao gồm diện tích xây dựng sân bay và hạ tầng kỹ thuật kèm theo. Trong đó, phần diện tích lấn biển hơn 127ha.
Đầu tư - 16/04/2025 18:34
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI
GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục là một ngoại lệ tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa bối cảnh toàn cầu và khu vực nhiều biến động.
Đầu tư - 16/04/2025 17:08
Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam vừa công khai loạt dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.
Đầu tư - 16/04/2025 14:16
Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Có gần 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 16/04/2025 14:15
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ
Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.
Đầu tư - 16/04/2025 13:03
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe
Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.
Đầu tư - 16/04/2025 13:00
InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife
Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.
Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago