Tổng Bí thư: Tăng trưởng mấy con số nhưng đời sống không nâng lên thì tăng trưởng đi đâu?

BẢO LÂM
17:30 13/02/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm băn khoăn: "Chúng ta nói tăng trưởng mấy con số, nhưng đời sống người dân không được nâng lên thì tăng trưởng đó đi đâu?".

Ngày 13/2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tinh gọn bộ máy để thúc đẩy phát triển đất nước

Thảo luận tại tổ Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng với sự đồng tình, thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đã được triển khai. Việc tinh gọn bộ máy để giảm chi thường xuyên chỉ là một phần, mục tiêu lớn hơn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy phát triển đất nước trong giai đoạn tới.

Bộ máy hiện còn cồng kềnh, nhiều lĩnh vực chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan phân định chưa rõ ràng, do đó việc rà soát, sắp xếp là rất cần thiết. Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy rất được đồng tình, hợp lòng dân, nếu không có sự đồng tình đó thì rất khó thực hiện", Tổng Bí thư nói.

Ông cũng cho rằng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy để điều hành, đưa đất nước phát triển, song tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với nâng cao đời sống người dân, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên mọi phương diện.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận tổ 1. Ảnh: Phạm Thắng.

"Điều đó mới thể hiện được hiệu năng, hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Chúng ta nói tăng trưởng mấy con số, nhưng nếu đời sống người dân không được nâng lên thì tăng trưởng đó để đi đâu", Tổng Bí thư băn khoăn.

Ngoài ra, việc bố trị đội ngũ cán bộ để thực thi hiệu quả cũng là vấn đề rất quan trọng. Hệ thống quy định pháp luật cần sớm được hoàn thiện để thực hiện đồng nhất, đảm bảo tính khả thi.

Tổng Bí thư cũng nhận định hiện là "thời cơ vàng" để thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nếu để sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng thì không làm được. Do đó, thời điểm này triển khai rất hợp lý, sau đó triển khai đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tổng Bí thư cho biết, đã nghiên cứu kỹ về các yêu cầu nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy. Tham khảo kinh nghiệm của thế giới cho thấy các quốc gia đều phải quan tâm đến vấn đề này, bởi bộ máy không hiệu quả thì nhân dân không còn tín nhiệm. Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả điều hành của bộ máy.

"Mỗi giai đoạn của cách mạng, mỗi đường hướng của từng giai đoạn phải có bộ máy phù hợp để thực thi đường hướng đó. Cho nên hiện nay, các vấn đề về điểm nghẽn, cản trở đều được nhận diện để tháo gỡ, hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước", ông Tô Lâm phân tích.

Không làm được thì cắp sách đến mà học

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy cũng đã tính đến khả năng phối hợp, năng lực thực thi chính sách của bộ máy. Bên cạnh đó cũng cần tính đến khả năng quản lý về ngân sách.

"Giải ngân vốn đầu tư công nhiều năm qua luôn có tình trạng "có tiền nhưng không tiêu được". Tiềm lực chúng ta có, tại sao không phát triển được, đầu tư công không được. Luật lệ phức tạp, đủ các quy định mới có thể chi được tiền. Rồi các vấn đề về hợp tác công - tư cũng vướng mắc", Tổng Bí thư nêu.

Việc phân bổ vốn theo kế hoạch hàng năm hoặc 5 năm, theo Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có những bất cập nhất định khi bị "bó cứng", khó có thể linh hoạt trên thực tế. Đầu nhiệm kỳ đã phân bổ hết vốn, sau đó lại xin điều chỉnh.

"Đồng nào phân bổ mua muối phải mua muối, mua gạo phải mua gạo. Nếu phân bổ mua muối mà lại đi mua gạo thì bị sai quy định. Tất cả đã phân bổ "cứng" hết, còn gì còn dư địa để năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm", Tổng Bí thư nêu vấn đề.

Một điểm nữa được Tổng Bí thư lưu ý là phải tính đến năng lực cạnh tranh của thị trường; vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Bởi nhìn thành quả đạt được là vĩ đại song nhìn sang nhiều nước thấy mình còn chậm, khả năng cạnh tranh quốc gia rất khó khăn.

Huyện Đông Anh, quận Hoàn Kiếm thu hai mấy nghìn tỷ, gấp nhiều lần nhiều tỉnh là điều rất đáng suy nghĩ. Quy mô dân số, đất đai hạn chế sao quận, huyện làm được mà cả tỉnh lại không làm được? Phải mang sách đến mà học chứ", Tổng Bí thư nêu. Ảnh: Phạm Thắng.

Dẫn câu chuyện Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc từ khó khăn đều có bước phát triển vượt bậc, Tổng Bí thư nói: "Như Singapore, xưa họ nói được sang BV Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. 50, 60 năm nhìn lại giờ mình lại mơ sang họ khám bệnh. Trung Quốc khi mở cửa có trình độ tương đồng, bây giờ thu nhập đầu người 12.000-15.000 USD, còn ta chưa được 5000 USD".

Hay lãnh đạo Malaysia từng nói với ông rằng "nếu đi kiểu các ông không bao giờ đuổi kịp chúng tôi. Nếu các ông đổi mới, tính toán lại thì lợi thế hơn chúng tôi rất nhiều". Thực tế đó chính là biểu hiện của nguy cơ tụt hậu đã được Đảng ta nhìn nhận ngay từ Đại hội VI…

Nêu câu hỏi muốn đạt mục tiêu thì phải phát triển rất cao và nhanh, nhưng với bộ máy nặng nề có phát huy được hết tiềm lực hay không, Tổng Bí thư cho biết bây giờ mới chỉ là sắp xếp bước đầu, còn lại vẫn tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về bộ máy chính quyền hiệu năng, hiệu quả thế nào.

"Huyện Đông Anh, quận Hoàn Kiếm thu hai mấy nghìn tỷ, gấp nhiều lần nhiều tỉnh là điều rất đáng suy nghĩ. Quy mô dân số, đất đai hạn chế sao quận, huyện làm được mà cả tỉnh lại không làm được? Phải mang sách đến mà học chứ", Tổng Bí thư nêu thực tế và cho rằng phải có đánh giá, rút ra bài học.

Nhấn mạnh cải cách để tăng trưởng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chỉ tăng trưởng mới có tiền thực thi các chính sách, mới bỏ được nguy cơ tụt hậu và mới bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

"Không có cách nào khác. Phát huy năng lực phát triển của toàn xã hội thì bộ máy phải phục vụ xã hội, động viên nhân dân. Những gì cản trở ta phát triển, cái gì là điểm nghẽn thì phải giải quyết. Cả xã hội chuyển mình, ai cũng phải nghĩ để thực hiện", Tổng Bí thư Tô Lâm nói.

Đề cập vấn đề chính quyền quốc gia nên 3 cấp hay 4 cấp, Tổng Bí thư cho biết 80% các nước có chính quyền 3 cấp. Ở ta công an nghiên cứu thí điểm trước, bỏ công an cấp huyện. Theo ông, công an chính quy về xã thì dân mừng. Vì từ hộ khẩu, đăng ký ô tô, xe máy, thậm chí điều tra… xử lý được hết.

"Có ý kiến còn bảo Trung Quốc diện tích lớn, dân đông thế mà số tỉnh, thành ít hơn ta. Cũng phải tính toán. Có tỉnh tách ra rất phát triển, song có tỉnh nói hết dư địa rồi, chỉ kết hợp vào vùng thôi, chính vì vậy mới có hội đồng vùng, do đó đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu. Bám sát vào mục tiêu đất nước phát triển, phục vụ tốt hơn nhân dân. Thấy được thì phải làm", Tổng Bí thư Tô Lâm nói thêm.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố hàng loạt quyết định về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt.

Sự kiện - 18/02/2025 07:37

Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam

Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản trình bày về một số kế hoạch đầu tư tại Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sự kiện - 18/02/2025 07:33

Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?

Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 17/02/2025 20:35

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghiên cứu khoa học có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết thí điểm sẽ cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng.

Sự kiện - 17/02/2025 16:43

Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng

Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng

Việc tăng vốn cho VEC là từ nguồn vốn đầu tư công giao kế hoạch cho Bộ Giao thông Vận tải và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư, nên không làm phát sinh chi ngân sách nhà nước và nợ công.

Sự kiện - 17/02/2025 16:21

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ (KH&CN) được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.

Sự kiện - 17/02/2025 14:27

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ

Trong tuần này, Quốc hội Quốc hội sẽ xem xét quyết định các nội dung quan trọng về công tác nhân sự, số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng thành viên Chính phủ.

Sự kiện - 17/02/2025 06:46

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối

Sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối, gồm 26 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Bộ cũng được đề xuất giao 45 nhóm nhiệm vụ.

Sự kiện - 16/02/2025 15:28

Mức đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thấp hơn nhiều quốc gia

Mức đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thấp hơn nhiều quốc gia

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh, mức đầu tư Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khoảng 15,96 triệu USD/km đang thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự kiện - 16/02/2025 09:23

Tổng Bí thư: Lựa chọn công nghệ, mình đi sau phải biết 'đi tắt đón đầu'

Tổng Bí thư: Lựa chọn công nghệ, mình đi sau phải biết 'đi tắt đón đầu'

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng "Lựa chọn công nghệ gì? Mình đi sau phải biết đi tắt đón đầu. Thế giới người ta phát triển rồi mà mình còn không biết người ta đi đến đâu, mình đi theo người ta thì lúc nào cũng đi sau".

Sự kiện - 15/02/2025 15:39

[Café Cuối tuần] Đồng tiền hai mặt

[Café Cuối tuần] Đồng tiền hai mặt

Nhìn về mặt tích cực, chúng ta cần chấp nhận rủi ro để không bị bỏ lại phía sau. Một nền kinh tế không dám mở rộng, không dám chấp nhận thử nghiệm những điều mới mẻ, thì mãi mãi chỉ là kẻ đi sau.

Sự kiện - 15/02/2025 10:44

Tập đoàn SK muốn đầu tư hạ tầng điện khí LNG, lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam

Tập đoàn SK muốn đầu tư hạ tầng điện khí LNG, lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam

Tập đoàn SK mong muốn hợp tác với phía Việt Nam triển khai các giải pháp năng lượng kết hợp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực.

Sự kiện - 14/02/2025 19:43

15 lãnh đạo cấp phòng Công an Đà Nẵng nghỉ hưu trước tuổi

15 lãnh đạo cấp phòng Công an Đà Nẵng nghỉ hưu trước tuổi

Công an TP. Đà Nẵng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với 6 trưởng phòng, 9 phó phòng của Công an thành phố.

Sự kiện - 14/02/2025 13:20

Áp dụng chỉ định gói thầu 'chìa khóa trao tay' đẩy nhanh dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận

Áp dụng chỉ định gói thầu 'chìa khóa trao tay' đẩy nhanh dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận

Ủy ban KH,CN&MT cho biết việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 14/02/2025 10:41

Đề xuất miễn, giảm nhẹ trách nhiệm người đứng đầu làm dự án đường sắt 8 tỷ USD

Đề xuất miễn, giảm nhẹ trách nhiệm người đứng đầu làm dự án đường sắt 8 tỷ USD

Ủy ban Kinh tế cho rằng còn nhiều ý kiến về đề xuất chính sách liên quan đến loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia, thực hiện dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sự kiện - 14/02/2025 06:00

Thủ tướng đề nghị tập đoàn chế biến thịt lớn nhất thế giới mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị tập đoàn chế biến thịt lớn nhất thế giới mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn JBS S.A. muốn đáp ứng nhu cầu thị trường của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, có tiềm năng lớn, và thâm nhập thị trường khu vực Đông Nam Á.

Sự kiện - 14/02/2025 00:22