Từ nhận xét thẳng thắn của Tổng Bí thư về số liệu ngành công nghệ số: Không nên tự huyễn hoặc mình
Nghe bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại diễn đàn phát triển công nghệ số, có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều "người trong cuộc" cảm thấy mình được đặt trước một tấm gương phản chiếu đầy thẳng thắn và sâu sắc. Những con số đẹp đẽ về xuất khẩu điện thoại, linh kiện máy tính, phần mềm, hay vị thế toàn cầu trong ngành công nghệ số bỗng chốc được nhìn bằng một lăng kính khác – lăng kính của sự thật.
Tổng Bí thư đã không né tránh mà trực diện nêu lên vấn đề: Những thành tựu này liệu có thực sự là của chúng ta, hay chỉ là những chiếc áo đẹp che giấu một sự phụ thuộc dai dẳng?
Nhìn thẳng vào bản chất của "những con số hoành tráng"
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh, nhưng như Tổng Bí thư đã chỉ ra, 89% linh kiện điện thoại là nhập khẩu. Samsung – gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới – đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, nhưng trong danh sách hàng trăm đối tác cấp I cung ứng cho tập đoàn này, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhoi, và phần lớn cung cấp những dịch vụ giá trị thấp như an ninh, suất ăn, xử lý rác thải...
Con số xuất khẩu hàng trăm tỷ USD liệu có ý nghĩa nếu giá trị gia tăng chúng ta tạo ra chỉ giới hạn ở công lao động rẻ và cái giá phải trả là môi trường ô nhiễm?
Tự hào mà không nhìn sâu vào bản chất, có phải chúng ta đang tự huyễn hoặc mình? Câu hỏi của Tổng Bí thư khiến nhiều người suy nghĩ mãi, bởi nó không chỉ là lời cảnh tỉnh cho ngành công nghệ mà còn là bài học cho cả nền kinh tế.
Những điểm yếu cốt lõi cần nhìn thẳng
Tổng Bí thư đã chỉ ra ba bất cập lớn cản trở sự phát triển bền vững của ngành công nghệ số, mà thực sự đó là những cản trở cốt yếu.
Thứ nhất chính lạ sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Năng lực nghiên cứu phát triển (R&D) của Việt Nam còn rất hạn chế, khiến các doanh nghiệp trong nước không thể tự chủ trong chuỗi giá trị. Đây là lý do tại sao dù tham gia sản xuất hàng loạt sản phẩm công nghệ tiên tiến, chúng ta chỉ đứng ở phần đáy của chuỗi giá trị, làm gia công cho nước ngoài.
Thứ hai không thể chối cãi là việc thiếu hụt nhân tài công nghệ cao. Việt Nam chưa có những chính sách đủ mạnh để thu hút và giữ chân nhân tài. Thực tế, nhiều kỹ sư và chuyên gia hàng đầu đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài.
Thứ ba cần đánh giá đúng bản chất sự đóng góp hạn chế của khu vực FDI. Trên 80% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, và chỉ 5% sử dụng công nghệ cao. Điều này khiến khu vực FDI, dù đóng góp lớn về giá trị xuất khẩu, lại không thực sự thúc đẩy sự tiến bộ khoa học và công nghệ nội địa.
Lời giải từ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Những giải pháp đột phá đã được Nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra, được cụ thể hoá trong Chương trình hành động của Chính phủ công bố ngày 13/1. Trong tâm thế tiếp nhận những nhận xét trực diện của Tổng bí thư, có lẽ "chìa khóa" để đưa Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn "gia công - lắp ráp" chính là các nhóm việc sau:
• Đầu tư mạnh mẽ vào R&D:
Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ quốc gia và khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong hoạt động này.
• Chuyển đổi số toàn diện:
Tăng cường ứng dụng công nghệ số không chỉ trong doanh nghiệp mà cả trong quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và nông nghiệp. Đề án 06 của Chính phủ về dữ liệu dân cư và dịch vụ công trực tuyến là một ví dụ tiêu biểu cần nhân rộng.
• Thu hút FDI có chọn lọc:
Việt Nam cần ưu tiên các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, có khả năng lan tỏa và chuyển giao công nghệ. Những dự án chỉ mang tính chất "lắp ráp" hoặc gây ô nhiễm môi trường nên bị loại bỏ.
• Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:
Cần có chính sách đào tạo và thu hút nhân tài, kết hợp giữa việc cải cách giáo dục, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các chuyên gia.
• Khuyến khích đổi mới sáng tạo:
Xây dựng các mô hình "sandbox" như Singapore để thử nghiệm chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp startup công nghệ.
Hy vọng và hành động
Không phải lần đầu, nhiều người dù sốc nghe các nhận xét trực diện của lãnh đạo cấp cao song đều chung niềm tin rằng "nói được nghĩa là làm được". Lời cảnh tỉnh của Tổng Bí thư không chỉ là sự nhìn thẳng vào sự thật, mà còn là lời kêu gọi hành động. Để Việt Nam vươn lên thành một quốc gia công nghệ tiên tiến, chúng ta cần sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.
Không nên tự huyễn hoặc mình bằng những con số hoành tráng. Thay vào đó, hãy dũng cảm đối mặt với những bất cập, tận dụng cơ hội từ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đưa Việt Nam thoát khỏi vị trí gia công và vươn lên đỉnh cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam
Hai nhà lãnh đạo tạo nhất trí tạo đột phá mới trong hợp tác kinh tế, ưu tiên đẩy nhanh kết nối 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn giữa hai nước.
Sự kiện - 16/01/2025 06:41
Thủ tướng yêu cầu thanh tra dự án bất động sản tăng giá bất thường
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhất là tại các khu vực, dự án có hiện tượng tăng giá bất thường.
Sự kiện - 15/01/2025 17:14
Thủ tướng đề nghị Việt - Nga mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết phía Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác trong an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.
Sự kiện - 15/01/2025 16:36
'Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Sự kiện - 15/01/2025 15:36
Hà Nội xin Thủ tướng duyệt gấp dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch vì thủ tục lòng vòng
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội trình Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch nhưng do nhiều vướng mắc trong luật nên mất rất nhiều thời gian.
Sự kiện - 15/01/2025 11:05
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam
Hai Thủ tướng mong muốn tiếp tục hợp tác trong triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
Sự kiện - 15/01/2025 06:30
Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khuyến khích các quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng và truyền tải điện, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, sản xuất vật liệu, xây dựng khu công nghiệp…
Sự kiện - 14/01/2025 17:23
Thủ tướng yêu cầu cấp bách 'hồi sinh' các dòng sông chết ở Hà Nội
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực làm sống lại các dòng sông chết.
Sự kiện - 14/01/2025 14:31
Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Sự kiện - 14/01/2025 07:38
Rosatom sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Điều này được Tổng Giám đốc Rosatom Alexey Likhachev khẳng định trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hà Nội.
Sự kiện - 14/01/2025 06:30
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học
Nhadautu.vn xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1.
Sự kiện - 13/01/2025 13:42
'Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để bứt phá'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Sự kiện - 13/01/2025 13:31
'Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh phát triển khoa học, công nghệ'
"Xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyến đối số", Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nêu rõ.
Sự kiện - 13/01/2025 11:00
Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo
Sự kiện - 13/01/2025 06:52
Kết quả sản xuất kinh doanh của Samsung Việt Nam giảm 10% năm 2024
Dự báo năm 2025, doanh số đạt 34,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2024, trong đó có sự kỳ vọng vào dự án mở rộng sản xuất của Samsung Display với tổng số vốn đầu tư 1,8 tỷ USD.
Sự kiện - 13/01/2025 06:30
Dragon Capital: 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025
Ở kịch bản cao, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao 7,5-9%. Chuyên gia Dragon Capital cũng cho rằng cần mức tăng trưởng tiêu dùng bình quân 10-12%, kết hợp với đà tăng từ đầu tư, nền kinh tế hoàn toàn có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP hai con số.
Sự kiện - 12/01/2025 18:31
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago