Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số

THANH HUYỀN
14:14 14/07/2025

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.

Nền kinh tế Việt Nam đứng trước yêu cầu tất yếu là phải tìm ra các động lực tăng trưởng mới mang tính đột phá. Ảnh: Đ.T

Nhiều thách thức phải đối mặt

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng: GDP tăng 8% trong năm 2025 và vượt mốc hai con số (từ 10% trở lên) giai đoạn 2026 - 2030.

Chia sẻ tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, 6 tháng đầu năm nay, GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,52%, đây là mức cao nhất trong 15 năm qua. Tuy nhiên, với xu thế đang diễn ra trên thế giới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và hai con số những năm tới, thì vẫn còn nhiều thách thức.

“Với một nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam đang chịu tác động mạnh từ bối cảnh quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp, đan xen với các thách thức nội tại của nền kinh tế”, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, các thách thức chính mà Việt Nam đang phải đối mặt gồm: năng lực cạnh tranh còn thấp, nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình; tính dễ tổn thương của nền kinh tế ngày càng lớn do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở mức thấp; chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu; dân số bắt đầu già hóa nhanh; bất bình đẳng về thu nhập và tài sản gia tăng.

Chỉ ra một số điểm nghẽn ảnh hưởng tới việc hiện thực hóa những mục tiêu phát triển kinh tế lớn của Bộ Chính trị, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, nếu không cải cách triệt để quy trình xây dựng pháp luật, Việt Nam sẽ tiếp tục lúng túng trong thi hành. Việc “dịch” luật thành các văn bản dưới luật hiện nay về cơ bản là sai lệch, làm sai tinh thần của luật gốc. Doanh nghiệp khó vận hành vì bị trói bởi hệ thống pháp chế thiếu minh bạch và nhất quán - đây là điểm cần tháo gỡ khẩn thiết.

Cũng liên quan đến “điểm nghẽn” pháp luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho biết, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không khả thi, tạo ra gánh nặng tuân thủ cho doanh nghiệp và người dân, không khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khơi thông nguồn lực, tận dụng những động lực tăng trưởng mới

Khi các động lực tăng trưởng truyền thống như khai thác tài nguyên, đầu tư công, lao động giá rẻ hay xuất khẩu gia công dần suy giảm hiệu quả và tính bền vững, nền kinh tế Việt Nam đứng trước yêu cầu tất yếu là phải tìm ra các động lực mới mang tính đột phá.

Vì vậy, theo Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam muốn tăng trưởng nhanh và bền vững thì phải có một tư duy mới, tầm nhìn mới, tâm thế mới. Đồng thời, phải hành động quyết liệt, thực hiện các cải cách mạnh mẽ, với quyết tâm chính trị cao nhất, sự đoàn kết đồng lòng mạnh mẽ nhất của toàn dân tộc và phải có sự đồng hành, ủng hộ của bạn bè quốc tế.

TS. Đặng Đức Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Chiến lược (IPS), thuộc Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho rằng, có 3 động lực chính để đạt tăng trưởng trên 10%.

Động lực đầu tiên đến từ lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có thể đóng vai trò rất quan trọng cho tăng trưởng, nếu Việt Nam tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về công nghệ, nâng cấp sản phẩm trong chuỗi giá trị. Trong nhóm ngành này, công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực có dư địa lớn nhất. Xây dựng cũng là một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng bứt phá với các công trình trọng điểm của Nhà nước về mở rộng hệ thống đường cao tốc, cảng biển và cảng hàng không.

Động lực thứ hai là dịch vụ, vốn có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt là với các ngành du lịch, thương mại điện tử, vận tải kho bãi và dịch vụ tài chính.

Động lực thứ ba chính là tận dụng dư địa phát triển từ các cực tăng trưởng. Tại nhiều vùng địa phương, tiềm năng phát triển vẫn còn, đặc biệt là ở những khu vực có lợi thế về hạ tầng, nhân lực và tài nguyên. Nhân tố này càng trở nên nổi bật khi Đảng và Chính phủ đang trải qua cách mạng về thể chế, tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại địa phương để mở rộng không gian phát triển.

Chia sẻ góc nhìn từ phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse cho rằng, bên cạnh việc tháo gỡ những vướng mắc thể chế, thủ tục hành chính, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước thể hiện rõ nét hơn vai trò “đồng hành” trong giai đoạn khởi động và xác lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ ban đầu về thị trường, công nghệ hay vốn sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt đủ sức tham gia chuỗi cung ứng và tiến vào các thị trường chiến lược.

Theo ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, mục tiêu tăng trưởng hai con số hoàn toàn khả thi nếu có sự đồng lòng, phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương. “Phát triển hai con số không đồng nghĩa với việc tất cả lĩnh vực phải tăng tốc đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số, mà quan trọng là đạt hiệu quả tổng thể bền vững và bao trùm”, ông nhấn mạnh.

"Cơ hội hiện nay của Việt Nam đã lớn hơn rất nhiều so với trước đây. Niềm tin vào cải cách, đặc biệt là cải cách thể chế với tư duy đổi mới mang tính cách mạng, chính là nền tảng để chúng ta bứt phá. Chính phủ sẽ tiếp thu, chọn lọc các kiến nghị thiết thực để đưa vào chính sách và chương trình hành động cụ thể trong thời gian tới"

Ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương

Ông Trần Lưu Quang cho rằng, có 4 điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng này. Đó là sự đồng thuận, chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và toàn xã hội; kịp thời tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những vướng mắc về thể chế; có chiến lược và mô hình phát triển đúng, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực cốt lõi; sẵn sàng ứng phó với các cú sốc bên ngoài khi độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn.

(Theo Báo Đầu tư)

  • Cùng chuyên mục
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh

'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy xét từ phiên “đáy” 10/4 của năm 2025, nhiều quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận hiệu suất tăng trưởng mạnh vượt mức 30%.

Đầu tư - 14/07/2025 12:58

AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư

AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư

Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.

Công nghệ - 14/07/2025 11:01

TP.HCM: Cải tạo chung cư cũ chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư

TP.HCM: Cải tạo chung cư cũ chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư

Việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại TP.HCM còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, quá trình triển khai có vướng mắc, khó khăn kéo dài nên khó mời gọi được nhà đầu tư tham gia.

Bất động sản - 14/07/2025 10:59

Gia Lai đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Gia Lai đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Để chuẩn bị cho dự án đường sắt cao tốc, Gia Lai kiến nghị sớm triển khai giải phóng mặt bằng, xin cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ dự án.

Đầu tư - 14/07/2025 10:56

Kinh nghiệm quản lý và phát triển quỹ ETF nhìn từ thị trường Đài Loan

Kinh nghiệm quản lý và phát triển quỹ ETF nhìn từ thị trường Đài Loan

Với đặc thù là tỷ lệ giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lên tới hơn 80%, sản phẩm ETF rất phù hợp tại thị trường Việt Nam với chi phí thấp, thanh khoản cao so với các chứng chỉ quỹ khác, dễ giao dịch.

Đầu tư - 14/07/2025 07:00

Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng, nguồn cung thấp nhất trong 10 năm

Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng, nguồn cung thấp nhất trong 10 năm

Thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận lượng nguồn cung chào bán mới hạn chế, giá bán tiếp tục tăng. Dù nguồn cung căn hộ đã tăng gấp đôi so với quý trước, nhưng nguồn cung của 6 tháng thấp nhất kể từ 2015 đến nay.

Đầu tư - 14/07/2025 06:45

Chủ tịch Sunhouse: Sản xuất là nền tảng của phát minh, sáng tạo

Chủ tịch Sunhouse: Sản xuất là nền tảng của phát minh, sáng tạo

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, cho rằng sản xuất là yếu tố cốt lõi của một quốc gia. Nếu một đất nước không trực tiếp tham gia vào sản xuất, chỉ cần một thế hệ thôi, khả năng sáng tạo sẽ mất đi.

Đầu tư - 13/07/2025 08:50

Chứng chỉ quỹ: Lựa chọn tối ưu giữa bối cảnh thế giới có nhiều biến động

Chứng chỉ quỹ: Lựa chọn tối ưu giữa bối cảnh thế giới có nhiều biến động

Nhiều chuyên gia nhận định trong bối cảnh bên ngoài bất định, bên trong ổn định, chứng chỉ quỹ nổi lên như một kênh đầu tư hấp dẫn, phù hợp với đông đảo người dân, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư ít kinh nghiệm.

Đầu tư - 13/07/2025 07:00

Bất động sản Đà Nẵng tăng nhiệt trước loạt thông tin 'hot'

Bất động sản Đà Nẵng tăng nhiệt trước loạt thông tin 'hot'

Thời gian qua, TP. Đà Nẵng liên tiếp đón nhận các thông tin quy hoạch và hạ tầng dồn dập, điều này khiến cho thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng trưởng tích cực, thậm chí nhiều khu vực biến động mạnh.

Đầu tư - 13/07/2025 06:45

Quỹ đầu tư lạc quan với mức thuế quan mới

Quỹ đầu tư lạc quan với mức thuế quan mới

Nhiều quỹ đầu tư nhìn nhận với việc Việt Nam sớm đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, yếu tố bất định đã suy giảm đáng kể, từ đó tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Đầu tư - 12/07/2025 13:28

Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị

Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị

Quảng Trị sau sáp nhập sẽ có đủ các thiết chế về hạ tầng giao thông từ bến cảng, cao tốc, sân bay, đây chính là động lực tạo ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị.

Đầu tư - 12/07/2025 10:07

Khi nhà đầu tư không còn hỏi về '3 chữ cái'

Khi nhà đầu tư không còn hỏi về '3 chữ cái'

Nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá trị của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.

Đầu tư - 12/07/2025 07:00

Nhìn lại đóng góp của Samsung vào kinh tế Việt Nam

Nhìn lại đóng góp của Samsung vào kinh tế Việt Nam

Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam tương đương lần lượt 13,12% GDP và 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2024.

Đầu tư - 11/07/2025 10:23

Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'

Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'

Các chuyên gia luôn nhấn mạnh thay vì dựa vào những tin đồn, tin nội bộ chưa có căn cứ, nhà đầu tư nên tham khảo những nghiên cứu, phân tích từ chuyên gia uy tín, báo cáo của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… trước khi ra quyết định nên giải ngân hay không.

Đầu tư - 11/07/2025 07:00

Sáp nhập địa phương khai mở không gian phát triển bất động sản

Sáp nhập địa phương khai mở không gian phát triển bất động sản

Việc sáp nhập các địa phương được kỳ vọng tạo "cú hích" mạnh mẽ cho thị trường bất động sản. Không gian quy hoạch mở rộng, hạ tầng kết nối đồng bộ và quỹ đất mới là những yếu tố then chốt thúc đẩy thị trường chuyển mình.

Đầu tư - 11/07/2025 06:45

Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình

Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình

Chiều 9/7, ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 10/07/2025 19:25