Điều gì khiến doanh nghiệp nhỏ khó ‘vào guồng’ khi mở cửa kinh tế?
Kế hoạch mở cửa kinh tế đã được đề cập nhiều trong thời gian qua, doanh nghiệp cũng nóng lòng trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi đối diện với thực tế, nhiều doanh nghiệp cho rằng guồng máy hoạt động vẫn mắc kẹt ở nhiều điểm, nên sẽ vẫn khó vận hành một cách trơn tru trong giai đoạn mới.
Thời điểm này các doanh nghiệp cũng đã xây dựng cho mình kế hoạch trở lại hoạt động nhưng việc cân chỉnh lại bộ máy sản xuất tương đối khó khăn. Những khó khăn hiện hữu là dòng tiền hoạt động đang cạn dần, chi phí xét nghiệm đội lên cao, lao động thiếu hụt trầm trọng, chuỗi cung ứng vẫn chưa nối lại. Đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa nhận đã đuối sức nếu không được hỗ trợ trong thời gian tới sẽ khó vào guồng sản xuất trở lại.
Nỗi lo về chi phí xét nghiệm
Chi phí xét nghiệm là một trong những khoản không tạo ra hiệu suất kinh doanh nhưng lại là khoản phải giải quyết đầu tiên khi doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại. Tuy vậy với những điều kiện xét nghiệp liên tục như hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng khó trụ được lâu vì tình hình tài chính đã kiệt quệ.
Trong nửa tháng nay ông Lê Vũ Đài, Giám đốc một công ty sản xuất đồ nội thất tại quận 12 đã gấp rút chuẩn bị phương án hoạt động trở lại. Sau khi rà soát lại nhân công và bố trí lại nhà xưởng và tăng cường y tế tại chỗ thì chi phí xét nghiệm lại là điều khiến ông Đài băn khoăn nhất.

Chi phí xét nghiệm đang khiến cho doanh nghiệp ngày một đuối sức. Ảnh: Lê Vũ
Công ty tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng nay doanh nghiệp vẫn phải duy trì chế độ cho 150 nhân viên để đảm bảo đủ nhân lực khi hoạt đông trở lại. Với lượng nhân sự như vậy nếu tổ chức xét nghiệm hàng tuần thì chi phí sẽ mất khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đơn hàng chưa ổn định, nguồn vật tư cũng phải mất chi phí để nhập về nên khoản chi phí xét nghiệm đang là gánh nặng.
“Không chỉ riêng tôi mà hầu hết các doanh nghiệp đối tác mở cửa trở lại trong giai đoạn này cũng gặp khó khăn với phí xét nghiệm cho người lao động. Chúng tôi cũng chia sẻ với nhau về các nguồn mua kit xét nghiệm nhanh giá tốt nhưng mức thấp nhất cũng 110.000 đồng/kit. Như vậy doanh nghiệp nào có nhiều nhân sự, đặc biệt là đôi ngũ nhân viên giao nhận nhiều thì chi phí này sẽ là một nỗi lo lớn khi mở cửa trở lại”, ông Đài chia sẻ.
Không riêng doanh nghiệp có kế hoạch mở cửa trở lại, việc gồng gánh chi phí xét nghiệm trong giai đoạn hoạt động “3 tại chỗ” cũng làm cho nhiều doanh nghiệp trở nên đuối sức. Chi phí một lần xét nghiệm trung bình khoảng 200.000 đồng/người, nếu doanh nghiệp có 200 lao động sẽ mất hơn 40 triệu/lần, trong khi đó 5-7 ngày phải xét nghiệm lại.
Ông Trương Chí Thiện – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho rằng, bộ tiêu chí mới ban hành của TPHCM công ty có thể đáp ứng được các điều kiện. Tuy nhiên sau ngày 30-9, thành phố nên giãn thời gian xét nghiệm cho người lao động khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine được 14 ngày.
“Nhưng việc xét nghiệm 7 ngày/lần với nhóm lao động thông thường và 3 ngày/lần với nhóm nguy cơ cao có thực sự cần thiết hay không khi lao động công ty đã tiêm đủ 2 mũi vaccine được 14 ngày. Tôi nghĩ, nên giảm tần suất xét nghiệm cho doanh nghiệp, thay vì một tuần, thành phố có thể cho phép xét nghiệm 1 tháng/lần. Bởi xét nghiệm theo quy trình hiện nay đang khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí”, ông Thiện đề xuất.
Áp lực từ dòng tiền cạn dần
Từ chuyện chi phí xét nghiệm đang trở thành gánh nặng nhiều doanh nghiệp cho rằng dòng tiền trong đó lý dòng tiền lưu động của họ sụt giảm nghiêm trọng. Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ đề cho rừng chỉ duy trì đủ nguồn vốn hoạt động trong 3 tháng tới, nguy cơ đóng cửa rất lớn nếu không nhận được sự
Trong một tọa đàm trực tuyến mới đây, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM cho rằng, đang rất cần nguồn vốn để bổ sung vào dịp lễ, tết, nếu không thì các doanh nghiệp cung ứng mức độ nhỏ sẽ đuối hết dù mở cửa thế nào. Các doanh nghiệp bây giờ mong Nhà nước sẽ có những chính sách cụ thể đưa vào thực tế để doanh nghiệp có cơ sở hi vọng. Doanh nghiệp đã thật sự đuối rồi, không còn sức chống chọi. Trong số các doanh nghiệp còn sức chống chọi thì khả năng cầm cự của họ cũng còn chưa đầy 30%.
Thực tế này cũng được nhìn nhận trong báo cáo khảo sát do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đối với hơn 21.500 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế vào tháng 8 vừa qua. Chỉ có 16% doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù không thể hoạt động toàn công suất.
Gần một nửa trong số này cho biết, dòng tiền hiện tại có thể giúp duy trì hoạt động từ 1 đến dưới 3 tháng. Doanh nghiệp không thu được công nợ nên không đủ chi phí trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng và những khoản vay đến hạn chưa có khả năng đáo hạn, ngân hàng siết chặt các khoản vay.
Ngay cả những doanh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt dòng tiền. Tại hội nghị trực tuyến “tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp” do Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì mới đây cũng đã chỉ ra thực trạng này. Cụ thể, khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư với 500 tập đoàn, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam khoảng 50% bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải thu hẹp quy mô vì đại dịch.
Dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp không còn đủ vốn lưu động chi trả các khoản bảo hiểm, thuế, chi phí nguyên vật liệu…
Ban IV cũng nhận định khó khăn lớn nhất đối với vấn đề tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện là trả lương cho người lao động, trả lãi vay/trả nợ gốc cho ngân hàng, trả tiền thuê đất/kho bãi/nhà xưởng/văn phòng cho khu vực tư nhân và đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
Mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp đối với chính sách hỗ trợ của Nhà nước là hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất 1-3% để giải quyết những khó khăn trước mắt khi mở cửa hoạt động trở lại.
Lỗ hổng của nguồn lao động
Thiếu nhân lực là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại. Thực tế, trong tháng 8, khi dịch bùng phát mạnh, đã có nhiều địa phương tổ chức đưa người lao động đang kẹt tại miền Nam về quê, một số lớn tự về bằng đủ các phương tiện.
Để họ trở lại thành phố làm việc trong thời điểm này không dễ. Ngoài chuyện vướng mắc các quy định phòng dịch, về quê chưa được tiêm vaccine và cũng chỉ vài tháng nữa hết năm nên lực lượng lao động không mặn mà trở lại.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu hụt nguồn nhân lực là vấn đề hiện hữu đối với các doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại, nhất là ở TPHCM và các tỉnh thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội. Đây là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi họ chưa có phương án thật sự tối ưu để tuyển lao động trong điều kiện mới của nền kinh tế. Thâm hụt lao động trong các ngành từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%.
Thêm nữa, việc lo ngại mô hình “3 tại chỗ” cũng là lý do khiến nhiều người ngần ngại trở lại làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất. Điều này cũng khiến cho việc tìm kiếm lao động bổ sung vào lúc này là rất khó.
Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho rằng không chỉ lao động về quê không trở lại mà ngay cả lao động hoạt động “3 tại chỗ” trong thời gian qua cũng rất nản. Việc mở cửa trở lại, ngoài việc chưa tuyển được người mới thì nguy cơ mất đi người cũ cũng rất dễ xảy ra. Đó là một nỗi lo mà doanh nghiệp cũng cần tình đến.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 cho công nhân. Vì vậy, những doanh nghiệp này mong muốn từ đầu tháng 10, TPHCM sẽ bỏ mô hình “3 tại chỗ”, cho phép những người đã có “thẻ xanh Covid” (đã hoàn thành 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 hay đã nhiễm bệnh và điều trị khỏi) được đi làm bình thường.
Đại diện Công ty May Sài Gòn 3, cho biết 70% công nhân của công ty đã được tiêm 2 mũi vaccine. Nếu mở cửa trở lại, nhưng vẫn áp dụng mô hình “2 điểm đến – 1 cung đường”, công nhân tiêm hay chưa tiêm vẫn đánh đồng như nhau và vẫn phải xét nghiệm âm tính tuần 2 lần/tuần, thì chi phí của doanh nghiệp vẫn tiếp tục đội lên nữa.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lên kế hoạch đầu tư công nghệ, tự động hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân công. Tuy nhiên, đây là giải pháp lâu dài và không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực thực hiện. Tình trạng thiếu hụt lao động có lẽ là rào cản trước mắt khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể vào guồng sản xuất một cách trơn tru khi mở cửa kinh tế.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
SSI trả cổ tức tiền 10 năm liền, tấn công vào lĩnh vực tài sản số
SSI đánh giá lĩnh vực tài sản số có tiềm năng lớn nên thành lập SSI Digital để đầu tư vào công ty đổi mới sáng tạo, tham gia nghiên cứu thí điểm thị trường tài sản số.
Tài chính - 30/03/2025 13:29
'VN-Index điều chỉnh là cơ hội tốt để giải ngân'
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường VNDirect đánh giá rủi ro và tác động từ thuế quan có thể đang bị “thổi phồng” quá mức. VN-Index nếu điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.300 điểm sẽ mở ra cơ hội giải ngân với giá vốn tốt cho mục tiêu trung, dài hạn.
Tài chính - 30/03/2025 08:20
NCB dự kiến có lãi ngay trong quý I
Chia sẻ tại AGM năm 2025, Tổng giám đốc NCB Tạ Kiều Hưng thông tin tổng doanh thu ngân hàng quý I/2025 sẽ vượt khoảng 25% so với kế hoạch. Dự kiến NCB sẽ có lãi trên toàn bộ hệ thống ngân hàng trong quý I.
Tài chính - 29/03/2025 15:38
Ngay sau ĐHĐCĐ, Gelex Electric triển khai chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Gelex Electric đã thông qua Nghị quyết về việc phát hành 61 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 20% để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 29/03/2025 14:40
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
Cổ đông lớn đã có văn bản xác nhận tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục 12 tháng tới.
Tài chính - 29/03/2025 14:40
DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông
Nhu cầu vốn đầu tư năm nay của DIC Corp là 6.690 tỷ đồng. Tập đoàn muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp để huy động 1.800 tỷ.
Tài chính - 29/03/2025 09:58
SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng
Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.
Tài chính - 28/03/2025 16:59
Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025
CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.
Tài chính - 28/03/2025 15:28
Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026
Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.
Tài chính - 28/03/2025 14:24
Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...
Tài chính - 28/03/2025 13:59
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
- Đọc nhiều
-
1
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
-
4
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
5
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago