Công viên địa chất chính là 'lời giải' cho phát triển bền vững

MINH NGỌC
12:36 12/09/2024

Ngày 12/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương với chủ đề "Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng công viên địa chất", được tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp chủ trì hội nghị.

Phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản địa chất

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, danh hiệu công viên địa chất toàn cầu tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các địa phương theo mô hình "mở", vừa bảo tồn di sản địa chất, di sản văn hóa, giá trị lịch sử, khảo cổ, cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, vừa thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế bền vững.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Công viên địa chất chính là 'lời giải' cho phát triển bền vững- Ảnh 1.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu có những đóng góp thiết thực trong việc tăng cường gắn kết, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt - di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa... Ảnh: VGP/Minh Ngọc.

Nhận thức được những giá trị và ý nghĩa quan trọng đó, ngay từ những năm đầu tiên thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (Mạng lưới), Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ và cùng các địa phương tham gia và đóng góp tích cực.

Cho đến nay, các công viên địa chất toàn cầu tại Việt Nam là Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông và ngày hôm qua (11/9) Lạng Sơn vừa được hội đồng thông qua, đã thể hiện được tính đúng đắn từ những mục tiêu ban đầu của Mạng lưới.

Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu đã giúp Cao Bằng và các địa phương của Việt Nam gìn giữ văn hóa, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao giáo dục cho người dân; phát huy tốt vai trò của thanh niên, phụ nữ, người yếu thế để họ vừa được thụ hưởng vừa tham gia vào việc quản lý, vận hành các công viên địa chất, như tinh thần của hội nghị: "Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng công viên địa chất". 

Từ kinh nghiệm của Cao Bằng, chúng ta cần khích lệ thanh niên - một lực lượng nòng cốt, tiên phong, phát huy sức trẻ, sáng tạo đóng góp vào tương lai của Mạng lưới, nhất là khi chúng ta đang phải đối mặt với mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, cần một chiến lược, tầm nhìn và lực lượng tiên phong.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, là một vùng đất tươi đẹp, hùng vĩ, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, song những ngày qua, Cao Bằng cùng các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đang phải hứng chịu thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu sau bão.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng chia sẻ những khó khăn, mất mát về người và của mà nhân dân Cao Bằng và các địa phương miền núi và trung du Bắc Bộ đang phải đối mặt; đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Cao Bằng cũng như các địa phương khắc phục thiên tai, sớm ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân, tổ chức thành công hội nghị quan trọng này.

"Vượt qua những trở ngại của bão, lũ, sự tham dự đông đảo của chính các đại biểu thể hiện quyết tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các thành viên UNESCO nói chung cùng hành động mạnh mẽ tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương - một trong những giải pháp quan trọng để đạt các mục tiêu phát triển bền vững mà nhân loại đang nỗ lực hướng tới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Là tổ chức duy nhất của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực khoa học trái đất, UNESCO hơn 50 năm qua đã phát huy vai trò tiên phong đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao nhận thức và hành động xử lý hài hòa, bền vững mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Theo Phó Thủ tướng, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đã có những đóng góp thiết thực trong việc tăng cường gắn kết, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt - di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, vì phát triển của cộng đồng, sinh kế của người dân và phát triển bền vững ở khu vực và toàn cầu trong suốt hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý rằng, theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững năm 2024 tháng 6 vừa qua, chỉ 17% mục tiêu là đang đi đúng hướng. Riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nếu giữ nguyên tiến độ triển khai như hiện nay, phải đến năm 2062 mới có thể đạt được các cam kết đặt ra cho năm 2030.

"Công viên địa chất toàn cầu chính là một lời giải cho vấn đề toàn cầu này", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Công viên địa chất chính là 'lời giải' cho phát triển bền vững- Ảnh 2.
Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự - Ảnh: VGP/Minh Ngọc.

Làm rõ một số hướng hợp tác mới

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Hội nghị Thượng đỉnh tương lai tại New York (Hoa Kỳ) để biến lời nói và những cam kết thành hành động cụ thể định hình tương lai bền vững và bao trùm hơn. Đây chính là lúc châu Á-Thái Bình Dương, với vai trò động lực quan trọng, trung tâm phát triển năng động và tự cường của thế giới, cùng chung tay đóng góp vào việc ứng phó với các thách thức của thời đại, hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên, người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, làm rõ một số hướng hợp tác mới.

Thứ nhất, cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất trong nhận thức và hành động về bảo tồn và phát huy giá trị công viên địa chất vì phát triển bền vững.

Thứ hai, cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm hay, điển hình tốt, đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững công viên địa chất toàn cầu.

Thứ ba, thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên và hợp tác quốc tế phát triển công viên địa chất toàn cầu gắn với phát triển bền vững.

Thứ tư, cần thúc đẩy tầm nhìn dài hạn 5 năm, 10 năm cho phát triển Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu - một mạng lưới hợp tác quốc tế mạnh mẽ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản địa chất không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà còn vì các thế hệ tương lai.

"Tôi trông đợi Tuyên bố Cao Bằng sẽ là văn kiện quan trọng đánh giá hoạt động của Mạng lưới hai thập kỷ qua, đề xuất định hướng hợp tác trong thập kỷ tới, nhất là năm sau sẽ kỷ niệm 10 năm Chương trình Công viên địa chất toàn cầu" của UNESCO (2015-2025), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

(Theo Báo Chính phủ)

  • Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, để báo chí phát triển trong thời gian tới, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí.

Sự kiện - 12/11/2024 18:24

Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí

Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để hạn chế tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" trong báo chí, Bộ TT&TT đã có quy định mới, sẽ xử lý trực tiếp tổng biên tập và phóng viên nếu có vi phạm.

Sự kiện - 12/11/2024 18:23

Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Sự kiện - 12/11/2024 18:21

Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, có những thông tin gây thiệt hại vốn hóa nhiều nghìn tỷ đồng ở trên thị trường chứng khoán.

Sự kiện - 12/11/2024 15:14

Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok

Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok

Bộ trưởng TT&TT cho biết, hiện nay, tổng số người dùng của các mạng xã hội Việt Nam cộng lại thì tương đương, thậm chí cao hơn so với các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiktok.

Sự kiện - 12/11/2024 15:10

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí

Bộ trưởng TT&TT cho rằng, khi mạng xã hội ra đời đã "lấy mất nghề" của báo chí vì báo chí tập trung vào đưa tin nhưng mạng xã hội lại đưa tin nhanh hơn.

Sự kiện - 12/11/2024 12:38

Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu

Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, vấn đề quản lý mạng xã hội, chống tin giả, tin sai sự thật không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu.

Sự kiện - 12/11/2024 11:45

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.

Sự kiện - 12/11/2024 08:24

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Sự kiện - 11/11/2024 17:23

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thấp là do phụ thuộc vào các địa phương phải công bố các dự án đủ điều kiện tham gia chương trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đồng thời, khách hàng phải đủ điều kiện vay vốn.

Sự kiện - 11/11/2024 14:51

Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao

Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nợ xấu và nợ nhóm 2 của các dự án giao thông, cao tốc đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 20%. Trong đó, một phần nguyên nhân do tiền trả nợ làm đường cao tốc, thường đến từ nguồn thu phí.

Sự kiện - 11/11/2024 13:19

'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'

'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhưng, việc cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn.

Sự kiện - 11/11/2024 11:37

Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng

Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng

Trả lời việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đặt mục tiêu tăng cung vàng miếng nên mới chỉ đặt vấn đề bán cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC, chưa đặt vấn đề mua lại.

Sự kiện - 11/11/2024 10:16

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng Y tế và Thông tin – Truyền thông sẽ là những thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Sự kiện - 11/11/2024 06:43

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

TS. Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.

Sự kiện - 10/11/2024 17:09

 Sẽ có nghị quyết riêng tháo gỡ những dự án vướng mắc

Sẽ có nghị quyết riêng tháo gỡ những dự án vướng mắc

Những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý sẽ được Bộ KH&ĐT tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Sự kiện - 10/11/2024 15:52