Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia
Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.

Hiện tại, Việt Nam chưa có quỹ chuyên biệt để hỗ trợ phát triển nhà ở cấp quốc gia. Tại cấp địa phương, Bộ Xây dựng cho biết một số quỹ đầu tư phát triển địa phương có triển khai đầu tư xây dựng, cho vay phát triển nhà ở xã hội như Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM và có 4 quỹ có hoạt động đầu tư trực tiếp nhà ở xã hội (Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đắk Lắk), nhưng còn gặp nhiều khó khăn do không được bổ sung vốn.
Dù vậy, các chính sách này được đánh giá là thiếu tính liên tục, bền vững, kết quả chương trình hỗ trợ còn hạn chế trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội. Có thể thấy tổng số tiền giải ngân của gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội (NOXH) đến hết quý I/2025 mới chỉ đạt 3.400 tỷ đồng, tương đương 2,3% quy mô gói; kết quả thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030: hết quý I/2025, mới đạt 6,2% kế hoạch.
Thiếu quỹ chuyên biệt cũng là một nguyên nhân khiến nguồn cung NOXH còn rất hạn chế (ngoài những nguyên nhân như quy trình, thủ tục, giá nhà ở tăng cao…)
Do đó, việc đưa Quỹ Nhà ở quốc gia vào Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích trong việc phát triển các dự án NOXH.
Phát biểu tại Hội thảo "Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới" do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức, bà Tống Thị Hạnh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết ban đầu Quỹ Nhà ở quốc gia thiên nhiều về chính sách tài chính. “Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu từ Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng, chúng tôi cho rằng quỹ này không đơn thuần làm nhiệm vụ cho vay, hỗ trợ vốn, hình thành nguồn tài chính… cho công tác đầu tư và mua NOXH. Nếu theo hướng này thì sẽ trùng lặp các chính sách hỗ trợ tài chính trong Luật Nhà ở hiện hành. Một nguyên tắc trong việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là không trùng lặp nhiệm vụ chi”, bà nói.
Bà Hạnh cũng cho biết thêm nguồn lực đóng góp cho quỹ sẽ đến từ sách Nhà nước và nguồn đóng góp tự nguyện từ tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tạo nguồn lực quỹ này.
“Những đóng góp không chỉ đến từ nguồn lực tài chính, mà có thể là huy động chính từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đóng góp vào Quỹ Nhà ở quốc gia các căn nhà được xây ở trong nhà ở thương mại, hoặc đóng góp nguyên vật liệu, công nghệ khi Nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước”, bà Tống Thị Hạnh nói.
Doanh nghiệp "mong" Quỹ Nhà ở quốc gia
Ông Trần Công Tưởng – Tổng giám đốc Tập đoàn Capital House rất kỳ vọng trước những điểm mới trong Nghị quyết thí điểm các cơ chế đặc thù NOXH.
"Chúng tôi mong muốn các chính sách nhanh chóng được triển khai để hoạt động đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội của các doanh nghiệp được đẩy nhanh, tạo thêm sản phẩm đưa đến tay người thụ hưởng từ chính sách NOXH", ông Trần Công Tưởng nói.
Đối với việc phát triển Quỹ Nhà ở quốc gia, ông Tưởng góp ý có thể tối ưu hóa nguồn lực xã hội thông qua sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa hiệu quả, để làm NOXH.
Bên cạnh đó, với cơ chế điều kiện xét duyệt đối tượng thụ hưởng NOXH, CEO Capital House mong muốn các địa phương sẽ đồng nhất về quan điểm, cũng như quy trình phối hợp trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký mua, thuê mua cụ thể hơn.
"Đặc biệt với đối tượng 5 (Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp -PV), việc xác nhận thu nhập tại các địa phương có một số bất cập, chúng tôi mong muốn những điều này được tháo gỡ để người dân được tiếp cận NOXH”, ông Tưởng nói.
Theo TS. Cấn Văn Lực, nên xem xét giao Quỹ Nhà ở quốc gia cho một Bộ chủ trì việc quản lý và sử dụng quỹ (có thể là Bộ Tài chính hoặc Bộ Xây dựng) và Chính phủ đóng vai trò giám sát, kiểm tra hoạt động quỹ hoặc ủy thác cho 1 cơ quan có tính độc lập tương đối.
Ông kiến nghị cách thức hoạt động của quỹ nên theo mô hình "có thu - có chi", không vì lợi nhuận nhưng đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp chi phí (tương tự như Hàn Quốc). Ngoài ra, cấu trúc nguồn vốn có thể là 30-35% từ NSNN và từ hoạt động của quỹ, 40% từ đóng góp của người thụ hưởng và doanh nghiệp, 20% từ thu tiền giá trị tương đương quỹ đất NOXH, 5-10% từ các nguồn khác (bán tài sản công,…)
Về đối tượng hỗ trợ, có thể sử dụng quỹ để hỗ trợ chi phí GPMB, xây dựng hạ tầng để đấu nối với dự án (nếu địa phương không đủ chi phí) và sau đó, địa phương sẽ giao lại quỹ đất sạch cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Lực cho rằng nên cấp bù lãi suất cho các ngân hàng được lựa chọn cho vay, bảo lãnh doanh nghiệp bất động sản, người dân có nhu cầu vay vốn (có thể thu phí); cho vay trực tiếp; đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng các dự án NOXH, nhà ở thu nhập thấp…
Ở góc nhìn của mình, PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng kiến nghị Quỹ phát triển NOXH Quốc gia có thể học theo mô hình Housing Australia và CMHC (Canada), với cơ chế tự chủ, minh bạch, huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ, thuế sử dụng đất, ODA, và vốn tư nhân.
Quỹ này sẽ cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, bao gồm vay ưu đãi lãi suất cố định 10-15 năm, kỳ hạn 20-25 năm, không yêu cầu thế chấp khắt khe. Bên cạnh đó, khuyến khích ngân hàng thương mại tham gia giảm dự trữ bắt buộc và ưu đãi thuế. Cùng với đó, phát triển quỹ tiết kiệm nhà ở (Đức, Hàn Quốc) và trái phiếu NOXH để tạo nguồn vốn bền vững, đồng thời lồng ghép tín dụng xanh cho các dự án đạt chuẩn tiết kiệm năng lượng.
- Cùng chuyên mục
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh
Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.
Sự kiện - 11/07/2025 23:48
Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.
Sự kiện - 11/07/2025 19:20
Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA
Hội nghị đối thoại công - tư tại Đà Nẵng sẽ thông tin về tiềm năng, thách thức của thị trường EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
Sự kiện - 11/07/2025 07:00
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 10/07/2025 15:12
Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.
Sự kiện - 10/07/2025 13:46
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Phát triển kinh tế biển cần tạo ra 4 đột phá'
Bước vào kỷ nguyên tăng trưởng xanh, kinh tế biển Việt Nam đối mặt nhiều thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương. Quy hoạch không gian biển và hợp nhất địa giới hành chính mở ra cơ hội định hình hành lang sinh học, tiếp cận tổng thể các mô hình phát triển bền vững toàn cầu.
Sự kiện - 09/07/2025 12:15
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng 2 con số
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh và khó lường, Việt Nam cần phải hành động quyết liệt, đặc biệt khơi thông các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Sự kiện - 09/07/2025 06:45
Bí thư Hà Nội: Chính sách phải khả thi, đi vào cuộc sống
Bí thư Hà Nội cho rằng, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, phải thực sự đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 08/07/2025 14:06
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp bộ máy
Tổng Bí thư nêu rõ tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ và quản lý tài sản công liên quan sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 08/07/2025 06:45
Tạp chí Nhà đầu tư cùng nhà tài trợ trao 100 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng với nhà tài trợ đã trao 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai xã Nậm Cắn, Chiêu Lưu.
Sự kiện - 07/07/2025 20:06
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trường đua ngựa
Xã Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa.
Sự kiện - 07/07/2025 11:27
Đến 2030, Hà Nội phấn đấu kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 60% GRDP
Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP. Hà Nội phấn đấu tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP.
Sự kiện - 07/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'
-
2
Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina
-
3
Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp
-
4
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
-
5
Người nước ngoài được mua những dự án nhà ở nào ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago