[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được xem là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển quốc gia. Với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khắt khe, đây không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần, mà còn là phép thử về năng lực quản trị, phối hợp đa ngành, đa cấp, khả năng huy động nguồn lực và đặc biệt là niềm tin vào sức bật của kinh tế tư nhân Việt Nam.

Chính phủ và Quốc hội đã đặt ra một "đầu bài" lớn, vừa đòi hỏi tiến độ, chất lượng, hiệu quả tài chính, vừa yêu cầu nội địa hóa cao, hạn chế nợ công và mở rộng không gian cho tư nhân tham gia theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, hai "bài làm" đáng chú ý nhất đã được nộp lên bàn Chính phủ đến thời điểm này là đề xuất của Vingroup và Thaco – hai tập đoàn tư nhân lớn có tham vọng, năng lực và tầm nhìn dài hạn với hạ tầng quốc gia.
Vingroup, thông qua pháp nhân mới là VinSpeed, đưa ra đề xuất đầu tư theo mô hình PPP/BOT với định hướng trở thành tổng thầu tích hợp – từ thiết kế, xây dựng, vận hành đến quản lý hệ sinh thái TOD dọc tuyến.
Khác với tư duy nhà thầu thi công truyền thống, Vingroup đề xuất một mô hình tích hợp cả hạ tầng giao thông với phát triển đô thị, tạo dòng tiền xoay vòng, giảm gánh nặng ngân sách, tận dụng tối đa hiệu quả quỹ đất dọc tuyến. Tập đoàn này cũng cam kết huy động vốn xã hội hóa, kết hợp các nguồn tài chính trong và ngoài nước, triển khai theo cơ chế quản trị tiên tiến và giảm thiểu phụ thuộc vào vốn vay công.
Trong khi đó, Thaco (Trường Hải) lại chọn một hướng tiếp cận kỹ thuật hơn, tập trung vào các hợp phần có liên quan đến sản xuất đầu máy, toa xe, logistic và công nghiệp phụ trợ. Với lợi thế rõ rệt trong lĩnh vực cơ khí chính xác và chuỗi cung ứng nội địa, Thaco đặt kỳ vọng trở thành nhà sản xuất chính các đoàn tàu và linh kiện, có thể nội địa hóa cao nếu được chuyển giao công nghệ. Đề xuất của Thaco cũng đi kèm một loạt kiến nghị chính sách ưu đãi để kích thích đầu tư sản xuất trong nước.
Cả hai đề xuất đều có ưu điểm và giá trị riêng. Vingroup cho thấy sự toàn diện, mang tính chiến lược từ đầu vào đến đầu ra của một hệ sinh thái hạ tầng – đô thị – tài chính tích hợp. Thaco thể hiện chiều sâu trong ngành cơ khí, tiệm cận chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp nặng, một mắt xích không thể thiếu nếu Việt Nam muốn làm chủ công nghệ đường sắt.
Tuy vậy, về mặt tổng thể, Vingroup đang cho thấy mức độ sẵn sàng cao hơn để đảm đương vai trò tổng thầu – người điều phối chính toàn dự án, trong khi Thaco phù hợp với vai trò nhà thầu hợp phần hoặc đối tác trong liên danh tổng thể. Để đánh giá tính khả thi của đề xuất từ Vingroup, cần nhìn lại các siêu dự án mà doanh nghiệp này đã thực hiện trong vòng 10 năm qua.
Vành đai 2 trên cao tại Hà Nội – một dự án BT có mức độ phức tạp cao về giải phóng mặt bằng, kỹ thuật thi công trong đô thị đông dân – đã hoàn thành đúng tiến độ dù gặp trở ngại lớn từ dịch COVID-19. Các đại đô thị như Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm), Smart City (Mễ Trì), Dream City (Hưng Yên), Grand Park (Thủ Đức), Vũ Yên (Hải Phòng), Cần Giờ (TP.HCM) và tới đây là Triển lãm Cổ Loa (Đông Anh) đều được triển khai bài bản, với mức đầu tư từ 3–10 tỷ USD mỗi dự án, tích hợp giao thông – hạ tầng – công nghệ – dịch vụ – quản lý vận hành trong thời gian rút ngắn đáng kể so với các chủ đầu tư nhà nước hay nước ngoài.
Quan trọng hơn, Vingroup đang áp dụng hệ thống quản trị hiện đại, với KPI rõ ràng cho từng giai đoạn, camera giám sát công trường theo thời gian thực, quản lý tiến độ – chi phí – nhân sự – thiết bị bằng nền tảng số toàn diện. Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro đội vốn, thất thoát, và quan trọng nhất là giữ lời hứa về tiến độ với xã hội – điều mà nhiều dự án đầu tư công lớn còn đang loay hoay.
Một yếu tố khác không thể bỏ qua là khả năng huy động vốn và tạo dòng tiền của Vingroup. Không chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng, tập đoàn này đã nhiều lần phát hành trái phiếu quốc tế, IPO các công ty con, thu hút các quỹ đầu tư lớn và đặc biệt là khai thác rất hiệu quả mô hình TOD – lấy giá trị gia tăng từ phát triển đô thị xung quanh các nhà ga để quay vòng đầu tư.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất "đầu tư có hoàn lại" của hình thức BOT, PPP, góp phần giảm áp lực lên ngân sách mà vẫn đảm bảo tính khả thi và bền vững.
Trong khi đó, nếu Chính phủ và Quốc hội quyết tâm nội địa hóa công nghệ đường sắt, việc Vingroup giữ vai trò tổng thầu điều phối, còn Thaco tham gia với tư cách nhà sản xuất đoàn tàu, đối tác công nghiệp chính, sẽ là một lựa chọn tối ưu.
Ngoài Thaco, có thể bổ sung liên danh với những doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng, kết cấu thép, logistics như Hòa Phát, Coteccons, T&T, để tạo ra một "liên quân Việt" đủ năng lực thi công tổng thể, vừa chủ động công nghệ, vừa bảo đảm chất lượng công trình.
Chính phủ hoàn toàn có thể phân kỳ đầu tư, sử dụng vốn đầu tư công cho những đoạn nền tảng như depot, hầm dài, cầu lớn ở các khu vực địa hình khó, còn lại trao cơ hội cho khu vực tư nhân thực hiện phần tuyến mở, dễ thi công, có thể gắn với đô thị hóa và phát triển quỹ đất. Cách tiếp cận này không chỉ dung hòa lợi ích giữa Nhà nước – tư nhân – người dân mà còn đảm bảo đúng lộ trình sớm đưa tàu cao tốc vào vận hành phục vụ nhân dân.
Người dân Việt Nam, sau bao năm chờ đợi, cần một tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ đẹp trên giấy mà phải sớm thành hình trên thực địa. Giấc mơ đi từ Hà Nội vào TP.HCM trong 6 giờ, không delay, không tắc đường, không lo thời tiết, là khát vọng xứng đáng được thực hiện.
Và nếu Chính phủ chọn được "người cầm trịch" xứng tầm – là một tổng thầu có thực lực, trách nhiệm, uy tín như Vingroup, kết hợp các đối tác chiến lược như Thaco, Hòa Phát… trong một mô hình hợp tác công – tư linh hoạt, thì giấc mơ đó không còn xa.
Đây chính là cơ hội lịch sử để phát huy tối đa vai trò của tư nhân Việt Nam, hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết 68, và mở đường cho một tương lai hạ tầng do chính người Việt làm chủ.
- Cùng chuyên mục
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh
Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.
Sự kiện - 11/07/2025 23:48
Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.
Sự kiện - 11/07/2025 19:20
Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA
Hội nghị đối thoại công - tư tại Đà Nẵng sẽ thông tin về tiềm năng, thách thức của thị trường EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
Sự kiện - 11/07/2025 07:00
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 10/07/2025 15:12
Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.
Sự kiện - 10/07/2025 13:46
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Phát triển kinh tế biển cần tạo ra 4 đột phá'
Bước vào kỷ nguyên tăng trưởng xanh, kinh tế biển Việt Nam đối mặt nhiều thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương. Quy hoạch không gian biển và hợp nhất địa giới hành chính mở ra cơ hội định hình hành lang sinh học, tiếp cận tổng thể các mô hình phát triển bền vững toàn cầu.
Sự kiện - 09/07/2025 12:15
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng 2 con số
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh và khó lường, Việt Nam cần phải hành động quyết liệt, đặc biệt khơi thông các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Sự kiện - 09/07/2025 06:45
Bí thư Hà Nội: Chính sách phải khả thi, đi vào cuộc sống
Bí thư Hà Nội cho rằng, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, phải thực sự đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 08/07/2025 14:06
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp bộ máy
Tổng Bí thư nêu rõ tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ và quản lý tài sản công liên quan sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 08/07/2025 06:45
Tạp chí Nhà đầu tư cùng nhà tài trợ trao 100 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng với nhà tài trợ đã trao 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai xã Nậm Cắn, Chiêu Lưu.
Sự kiện - 07/07/2025 20:06
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trường đua ngựa
Xã Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa.
Sự kiện - 07/07/2025 11:27
Đến 2030, Hà Nội phấn đấu kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 60% GRDP
Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP. Hà Nội phấn đấu tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP.
Sự kiện - 07/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago