Chân dung các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài - Bài 2: Điểm mặt những ‘tay chơi’ ngoại đình đám

NHÂN TÂM
07:00 25/08/2020

Với lợi thế lớn về nguồn vốn, các công ty chứng khoán “ngoại” đang thách thức vị thế của các thành viên thị trường trong nước. Cũng vì thế, giới đầu tư được hưởng lợi lớn nhờ sự nâng cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng, phí giao dịch ưu đãi…

nhadautu - cac CTCK ngoai dan sau vao TTCK Viet

Các CTCK nước ngoài đang thách thức vị thế của các thành viên thị trường trong nước (Ảnh minh họa: Internet)

Hiện nay, có 83 công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động, 74 trong số đó là thành viên của các sở giao dịch chứng khoán. Dẫu vậy, nếu xét về mức độ phủ sóng, nhà đầu tư thường chỉ nhớ đến một vài cái tên nổi bật, đơn cử như: CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI), CTCP Chứng khoán MBB (HNX: MBS), CTCP Chứng khoán VnDirect (HOSE: VND), CTCP Chứng khoán Bản Việt (HOSE: VCI - VCSC) và vài cái tên khác nằm trong top 10 thị phần môi giới.

Với kết quả kinh doanh tích cực, tỷ lệ an toàn tài chính tốt, đội ngũ môi giới và phân tích có trình độ cao,… không khó hiểu khi những cái tên kể trên dễ dàng được nhiều nhà đầu tư tin tưởng “chọn mặt gửi vàng”.

Quý II/2020 ghi nhận top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất trên HOSE chiếm tới 64,82% thị phần. Trong bối cảnh như vậy, các CTCK đã phát triển, nay lại càng phát triển hơn, còn các công ty chứng khoán nhỏ lại càng khó hơn nữa.

Nắm bắt được vấn đề này, dòng vốn ngoại đã âm thầm M&A các CTCK nhỏ và biến họ trở thành “tay chơi” lớn trên thị trường chứng khoán.

Tháng 10/2017, Yuanta Securities – cổ đông ngoại gốc Đài Loan, đã “rộng đường” thâu tóm CTCP Chứng khoán Đệ Nhất khi cổ đông doanh nghiệp này chấp thuận hai doanh nghiệp liên quan tới Yuanta được cùng mua trọn 100% cổ phần mà không cần thủ tục chào mua công khai.

Trong đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng, cổ đông lớn Yuanta Securities đã nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên hơn 85,2 triệu cổ phần, qua đó hai cổ đông liên quan tới Yuanta đã nắm tới 99,99% vốn CTCK này, tương đương cổ đông ngoại này đã chi 700 tỷ đồng để mua toàn bộ số cổ phần phát hành.

Cùng thời điểm, một cổ đông ngoại Singapore là Sunvie Investment đã mua hơn 16,6 triệu cổ phiếu CTCP Chứng khoán Phương Nam từ chính Chủ tịch CTCK này - ông Lữ Bình Huy, qua đó nắm 49% cổ phần Phương Nam. Sau đó, công ty đổi tên thành CTCP Chứng khoán Phương Nam Funan.

Đáng chú ý nhất phải kể đến trường hợp của CTCP Chứng khoán Maritime (MSI). Vào năm 2017 MSI được KB Securities – CTCK của Hàn Quốc mua thỏa thuận 99% cổ phần với giá 35 tỷ won, tương đương 31 triệu USD, khoảng 700 tỷ đồng. Sau đó, MSI đổi tên thành CTCP Chứng khoán KB Việt Nam.

Một trường hợp khác gây chú ý là CTCP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (HNX: IVS). ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của công ty này đã thông qua phương án tăng room ngoại lên 100%. Trong phương án phát hành cổ phiếu chào bán riêng lẻ gần đây nhằm tăng vốn điều lệ từ 340 tỷ lên 900 tỷ đồng, đa phần các cổ đông ngoại đã mua vào hết số cổ phần này. Cụ thể: Guotai Junan International Holdings Limited - công ty chứng khoán Trung Quốc đầu tiên niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồng Kông đã mua 46 triệu cổ phiếu; Công ty TNHH Dazhong (Việt Nam) mua 3 triệu cổ phiếu; cá nhân Pan Zhi Rong mua 2 triệu cổ phiếu riêng lẻ; cá nhân Nguyễn Thanh Tú mua 1 triệu;…

Ngoài ra, cũng phải kể đến Công ty Shinhan Investment Corporation đã mua lại toàn bộ vốn CTCP Chứng khoán Nam An, sau đó công ty này cũng đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam. Tính đến năm 2014, Chứng khoán Nam An có vốn chủ sở hữu là 140 tỷ đồng.

Với CTCP Chứng khoán Phú Hưng, khởi sự cái tên Phú Hưng là mối lương duyên giữa CTCP Chứng khoán Âu Lạc (Âu Lạc) và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng (tên hiện tại là Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng) - chủ đầu tư dự án bất động sản đình đám cùng tên ở quận 7, TP.HCM. Theo đó, cuối tháng 2/2008, Công ty CX Technology (Cayman), thuộc sở hữu của gia đình Ting, đã trở thành cổ đông chiến lược của Âu Lạc khi tham gia góp 49% vốn điều lệ trong đợt Âu Lạc tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.

Từ tháng 9/2008, ông Albert Kwang – Chin Ting, con trai lớn của ông Lawrence S.Ting (cố Chủ tịch đầu tiên của Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng) chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Phú Hưng.

Đến năm 2015, PHS nhận sáp nhập CTCP Chứng khoán An Thành, với mục tiêu nhắm đến tập khách hàng của An Thành, hơn là gia tăng nền tảng tài chính. Bởi lẽ, nguồn lực tài chính của các cổ đông ngoại của PHS là không hề nhỏ. Trong vòng 4 năm (từ năm 2016 đến tháng 2/2020), bằng 4 đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ, PHS đã tăng vốn gấp 4,44 lần, từ 202,6 tỷ lên 900 tỷ đồng.

Hiện tại, các cổ đông lớn PHS gồm: Phu Hung Far East Holding (Albert Kwang – Chin Ting là Người đại diện, Thành viên HĐQT) - 46%, An Thinh Development Limited - 18,09%, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Vũ Thái - 12,88%, Freshfields Capital Corporation - 7,56%, Dong Bang Development Limited - 7,56%. Ngoài ra, PHS còn có cổ đông họ Phú Hưng khác là CTCP Bảo hiểm Phú Hưng - 2,09%.

CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS) thành lập từ năm 2008, tiền thân là CTCP Chứng khoán Phượng Hoàng. Ban đầu, đây là CTCK có quy mô nhỏ, tập trung vào 2 nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Sau gần 10 năm hoạt động, đến giữa năm 2016, thị trường chứng kiến sự đổi chủ ở Phượng Hoàng khi 15 cổ đông cũ chuyển nhượng 100% vốn cổ phần cho các cá nhân khác.

Ngày 18/10/2016, CTCP Chứng khoán Phượng Hoàng đã chính thức đổi tên thành CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS), chuyển trụ sở chính về 117 Trần Duy Hưng – Hà Nội, đồng thời cũng chính thức thay đổi hoàn toàn hệ thống giao dịch mới. Đến tháng 8/2018, VNCS đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công từ 60 tỷ đồng lên mức 168 tỷ đồng, thông qua đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Theo danh sách chốt ngày 29/1/2019, chiếm đa số trong cơ cấu cổ đông của VNCS là các cổ đông nước ngoài với tỷ lệ sở hữu lên tới 64,3% do 2 cổ đông Trung Quốc nắm giữ là ông Wang Wei Ya (chiếm 38,6%) và ông Li You Mu (chiếm 25,7%).

Về phía cổ đông trong nước, đa số cổ phần do ông Hoàng Xuân Hùng nắm giữ với tỷ lệ sở hữu đạt 27,4%. Số cổ phần còn lại do 154 cổ đông tổ chức và cá nhân khác nắm giữ.

Một cái tên khác phải kể đến là CTCP Chứng khoán Mirae Asset. Công ty được thành lập theo Quyết định số 73/UBCK-GP ngày 18/12/2007 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Đến ngày 8/4/2009, UBCKNN đã ban hành Quyết định số 218/ỌĐ-UBCK chấp thuận việc đổi tên thành CTCP Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam).

Tính đến hết ngày 30/6/2020, vốn góp chủ sở hữu công ty đạt 5.445,5 tỷ đồng, 100% vốn thuộc sở hữu của Mirae Asset Securities (HK) Limited. So với những cái tên kể trên, Chứng khoán Mirae Asset có phần nổi bật hơn khi là cái tên quen thuộc trong top 10 thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HOSE. Trong quý I/2020 và quý II/2020, Chứng khoán Mirae Asset lần lượt nắm 5,5% và 4,33% thị phần môi giới tại sàn giao dịch lớn nhất nước này.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến CTCP Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), công ty được thành lập theo Giấy phép số 71/UBCK-GP do Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCK) cấp ngày 14/12/2007 và chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2008.

Sau khi tập đoàn tài chính Maybank Group (Malaysia) mua lại toàn bộ cổ phần của Kim Eng Holdings Ltd - hiện nay là Maybank Kim Eng Holdings Ltd, tập đoàn tài chính đã kiểm soát 49% cổ phần tại KEVS thông qua Maybank Kim Eng Holdings Ltd. Công ty sau đó được đổi tên thành CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng theo Giấy phép điều chỉnh số 105/GPĐC-UBCK ngày 10/08/2012.

Ngày 3/1/2014, MBKE đã chính thức được UBCKNN chấp thuận hình thức sở hữu mới: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng (“MBKE”) theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 117/GP-UBCK và là công ty chứng khoán có 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam.

Giống Chứng khoán Mirae Asset, MBKE cũng là cái tên quen thuộc khi nhiều lần góp mặt trong top 10 thị phần sàn HOSE. Trong quý I/2020, MBKE nắm 3,47% thị phần môi giới trên sàn HOSE. Dù vậy, trong quý II/2020, MBKE đã nhanh chóng bị đánh bật khỏi bảng xếp hạng Top 10 thị phần, thay vào đó là sự xuất hiện của CTCK nội là TCBS (thị phần đạt 3,49%).

Đường dài mới biết ngựa hay

Ngoài lợi thế về nguồn vốn lãi suất thấp, các CTCK ngoại còn có tiềm lực tài chính lớn mạnh, đa phần nhờ vào cổ đông lớn nắm quyền chi phối. Đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng có sự tăng trưởng cả về chất và lượng, những “tay chơi” này không giấu diếm tham vọng cạnh tranh với nhóm công ty top đầu thị phần.

Để đạt mục đích này, nhiều CTCK đã “tung” ra nhiều ưu đãi về phí giao dịch nhằm thu hút khách hàng. Có thể thấy, nhiều công ty trong số này hoạt động kinh doanh dựa trên lãi các khoản cho vay và phải thu (cho vay margin).

Đơn cử, tổng doanh thu hoạt động bán niên 2020 của Yuanta Việt Nam đạt 126,3 tỷ đồng thì chiếm 66% là lãi từ các khoản cho vay và phải thu (83,4 tỷ); hoặc tại CTCK Phú Hưng, lãi từ cho vay margin đạt 54,3 tỷ đồng, chiếm 59% tổng doanh thu.

Sự gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam của khối ngoại được dự báo sẽ khiến cuộc cạnh tranh thị phần trở nên hấp dẫn hơn. Dù vậy, trong ngắn hạn, “cuộc chơi” vẫn nằm trong tay các “ông lớn” CTCK trong nước. Có thể thấy, trong quý II/2020 vừa qua, chỉ có duy nhất 1 công ty ngoại lọt top 10 là Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), hoặc MBKE.

Dẫu vậy, sự gia nhập thị trường của các công ty chứng khoán ngoại vẫn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành môi giới chứng khoán. Khi các CTCK ngoại tích cực gia tăng chất lượng dịch vụ, giảm giá giao dịch, lôi kéo các nhân sự chất lượng,… các CTCK nội có tiềm lực cũng sẽ không thể ngồi yên. Và như vậy, người được lợi sẽ là các nhà đầu tư chứng khoán.

  • Cùng chuyên mục
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Tài chính - 08/05/2025 18:40

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Tài chính - 07/05/2025 08:51

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…

Tài chính - 07/05/2025 07:55

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.

Tài chính - 06/05/2025 15:41

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 06/05/2025 11:11

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.

Tài chính - 05/05/2025 16:33