Căn cứ nào giúp SCIC ‘ra giá’ 130.000 đồng cho mỗi cổ phần IKH?

Nhàđầutư
SCIC muốn thoái 48,06% vốn tại Công ty CP In Khoa học Kỹ thuật (mã IKH) với mức giá 130.000 đồng/cổ phần, nhưng cổ đông cá nhân chào mua công khai 41,61% cổ phần, bà Phan Thị Thu Hương chỉ muốn trả 9.100 đồng/cổ phần.
HÓA KHOA
13, Tháng 06, 2019 | 10:38

Nhàđầutư
SCIC muốn thoái 48,06% vốn tại Công ty CP In Khoa học Kỹ thuật (mã IKH) với mức giá 130.000 đồng/cổ phần, nhưng cổ đông cá nhân chào mua công khai 41,61% cổ phần, bà Phan Thị Thu Hương chỉ muốn trả 9.100 đồng/cổ phần.

nhadautu - toa nha nguyen khuyen cua IKH

 

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, cổ đông lớn nhất tại IKH – Công ty CP Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái 48,06% vốn cổ phần IKH trong thời gian tới đây. Mức giá họ đưa ra là 130.000 đồng/cổ phần, gấp 16,4 lần so với thị giá trên sàn, tương đương SCIC sẽ thu về hơn 98,1 tỷ đồng sau phiên đấu giá này.

Công ty CP In Khoa học kỹ thuật tiền thân là Nhà in Minh Sang, hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX và được cổ phần hóa vào năm 2006. Mảng kinh doanh chính của họ là hoạt động trong ngành in ấn, vật tư ngành in.

Trong năm 2018, doanh thu thuần IKH đạt gần 16,7 tỷ đồng, giảm 2,44% so với cùng kỳ năm ngoái, lãi trước thuế đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 5,30%. Tổng tài sản IKH đến ngày 31/12/2018 đạt hơn 22,744 tỷ đồng, trong đó chiếm hơn một nửa là tài sản cố định hữu hình 11,961 tỷ đồng.

Ban giám đốc IKH đánh giá, kết quả kinh doanh chưa đạt được mức như kỳ vọng. Nguyên nhân phần nào đến từ công nghệ, máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất IKH đã quá lạc hậu, chất lượng kém, đặc biệt trong bối cảnh ngành in càng phát triển với công nghệ in và gia công liên tục được hiện đại hóa và đổi mới.

Điều này cũng lý giải vì sao cổ phiếu IKH vẫn lẹt đẹt sau hơn 1 năm rưỡi giao dịch trên sàn UpCom.

nhadautu - gia cp IKH

Thị giá cổ phiếu IKH từ khi lên sàn đến nay

Do đó, giới đầu tư không khỏi băn khoăn về mức giá 130.000 đồng/cổ phần mà SCIC đưa ra.

Trước đó, SCIC từng nỗ lực hai thoái vốn tại IKH trong năm 2018.

Lần đầu vào tháng 3/2018, thực hiện theo Quyết định số 49 ngày 28/2/2018 và Công văn số 266  ngày 28/2/2018 của SCIC, đơn vị này đã bán đấu giá toàn bộ số 800.760 cổ phần với mức giá 11.000 đồng/cổ phần, kết quả chỉ có duy nhất nhà đầu tư Bùi Thị Thúy Vân mua vào 45.760 cổ phần.

Hơn 1 năm sau, SCIC vào tháng 5/2019 tiếp tục bán đấu giá toàn bộ 755.000 cổ phần, tỷ lệ 48,06% vốn với mức giá 130.000 đồng/cổ phần, gấp gần 12 lần so với lần đấu giá gần nhất (3/2018). Phiên đấu giá này đã thất bại khi không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia.

Như vậy, SCIC vẫn giữ nguyên giá đấu khởi điểm trong lần đấu giá thứ ba.

Đáng chú ý, ngay trước ngày SCIC công bố thoái vốn, bà Phan Thị Thu Hương - một nữ cổ đông lớn người Hà Tĩnh và cũng là thành viên HĐQT không điều hành, muốn thực hiện chào mua 653.630 cổ phiếu, tỷ lệ 41,61% số lượng cổ phiếu IKH đang lưu hành, con số này gần bằng với 48,06% vốn IKH mà SCIC đang nắm giữ.

Hiện tại, bà Hương đang nắm 23,39% vốn IKH, đồng nghĩa nữ cổ đông này chắc chắn phải “deal” với SCIC để đạt được tỷ lệ sở hữu mục tiêu 65%.  Dù vậy, mức giá bà muốn mua chỉ vỏn vẹn là 9.100 đồng/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giá SCIC mong muốn.

Bà Hương là cổ đông mới xuất hiện trong năm 2017, cũng ngay trong năm này bà đã nắm 19,1% vốn IKH. Sau khi liên tục mua gom cổ phiếu, bà đã nắm 23,39% vốn IKH như hiện tại.

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, bà Phan Thị Thu Hương hiện đang là Chủ sở hữu/Người đại diện theo pháp luật Công ty CP Sản xuất và thương mại P.P, một nguồn tin khác cho thấy bà nắm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty này từ năm 2004 đến ít nhất là tháng 10/2018.

Công ty của bà Hương được thành lập năm 2004 và là thành viên của Hiệp hội giấy Việt Nam, Hiệp hội in Việt Nam, Hiệp hội bao bì Việt Nam. Hiện tại, P.P là một trong số các công ty sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm giấy, bột giấy và bao bì lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm công ty nhập khẩu và kinh doanh bao gồm: Giấy in báo, giấy kraft, giấy mầu, giấy carbon, ivory, duplex, couche, ford, crystal, bột giấy, giấy phế liệu … 

Công ty bao gồm 2 nhà máy. Một nhà máy đặt tại KCN Quang Minh – Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp P.P và một nhà máy đặt tại Phú Xuyên, Hà Nội – Công ty CP Giấy Vạn Điểm.

Vào tháng 7/2018, P.P có vốn điều lệ 30 tỷ đồng; sau đó công ty liên tục tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng vào tháng 4/2019 và 150 tỷ đồng đến tháng 7/2019.

Với hệ thống dây chuyền được đầu tư hiện đại và ngành nghề kinh doanh có sự tương đương nhất định với IKH, nữ cổ đông gốc Hà Tĩnh được kỳ vọng sẽ “vực dậy” tình hình tài chính kinh doanh của IKH, đặc biệt trong bối cảnh công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đơn vị cùng ngành.

Hay vì “đất vàng” Nguyễn Khuyến?

Công ty có lịch sử hơn trăm năm tuổi đang nắm mảnh đất vàng có diện tích 2.547,5 m2 tại địa chỉ 101A Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội (trong đó 700 m2 sử dụng cho thuê nhà, phần còn lại sản xuất kinh doanh); mảnh đất thứ hai của họ nằm tại địa chỉ số 120 cũng trên tuyến phố này, với diện tích 58,5 m2 và được sử dụng toàn bộ với mục đích cho thuê nhà.

“Bóc tách” con số từ BCTC kiểm toán cho thấy, hoạt động cho thuê bất động sản trong năm 2018 đạt gần 4,5 tỷ đồng và góp khoảng 25% trong cơ cấu doanh thu, nhưng lại chiếm đến gần 93% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi đạt gần 4,4 tỷ đồng.

Theo khảo sát của Nhadautu.vn,  1 m2 nhà mặt phố tại Nguyễn Khuyến được rao bán từ gần 200 – 230 triệu đồng. 

Như vậy, một khi có đủ giấy tờ, lô đất này ước tính có tổng giá trị lên đến hơn nửa ngàn tỷ đồng.

Liệu đây là cơ sở SCIC đang dựa vào để đưa ra mức giá 130.000 đồng/cổ phiếu với IKH?

Ngoài bà Hương, IKH còn có cổ đông cá nhân lớn thứ hai là bà Bùi Thị Thúy Vân (nắm 287.146 cổ phiếu, tỷ lệ 18,28%). Tìm hiểu cho thấy, bà Vân cũng có nguyên quán tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ngoài ra, bà là Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp P.P – thành viên Công ty CP Sản xuất và thương mại P.P (từ tháng 4/2013 đến thời điểm gần nhất có thể cập nhật là tháng 8/2018).

Tính ra, hai cổ đông cá nhân gốc Hà Tĩnh đang nắm 654.666 cổ phiếu IKH, tỷ lệ 41,67%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ