Các khu công nghiệp ở Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng xanh

Nhàđầutư
Là thành phố đầu tiên của Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 2 - 3 khu công nghiệp (KCN) sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia, đến năm 2045 cơ bản đạt được các tiêu chí của thành phố tuần hoàn.
THÀNH VÂN
16, Tháng 11, 2023 | 08:11

Nhàđầutư
Là thành phố đầu tiên của Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 2 - 3 khu công nghiệp (KCN) sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia, đến năm 2045 cơ bản đạt được các tiêu chí của thành phố tuần hoàn.

Hướng đến KCN sinh thái

Tăng trưởng xanh đang là xu hướng của chung của thế giới để phát triển bền vững, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên... TP. Đà Nẵng cũng đang trên đường xây dựng tăng trưởng xanh tại các KCN trên địa bàn.

Là chủ đầu tư của hai khu công nghiệp KCN Liên Chiểu (diện tích 289ha) và KCN Hòa Khánh mở rộng (diện tích 132 ha), lãnh đạo CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN) thông tin, đến nay, hai KCN trên đã thu nhiều nhà đầu tư chiến lược, các thương hiệu lớn trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố, với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD.

Những nhà đầu tư tiêu biểu có thể kể đến như: Công ty TNHH Bao Bì nước giải khát Crown Đà Nẵng (70 triệu USD), Công ty TNHH TCIE Việt Nam (150 triệu USD), Công ty TNHH Keytronic Việt Nam (70 triệu USD)…

Theo lãnh đạo SDN, đi cùng với định hướng của TP. Đà Nẵng trong việc thực hiện Đề án "Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường giai đoan 2021 -2030", công ty luôn thực hiện chủ trương thu hút những nhà đầu tư mới với dây chuyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào các khu công nghiệp.

DJI_0781

KCN Liên Chiểu đã thu hút được 30 dự án đầu tư. Ảnh: T.V.

"Chúng tôi khuyến khích những doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN nâng cấp dây chuyền sản xuất; đồng thời phổ biến đến các doanh nghiệp chủ trương của thành phố trong việc hướng đến các KCN sinh thái, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận với tiêu chí của KCN sinh thái như thực hiện việc tuân thủ quy định pháp luật; áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; tìm hiểu các ngành nghề trong KCN để áp dụng cộng sinh công nghiệp…", lãnh đạo SDN cho hay.  

Ông Vũ Quang Hùng, Trưởng ban Ban Quản lý KCNC và các KCN Đà Nẵng cho biết, tháng 8/2022, TP. Đà Nẵng công bố lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn với 3 giai đoạn. Trong đó, từ 2022 đến 2025 là giai đoạn khởi động; từ 2025 đến 2030 là giai đoạn phát triển và từ 2030 đến 2045 sẽ tăng tốc; dự kiến đến cuối năm 2045 Đà Nẵng sẽ cơ bản đạt được các tiêu chí của một thành phố tuần hoàn.

Với lộ trình trên, Đà Nẵng cũng xác định 7 lĩnh vực trong tâm để ưu tiên phát triển gồm: tuần hoàn lương thực; tuần hoàn nước; công dân tiêu dùng xanh; quản lý chất thải rắn; nguyên liệu; năng lượng và KCN sinh thái.

"Hiện nay, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Theo xu hướng đó, việc triển khai xây dựng mô hình KCN sinh thái là nhiệm vụ quan trọng, tạo điều kiện góp phần cho TP. Đà Nẵng hướng tới mục tiêu thành phố môi trường.

Qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh, thu hút được môi trường đầu tư trong và ngoài nước, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu", ông Hùng nói và cho rằng, xây dựng mô hình KCN sinh thái vẫn là một chặng đường dài, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự tham gia, chủ động hơn nữa của các doanh nghiệp. 

20220729-IMG_8938

Công ty CP cao su Đà Nẵng ở KCN Liên Chiểu. Ảnh: T.V.

Còn nhiều thách thức đối với doanh nghiệp

"Xanh hóa" công nghiệp ở Đà Nẵng là điều phải làm, trong đó gồm: KCN xanh (KCN sinh thái), công nghiệp xanh, và doanh nghiệp xanh. Đến nay, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã bắt đầu chuyển đổi theo xu hướng xanh, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều rào cản.

Ông Phạm Văn Bình, đại diện Công ty TNHH Khả Tâm (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cho biết, đơn vị đã được Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng tập huấn về sử dụng các thiết bị để đo khí thải nhà kính trong sản xuất.

"Được tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật, nhưng nguồn vốn đầu tư các thiết bị này thì rất lớn bởi đây gần như là thiết bị đặc chủng. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện tại rất khó để doanh nghiệp đầu tư lớn như vậy. Cần có chương trình hoặc trợ lực chính sách", ông Bình nói.

Trong khi đó, ông Hà Ngọc Thống, Giám đốc nhà máy giấy Bao bì Tân Long (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cho rằng, bên cạnh vốn thì khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình giảm thải đó là thiếu kiến thức.

"Điều doanh nghiệp cần là hướng dẫn thông tin cụ thể, lộ trình cụ thể cho từng địa phương, từng khu công nghiệp, từng doanh nghiệp, từng ngành hàng… để căn cứ vào đó mới có thể xây dựng cụ thể lộ trình cho doanh nghiệp mình trong giảm thải", ông Thống nói.

Lãnh đạo SDN thừa nhận, KCN sinh thái là khái niệm mới, nên cần thời gian và cần nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp trong việc tiếp cận.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các sáng kiến KCN sinh thái cần vốn đầu tư, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tâm lý của doanh nghiệp tham gia chuỗi cộng sinh còn e ngại do phải thực hiện nhiều quy trình hơn so với việc không tham gia…

"Hơn nữa, Việt Nam chưa có cơ chế tài chính ưu đãi chuyên biệt cho dự án đầu tư thực hiện các sáng kiến KCN sinh thái, cũng như còn rào cản về tâm lý, năng lực quản lý khiến doanh nghiệp lúng túng khi chuyển đổi. Một số chính sách, quy định pháp lý chưa hoàn toàn phù hợp và thúc đẩy phát triển KCN sinh thái…", lãnh đạo SDN cho hay.

Lãnh đạo SDN đề xuất, để các doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi KCN xanh, bền vững trước hết nhà nước cần tạo lập môi trường thuận lợi.

Theo đó, khung pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh; xây dựng danh mục đầu tư trọng điểm, nhằm định hình thu hút nguồn lực đầu tư; xây dựng chính sách ưu đãi cho đầu tư tăng trưởng xanh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư tăng trưởng xanh…

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng - cơ hội, kết nối đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tại Việt Nam, được sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2023, với chủ đề: "Hướng tới tăng trưởng xanh". Thời gian: Thứ Năm, ngày 16/11/2023 tại TP.HCM

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ