Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Đà Nẵng gặp khó về tài chính xanh

Nhàđầutư
Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước tiên phong trong việc chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) hiện hữu theo hướng KCN sinh thái. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, Đà Nẵng vẫn gặp nhiều rào cản trong việc phát triển này.
THÀNH VÂN
13, Tháng 11, 2023 | 15:18

Nhàđầutư
Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước tiên phong trong việc chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) hiện hữu theo hướng KCN sinh thái. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, Đà Nẵng vẫn gặp nhiều rào cản trong việc phát triển này.

Thiếu các nguồn tài chính xanh

Ngay từ năm 2015, KCN Hòa Khánh (TP. Đà Nẵng) là một trong ba KCN đầu tiên trên cả nước tiên phong tham gia dự án "Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam". Đến năm 2019, KCN Hòa Khánh tiếp tục tham gia giai đoạn 2 dự án "Triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu".

Đến nay, tại KCN Hòa Khánh đã triển khai một số hoạt động như hỗ trợ đánh giá RECP cho 29 doanh nghiệp; đề xuất 334 giải pháp sản xuất sạch hơn; trong đó 228 giải pháp đã được thực hiện từ năm 2016 - 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp ước tính giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 14 tỷ đồng/năm; giảm gần 50.000 m3 nước thải và trên 5.000 tấn CO2/năm.

Đặc biệt, tại KCN Hòa Khánh có 1 liên kết cộng sinh công nghiệp tiềm năng giữa Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Đà Nẵng và CTCP Đầu tư Sản xuất Năng lượng xanh.

Tuy nhiên, đối chiếu với 5 nhóm tiêu chí về KCN sinh thái, hiện nay KCN Hòa Khánh còn chưa đáp ứng 2 tiêu chí. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp RECP còn thấp (chưa đến 20% doanh nghiệp sản xuất); trong đó thiếu nguồn tín dụng xanh là một trong các rào cản chủ yếu.

Và việc phát triển mở rộng các mô hình cộng sinh công nghiệp còn rất hạn chế; các mô hình thí điểm chưa thật sự bền vững. Việc tuần hoàn chất thải vẫn yêu cầu nhiều thủ tục pháp lý, khiến doanh nghiệp chưa có nhiều động lực thực hiện.

KCN-sinh-thai

KCN Hòa Khánh có 1 liên kết cộng sinh công nghiệp tiềm năng giữa Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Đà Nẵng và CTCP Đầu tư Sản xuất Năng lượng xanh. Ảnh: T.V.

Ông Trần Văn Tỵ, Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng nhìn nhận, sau nhiều năm triển khai nhiều hoạt động thí điểm, việc chuyển đổi theo mô hình KCN sinh thái cần bắt đầu từ việc khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp xanh, tiên phong trong việc tuần hoàn chất thải, tính toán được lợi ích kinh tế lâu dài.

Đồng thời, khái niệm trung tâm của KCN sinh thái là cộng sinh công nghiệp, hướng đến các mô hình tuần hoàn chất thải. Hiện nay, tại các KCN đã tồn tại một số mô hình tuần hoàn chất thải, nhưng hầu hết tự phát và ở quy mô nhỏ.

"Cơ quan quản lý cần đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hình thành liên kết cộng sinh công nghiệp, hạn chế phát sinh các thủ tục hành chính cản trở doanh nghiệp hình thành liên kết", ông Tỵ cho hay.

Cũng theo ông Tỵ, nguồn vốn hỗ trợ đổi mới công nghệ rất hạn chế, thủ tục còn phức tạp, chưa thực sự tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất nhiều quỹ tài chính xanh như quỹ ủy thác tín dụng xanh, quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường… đã tạm ngưng các khoản vay hỗ trợ đổi mới công nghệ hoặc thắt chặt các chính sách, đối tượng cho vay.

"Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang từng bước phục hồi, tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng dự báo vẫn sẽ ảnh hướng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đến giữa năm 2024, việc thiếu các nguồn tài chính xanh sẽ là rào cản cho các doanh nghiệp muốn đổi mới dây chuyền sản xuất", ông Tỵ nói.

KCN-Hoa-Khanh

KCN Hòa Khánh là một trong ba KCN đầu tiên trên cả nước tiên phong tham gia dự án "Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam". Ảnh: T.V.

Giải pháp trong thời gian tới?

TP. Đà Nẵng hiện có 6 KCN, 1 Khu CNC đã đi vào hoạt động; đang đầu tư KCN hỗ trợ khu CNC Đà Nẵng và 3 khu công nghiệp mới. Theo đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường" giai đoạn 2021 – 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, có ít nhất 1 KCN đáp ứng các tiêu chuẩn KCN sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia; và đến năm 2030 có 2 - 3 KCN sinh thái.

Để đạt được kết quả này, ông Tỵ cho biết, Ban Quản lý sẽ tham khảo, nghiên cứu chính sách phát triển KCN sinh thái tại một số quốc gia trong khu vực (chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc) nhằm tham mưu UBND thành phố ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm các nguồn gây ô nhiễm, thực hiện cộng sinh công nghiệp và chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Trang thông tin về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, công bố các thông tin về chất thải có thể tái chế tại các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết cộng sinh công nghiệp. Tăng cường hiệu quả công tác giám sát xả thải, khuyến khích doanh nghiệp lắp đặt các hệ thống giám sát môi trường, công khai dữ liệu.

"Ban Quản lý đẩy mạnh tập huấn về kiểm toán năng lượng, chất thải, các quy định mới về bảo vệ môi trường cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trong các KCN; xây dựng kênh thông tin giữa các quỹ tài chính xanh và các doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục thẩm định cho vay", ông Tỵ thông tin.

Đối với 3 KCN mới, lãnh đạo Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng cho biết, hiện đang triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư cho 3 KCN mới. Trong quá trình lập thủ tục, đơn vị cũng sẽ lồng ghép một số các yêu cầu về hạ tầng, quy hoạch phân khu; hướng đến việc phát triển các KCN mới theo mô hình KCN sinh thái.                     

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng - cơ hội, kết nối đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tại Việt Nam, được sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2023, với chủ đề: "Hướng tới tăng trưởng xanh". Thời gian: Thứ Năm, ngày 16/11/2023 tại TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ