Khu công nghiệp sinh thái giúp tăng khả năng cạnh tranh

ĐÌNH VŨ
07:41 12/09/2023

Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, phát triển các KCN sinh thái là tối ưu cho các mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hợp tác để sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

20230911_090313

Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm và chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái giữa Việt Nam và Indonesia. Ảnh: NT.

Ngày 11/9, trong khuôn khổ Dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu", Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo "Trao đổi kinh nghiệm và chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái giữa Việt Nam và Indonesia" nhằm giới thiệu và trao đổi về các chính sách liên quan đến khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam với các cơ quan liên quan của Indonesia.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau 30 năm hình thành và phát triển, tính đến cuối tháng 8/2023, Việt Nam đã có hơn 412 khu công nghiệp (KCN), trong đó có 293 KCN đang hoạt động trên 61 tỉnh thành và 119 KCN đang trong quá trình xây dựng. Ước tính tổng giá trị xuất khẩu từ các KCN của Việt Nam tăng trưởng hàng năm khoảng 19% và chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

"Các khu công nghiệp đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh", Vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Quân cho biết, theo xu thế phát triển, các mô hình tổ chức kinh tế theo lãnh thổ đang có sự thay đổi về mục tiêu phát triển. Theo đó KCN, KKT đang được chuyển đổi mạnh mẽ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên mô hình quản lý tiên tiến, khả năng hợp tác để sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, khả năng ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, sản xuất. Theo đó, phát triển các KCN sinh thái được coi là tối ưu cho các mục tiêu trên nhằm thực hiện kinh tế tuần hoàn thay thế kinh tế tuyến tính truyền thống.

Theo đó, tại Việt Nam, từ 2015-2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với UNIDO, SECO và các nhà tài trợ khác triển khai thí điểm mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đã có trên 72 doanh nghiệp thực hiện hơn 900 giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm 76 tỷ đồng/năm và huy động được khoảng 207 tỷ đồng từ khu vực tư nhân, cắt giảm được 32 Kilo tấn khí CO2 hằng năm, bước đầu đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong giai đoạn 2020 - 2023, Chính phủ Thụy Sỹ tiếp tục hỗ trợ 3 khu công nghiệp tại TP.HCM, Hải Phòng và Đồng Nai chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái theo khung quốc tế, là tiền đề để nhân rộng mô hình này trên cả nước.

KCN sinh thái - đòi hỏi bức bách

Chia sẻ thông tin tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), TBT Tạp chí Nhà đầu tư khẳng định, phát triển KCN sinh thái là đòi hỏi bức bách thời điểm hiện tại.

Theo đó, Việt Nam đã tham gia 16 FTA với các nước, đặc biệt các FTA thế hệ mới đều đòi hỏi khắt khe về phát triển xanh, tăng trưởng xanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. "Nếu không kịp chuyển sang phát triển xanh, các sản phẩm sản xuất trong nước sẽ không thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Vì vậy, vấn đề sản xuất sạch trong KCN, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở nên bức thiết", ông Tuấn nói.

Đại diện VAFIE cho biết, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới phát triển bền vững trong đó có chính sách cụ thể để phát triển KCN sinh thái. Các nghị định ban hành mới đây, trong đó Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và KKT là bước tiến mới trong phát triển KCN Việt Nam nói chung, trong đó có KCN sinh thái.

Theo đó, định hướng phát triển KCN sinh thái thời gian tới, có 2 xu hướng được đề ra. Một là xây dựng mới KCN sinh thái ngay từ đầu và hai là chuyển đổi KCN hiện có sang KCN sinh thái.

"Phương án chuyển đổi từ KCN hiện có sang KCN sinh thái là không đơn giản. Điều này đòi hỏi từ bản thân quy hoạch KCN chuyển sang mô hình tuần hoàn. KCN Nam Cầu Kiền là một mô hình hay, sinh động, dường như không có chất thải mang ra khỏi KCN. Ngay cả các doanh nghiệp xử lý lại chất thải cũng có lợi nhuận khá tốt", TS. Nguyễn Anh Tuấn dẫn chứng.

Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực VAFIE khuyến nghị, thách thức lớn nhất của chuyển đổi là tài chính, để chuyển sang phát triển xanh đòi hỏi sản xuất sạch hơn, cần có kinh phí chuyển đổi. Điều này đặt vấn đề cho các cơ quan quản lý cần có chính sách cụ thể hơn nữa để doanh nghiệp thấy rằng, khi nhận được chứng chỉ KCN, doanh nghiệp sinh thái sẽ được nhận sự hỗ trợ gì từ Chính phủ, từ chính quyền địa phương, được tiếp cận tín dụng xanh, tài chính xanh ra sao?

Ngoài ra, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, cần có phương thức truyền thông phù hợp để KCN truyền thống, doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết của chuyển đổi sang sinh thái. Cùng với đó, các doanh nghiệp, KCN làm được cần được công nhận từ Chính phủ, được truyền thông về các mô hình tiên phong giúp lan toả mô hình ngay trong nước.

Có điểm tương đồng trong phát triển KCN Việt Nam, ông Heru Kustanto, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Bộ Công nghiệp Indonesia và đại diện các Bộ ngành, nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp của Indonesia thể hiện sự quan tâm sâu sắc về những thành công, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam. Đặc biệt, đại diện Indonesia đặc biệt quan tâm tới các cơ chế, chính sách ưu đãi của Việt Nam đang thiết kế để thúc đẩy KCN sinh thái; cơ chế xử lý chất thải trong KCN; cơ chế giao đất và giá đất cho nhà đầu tư....

Các cơ quan liên quan của Indonesia đánh giá cao định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, theo đó mô hình khu công nghiệp sinh thái là một trong những giải pháp khả thi để thực hiện định hướng này.

Dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" có tổng kinh phí là 1,821 triệu USD do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ, được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020-2024 tại 5 tỉnh/thành phố, gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Phòng; cụ thể tại các khu công nghiệp: Hiệp Phước, Amata - Biên Hoà, Đình Vũ (Deep C), Hoà Khánh và Trà Nóc 1&2.

Cho đến nay, khoảng 295 (trên tổng số 612) giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn được đề xuất cho 37 (trên tổng số 68 doanh nghiệp) và 62 giải pháp cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp KCN, giữa KCN và đô thị tại các KCN Đình Vũ - Deep C (Hải Phòng), Hiệp Phước (TP.HCM) và Amata (Đồng Nai), đem lại tiềm năng tiết kiệm điện 4,4 triệu KWh/năm, tiết kiệm nước 20,8 nghìn m3/năm, dự kiến giúp tiết kiệm 800 ngàn USD/năm và giảm phát thải 87 nghìn tấn CO2 tương đương/năm, góp phần tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực tại KCN và khu đô thị hướng tới thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Dự án có mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48