Đại biểu Quốc hội: Nhiều công nhân khu công nghiệp đang chịu cảnh '5 không'

Nhàđầutư
Đại biểu Trần Văn Khải, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho biết, bức xúc nhất của công nhân lao động là vấn đề nhà ở, nhiều công nhân ở khu công nghiệp đang phải chịu cảnh 5 không: không nhà ở, không nhà trẻ, không công trình giáo dục, y tế và không có điều kiện để sinh hoạt.
VŨ PHẠM
29, Tháng 08, 2023 | 18:48

Nhàđầutư
Đại biểu Trần Văn Khải, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho biết, bức xúc nhất của công nhân lao động là vấn đề nhà ở, nhiều công nhân ở khu công nghiệp đang phải chịu cảnh 5 không: không nhà ở, không nhà trẻ, không công trình giáo dục, y tế và không có điều kiện để sinh hoạt.

Chiều 29/8, tiếp tục chương trình làm việc, hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Trong đó, quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân được nhiều ĐBQH quan tâm. Có nhiều ý kiến không đồng tình nhưng cũng có một số ý kiến ủng hộ quy định này.

Tham gia ý kiến, đại biểu Trần Văn Khải, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam bày tỏ sự đồng tình với quy định này nhưng cần có báo cáo để phân tích, làm rõ nội dung.

Đại biểu cho biết, bức xúc nhất của công nhân lao động là vấn đề nhà ở, nhiều công nhân ở khu công nghiệp đang phải chịu cảnh 5 không: Không nhà ở, không nhà trẻ, không công trình giáo dục, y tế, không có điều kiện để sinh hoạt.

Việc triển khai nhà ở cho công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động đã được triển khai từ năm 2017, Thủ tướng đã phê duyệt đề án xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo đề án của Tổng Liên đoàn lao động, nhưng quá trình triển khai còn vướng nhiều vấn đề pháp lý.

Do đó, đại biểu đề nghị giao cho Tổng Liên đoàn Lao động được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội làm việc tại các khu công nghiệp thuê.

Tran-Van-Khai

Đại biểu Trần Văn Khải, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam. Ảnh: Quốc hội

Trong khi, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nhận định, không nên giao cho Tổng Liên đoàn Lao động được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Bởi đây là một tổ chức chính trị, không có chức năng kinh doanh,

"Tổng Liên đoàn Lao động có nhiều cách khác nhau để chăm lo cho đời sống của công nhân, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn nên giao cho các đơn vị chức năng khác", vị đại biểu nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Thị Phúc, đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đánh giá, việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là rất khó khả thi.

Mặc dù, Tổng Liên đoàn Lao động là cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhưng không nhất thiết phải quy định là chủ đầu tư. Lý giải, đại biểu cho biết, chức năng cơ bản của công đoàn không có chức năng kinh doanh. Do vậy, nếu dự thảo luật này đưa ra quy định như vậy sẽ không phù hợp, và có thể gây ra những quan ngại.

Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH nhận định, đây là nội dung lớn, hoàn toàn mới nên cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng, đặc biệt là tính khả thi của nguồn lực thực hiện để tránh lãng phí, đề nghị nghiên cứu, xem xét thực hiện thí điểm một thời gian để đánh giá tính hiệu quả trước khi quy định rõ trong luật.

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động thành lập doanh nghiệp trực thuộc có chức năng kinh doanh bất động sản để thực hiện các dự án nhà ở xã hội cho công nhân. Quy định theo hướng này sẽ không phải bổ sung nội dung trong Luật Nhà ở, không gây xung đột với các Luật Đất đai, Kinh doanh bất động sản, Doanh nghiệp, Đầu tư…

Báo cáo, làm rõ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng bày tỏ, các ý kiến đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tinh thần trách nhiệm, đóng góp quý báu cho cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật.

Cơ quan thẩm tra sẽ tổng hợp đầy đủ, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu toàn diện, giải trình chi tiết cụ thể để hoàn thiện dự thảo luật, xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các tổ chức, cơ quan hữu quan, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ