[Café cuối tuần] Nhà ở xã hội hấp dẫn được ai?
Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội theo Quyết định số 338 của Thủ tướng Chính phủ là rất ấn tượng nhưng đang thiếu các ưu đãi thực chất để cụ thể hóa.

Giai đoạn 2021 - 2030, sẽ có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội được xây dựng. Ảnh: Vũ Phạm
Quyết định số 338/QĐ-TTg của Thủ tướng đã giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030. Với tốc độ phát triển nhà ở xã hội "nhỏ giọt" những năm qua và chỉ còn khoảng 7 năm thực thi, tính ra mỗi năm thị trường phải cung cấp 150.000 căn nhà ở xã hội.
Báo cáo của Bộ Xây dựng gần đây cho biết tính đến tháng 3/2023, cả nước đã hoàn thành 307 dự án, cung cấp khoảng 157.000 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích 7.950.000m2. Nghĩa là từ nay đến năm 2030, tốc độ phát triển nhà ở xã hội phải cao gấp tối thiểu... 10 lần so với giai đoạn trước (mỗi năm cung cấp số lượng sản phẩm bằng khoảng 14 năm trước cộng lại).
Để đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ ấy chắc chắn phải cần đến những chính sách mang tính đột phá để thúc đẩy phát triển. Có 3 vấn đề lớn nhất quyết định thành công của phát triển nhà ở xã hội: quỹ đất sạch, nguồn vốn ưu đãi và thể chế, chính sách. Nguồn vốn ưu đãi chưa thấy sáng sủa hơn là bao; trong khi thể chế, chính sách để thúc đẩy nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng chưa thực sự nổi bật.
Ngày hôm qua, 25/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về Luật Nhà ở (sửa đổi) để quyết định trình Quốc hội xem xét thông qua. Nhà ở xã hội là nội dung được quan tâm lớn. Một số thay đổi về chính sách đã được cơ quan soạn thảo đề xuất, nổi bật là xác định lại vai trò chủ trì của Nhà nước trong tạo lập quỹ đất cho không gian phát triển nhà ở xã hội. Nhưng nguồn lực để trực tiếp triển khai, cụ thể hóa các dự án thành sản phẩm lại tới từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều đáng bàn là những ưu đãi dành cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội dường như vẫn chưa đủ hấp dẫn để tạo thành đột phá.
Cụ thể, dự thảo Luật Nhà ở vẫn duy trì những ưu đãi của Luật Nhà ở hiện hành (vốn dĩ chưa đủ thu hút doanh nghiệp quan tâm) về miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; về vay vốn với lãi suất ưu đãi... Trong khi đó, dự thảo lại bỏ đi một ưu đãi đã được áp dụng trong luật hiện hành (mà đã từng bước thu hút được một số nhà đầu tư tham gia).
Thu hẹp ưu đãi chủ đầu tư
Cụ thể, tại điểm d khoản 2 Điều 83 dự thảo luật quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại để kinh doanh (diện tích đất không quá 20% tổng diện tích đất ở của dự án), được hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận đối với phần diện tích kinh doanh này (không tính vào lợi nhuận định mức 10% của phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội).
Tôi cho rằng ưu đãi này kém hấp dẫn hơn ưu đãi tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP trước đây (cho phép chủ đầu tư được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại); hoặc nếu không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại thì được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở để kinh doanh theo giá thương mại).
Mặc dù về lý thuyết, phương án của dự thảo hiện nay có thể cho phép chủ đầu tư được lợi nhuận cao hơn 10% (gồm 10% lợi nhuận đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội và phần lợi nhuận từ kinh doanh phần diện tích kinh doanh dịch vụ thương mại); so với Luật Nhà ở hiện hành thì lợi nhuận định mức của chủ đầu tư bị khống chế tối đa là 10% (gồm cả lợi nhuận từ phần thương mại).
Lý do là bởi mặc dù lợi nhuận (về lý thuyết) theo Luật Nhà ở hiện hành có thể thấp hơn nhưng tính thanh khoản lại cao hơn. Ví dụ: Nhờ được bố trí quỹ đất nhà ở thương mại nên chủ đầu tư có thể bán nhà ở thương mại với giá 20 triệu đồng/m2 để bù đắp cho nhà ở xã hội (bán với giá 8 triệu đồng/m2), như vậy cả nhà ở thương mại và nhà ở xã hội đều nhắm đến đúng đối tượng (người giàu mua nhà thương mại, người nghèo mua nhà xã hội), sản phẩm có tính thanh khoản cao, chủ đầu tư có thể bán hết sản phẩm trong 01 năm. Ngược lại, vẫn trường hợp trên mà chủ đầu tư không được bố trí quỹ đất nhà ở thương mại trong dự án, 100% là nhà ở xã hội và bán với giá 12 triệu đồng/m2. Do mức giá này quá cao so với người thu nhập thấp nên tính thanh khoản thấp, khiến chủ đầu tư phải mất 3 năm mới bán hết. Trường hợp này, do phải chịu lãi suất vay tín dụng nên chủ đầu tư hầu như không còn lợi nhuận.
Giải pháp thay thế là cho phép chủ đầu tư được xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại để kinh doanh trong phạm vi dự án nhà ở xã hội là không thực chất bởi việc cung cấp dịch vụ, tiện ích cho nhóm người có thu nhập thấp (100% ở nhà ở xã hội) sẽ không tạo ra lợi nhuận đủ hấp dẫn với nhà đầu tư.
Do vậy, quy định về ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cần được xem xét thêm để trả lại tương tự Nghị định 100: Cho phép chủ đầu tư được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở thương mại; hoặc nếu không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại thì được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở để kinh doanh theo giá thương mại. Phương án này sẽ giúp thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các doanh nghiệp trong việc phát triển nhà ở xã hội.
Cần lưu ý rằng mọi chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đều nhằm hướng đến ưu đãi cho người thụ hưởng cuối cùng là các khách hàng thụ hưởng nhà ở xã hội. Chủ đầu tư chỉ đóng vai trò "cánh tay nối dài" của Nhà nước, giúp Nhà nước gián tiếp thực hiện hỗ trợ về nhà ở xã hội cho người dân.
Trở lại ví dụ nêu trên, nếu chủ đầu tư không được bố trí quỹ đất nhà ở thương mại trong dự án, 100% là nhà ở xã hội và bán với giá 12 triệu đồng/m2 thì đối tượng bị thiệt hại lớn nhất chính là người thụ hưởng cuối cùng - các khách hàng mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội. Trong khi nếu giữ nguyên cơ chế ưu đãi theo Nghị định 100 thì nhờ được bố trí quỹ đất nhà ở thương mại để bù đắp chi phí cho nhà ở xã hội nên chủ đầu tư có thể bán nhà ở xã hội với giá 8 triệu đồng/m2. Sự điều chỉnh cơ chế ưu đãi theo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ dẫn đến thiệt thòi cho người dân, khiến nhóm đối tượng yếu thế phải mua nhà ở xã hội với giá cao hơn và làm mất đi tính chất tốt đẹp, nhân văn từ sự chia sẻ "người giàu gánh đỡ người nghèo" đã bước đầu phát huy hiệu quả của Nghị định 100.
* Chuyên gia pháp lý bất động sản
- Cùng chuyên mục
Vĩnh Phúc muốn hãng luật Hàn Quốc kéo thêm nhiều doanh nghiệp đồng hương đến đầu tư
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa đề nghị một công ty luật của Hàn Quốc tư vấn để đưa thêm nhiều doanh nghiệp từ xứ sở kim chi đến đầu tư tại đây.
Đầu tư - 13/05/2025 08:56
Nghị quyết 68: Cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản bứt phá
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho khối kinh tế tư nhân, đồng thời cũng mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản trong trung và dài hạn.
Đầu tư - 13/05/2025 07:34
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.
Đầu tư - 12/05/2025 16:00
Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên
Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD
Đầu tư - 12/05/2025 15:59
'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'
Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.
Đầu tư - 12/05/2025 15:31
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư - 12/05/2025 09:22
Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'
Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Đầu tư - 12/05/2025 07:32
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam
Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ
Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Dự án hướng đến việc nghiên cứu, phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An
Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.
Đầu tư - 11/05/2025 16:26
Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025
TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:17
Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt
Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất
Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
3
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
-
4
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
5
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago