Doanh nghiệp là động lực chính để thúc đẩy phát triển công nghệ 5G
Theo chuyên gia, Việt Nam đã tận dụng tốt các chiến lược để có thể phát triển 5G một cách tiết kiệm và hiệu quả. Điều này có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tỷ USD vào năm 2030.

Nền kinh tế 130 tỷ USD
Dữ liệu từ nghiên cứu "Tận dụng 5G để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi do AI dẫn dắt tại ASEAN: Những bắt buộc, góc nhìn chính sách và khuyến nghị" của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (LKYSPP, Singapore) chỉ ra, ASEAN đang đứng trước một cơ hội lớn, chỉ riêng công nghệ 5G đã được kỳ vọng đóng góp tới 130 tỷ USD cho nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030.
Tuy nhiên, mức độ ứng dụng 5G vẫn còn chênh lệch lớn trong khu vực - từ 48,3% tại Singapore cho đến dưới 1% tại một số quốc gia thành viên ASEAN. Nếu không có hành động phối hợp kịp thời, những chênh lệch này có thể làm sâu sắc thêm khoảng cách số và làm suy yếu năng lực cạnh tranh khu vực, khiến ASEAN bị tụt lại phía sau trong cuộc đua chuyển đổi số toàn cầu.
"Sự hội tụ giữa 5G và AI chính là hạ tầng cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các lĩnh vực như sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, và giao thông tự hành. Nhưng ASEAN không thể chần chừ. Cánh cửa để khẳng định vai trò dẫn đầu khu vực trong kết nối thông minh đang nhanh chóng khép lại", Giáo sư Vũ Minh Khương từ LKYSPP chia sẻ.
Theo ông Khương, nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và khảo sát với hơn 400 chuyên gia đến từ 8 quốc gia ASEAN, xác định 10 trụ cột cấp thiết nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi 5G-AI.
"Trọng tâm đầu tiên là thiết lập vai trò lãnh đạo số phối hợp để giải quyết tình trạng phân mảnh đang kìm hãm tốc độ tiến bộ khu vực. Các chính phủ cần nhìn nhận 5G như một hạ tầng chiến lược cho AI, chứ không đơn thuần là nâng cấp viễn thông, đồng thời cần khẩn trương thu hẹp khoảng cách kỹ năng đang cản trở doanh nghiệp áp dụng công nghệ", ông Khương cho biết.
Theo vị Giáo sư này, một số quốc gia không lựa chọn đi tiên phong, mà thay vào đó, sử dụng chiến lược hiệu quả và thông minh.
"Như Việt Nam, thay vì chạy đua để trở thành người tiên phong, quốc gia này đang áp dụng chiến lược "người đi sau thông minh", tận dụng chi phí cơ sở hạ tầng đang giảm, các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến và bài học kinh nghiệm từ những người đi đầu. Cách tiếp cận này cho phép họ triển khai 5G một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực ưu tiên như khu công nghệ cao, cảng biển và khu công nghiệp", đại diện LKYSPP cho biết.
Doanh nghiệp là động lực thúc đẩy 5G
Ngoài ra, doanh nghiệp mới là động lực thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế từ công nghệ 5G chứ không phải người tiêu dùng. Không giống như 4G, vốn tạo ra sự tăng trưởng bùng nổ trên thị trường tiêu dùng thông qua phát trực tuyến video và ứng dụng di động, các ứng dụng hấp dẫn nhất của 5G nằm ở lĩnh vực doanh nghiệp. Khảo sát chỉ ra rằng, tại ASEAN, nhà máy thông minh, hậu cần chính xác, chăm sóc sức khỏe từ xa và bảo trì dự đoán là những lĩnh vực có tác động lớn, nơi 5G, khi kết hợp với AI, mang lại tiềm năng chuyển đổi.
Nền tảng số cũng chính là điều thúc đẩy phát triển 5G. Nếu không có nền tảng số - chẳng hạn như cơ sở hạ tầng đám mây, kỹ năng số, hệ thống CNTT doanh nghiệp và sự sẵn sàng về mặt quy định - 5G có nguy cơ bị khai thác không hết tiềm năng. Các quốc gia ưu tiên chuyển đổi số (DX) sẽ có vị thế tốt hơn để mở rộng quy mô các hệ thống thông minh và ứng dụng AI.
Theo vị Giáo sư này, tính trung lập địa chính trị của ASEAN cũng là một tài sản chiến lược mới nổi.
"Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi căng thẳng công nghệ từ các cường quốc, tính trung lập địa chính trị của ASEAN mang lại một giá trị độc đáo. Các quốc gia như Malaysia và Việt Nam đang thu hút đầu tư toàn cầu vào sản xuất chất bán dẫn, cơ sở hạ tầng viễn thông và đổi mới sáng tạo AI. Đồng thời, Singapore và Thái Lan đang định vị mình là trung tâm khu vực cho các dịch vụ AI và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến", ông Khương phân tích.
Theo đại diện LKYSSP, mười yếu tố then chốt cho sự thành công của việc triển khai 5G, bao gồm khuôn khổ chính sách phối hợp, sự lãnh đạo của chính phủ, cải cách phổ tần, các trường hợp sử dụng của doanh nghiệp, truy cập không dây cố định, chiến lược hòa nhập kỹ thuật số, mức độ sẵn sàng về an ninh mạng, quan hệ đối tác toàn cầu và sự hài hòa khu vực. Những động lực này cùng nhau quyết định liệu 5G có thể phát triển vượt ra ngoài cơ sở hạ tầng để trở thành nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dựa trên AI hay không.
Trọng tâm triển khai 5G đang chuyển từ cơ sở hạ tầng cơ bản sang các dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế và xã hội có thể đo lường được. Việc triển khai 5G theo định hướng khuyến khích của Việt Nam, các sáng kiến logistics thông minh của Thái Lan và các cảng biển hỗ trợ 5G của Singapore cho thấy các quốc gia đang ưu tiên các ứng dụng giá trị gia tăng hơn là các chỉ số phủ sóng thô.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội đề xuất triển khai dịch vụ công số thân thiện trên thiết bị di động
Hà Nội đề xuất Trung ương cho phép thành phố triển khai dịch vụ công số thân thiện trên thiết bị di động tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
Công nghệ - 24/06/2025 07:30
Ra mắt liên minh AI Âu Lạc
Trong bối cảnh Quyết định 1131/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành xác định 11 nhóm công nghệ chiến lược ảnh hưởng sâu rộng đến năng lực cạnh tranh và tự chủ công nghệ của quốc gia, trong đó AI được xếp ở vị trí số 1, lần đầu tiên hơn 20 cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học "bắt tay" thành lập Liên minh AI Âu Lạc
Công nghệ - 20/06/2025 19:23
Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?
Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.
Công nghệ - 17/06/2025 06:45
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.
Công nghệ - 29/04/2025 10:21
Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI
TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ - 26/04/2025 17:40
CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.
Công nghệ - 25/04/2025 19:20
FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới
Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.
Công nghệ - 22/04/2025 11:51
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea
Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.
Công nghệ - 10/04/2025 13:59
Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.
Công nghệ - 31/03/2025 11:53
- Đọc nhiều
-
1
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
2
'Nóng' với đề xuất đánh thuế bất động sản mới của Bộ Tài chính
-
3
Chung cư mới giá dưới 60 triệu đồng/m2 đang dần 'mất hút'
-
4
Chuyên gia Thái: Thái Lan 'không có cơ' bì với Việt Nam trong đàm phán thuế quan với Mỹ
-
5
'Mức thuế chứng khoán 20% sẽ đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực'
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago