'Xanh hóa' khu công nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nhàđầutư
Ngày càng nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng ‘xanh hóa’ KCN. Đơn cử như kế hoạch phát triển mạng lưới KCN sinh thái của Shinec với 10 khu - cụm công nghiệp phát thải trung hòa khí CO2 đến năm 2025... Hay như, tại nước ta cũng đã có nhiều KCN xanh như của VSIP, DEEP C, AMATA...
VŨ PHẠM
02, Tháng 08, 2022 | 06:53

Nhàđầutư
Ngày càng nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng ‘xanh hóa’ KCN. Đơn cử như kế hoạch phát triển mạng lưới KCN sinh thái của Shinec với 10 khu - cụm công nghiệp phát thải trung hòa khí CO2 đến năm 2025... Hay như, tại nước ta cũng đã có nhiều KCN xanh như của VSIP, DEEP C, AMATA...

Nhìn từ câu chuyện của các nhà phát triển KCN "xanh"

Tháng 3/2022, Lego - tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em của Đan Mạch đã chính thức đặt chân vào Việt Nam với dự án xây dựng nhà máy sản xuất với tổng mức đầu tư 1,06 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 6 của tập đoàn trên toàn thế giới và là nhà máy thứ 2 tại châu Á. Thương vụ này đã đánh dấu trong việc thu hút vốn đầu tư "sạch" vào Việt Nam khi phía Lego cho biết đây là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên khi sử dụng năng lượng tại chỗ từ pin mặt trời.

Tại Việt Nam cũng đã có những KCN chú trọng "xanh hóa" nhằm giữ chân người lao động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chuyên gia đến sinh sống và làm việc. Đơn cử như các khu công nghiệp (KCN) của VSIP, AMATA, DEEP C…

Nhìn từ câu chuyện phát triển của các KCN AMATA, bà, Tổng Giám đốc AMATA Việt Nam cho biết, tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994 và 40 năm trước đã đầu tư phát triển các KCN ở Thái Lan. Thời điểm đó, tập đoàn đã sử dụng những hệ thống thông minh, xây dựng những hệ thống để giảm thiếu tác động đến môi trường hay nói cách khách đây chính là nền kinh tế tuần hoàn.

KCN-Nam-Cau-Kien

KCN sinh thái Nam Cầu Kiền, Hải Phòng. Ảnh: Shinec

Các thành phố công nghiệp thông minh ở các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) ngày nay đều có diện tích trên 10.000 ha. Các thành phố này có nền sản xuất cao nhất, chi phí thấp, năng lượng xanh và môi trường tốt, xả thải rất thấp. Và đó cũng là mô hình mà Tập đoàn Amata xây dựng và mang đến Việt Nam.

"Tại Đồng Nai hay Quảng Ninh, tập đoàn đều lấy khu công nghiệp là cốt lõi với nền sản xuất cao, thân thiện với môi trường, từ đó, hình thành và xây dựng cộng đồng dân cư chất lượng cao, tiến tới xây dựng một thành phố thông minh. Ở thành phố thông minh này, các yêu tố như sản xuất, năng lượng, giáo dục, quản trị, xử lý chất thải đều phải sử dụng công nghệ thông minh… tạo giá trị cho các bên liên quan", bà Somhatai Panichewa nói và cho biết, mục tiêu của AMATA sẽ trở thành thành phố thông minh, carbon thấp với mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Về việc xây dựng hệ sinh thái khu công nghiệp theo hướng tôn trọng môi trường, cả bà Somhatai và các diễn giả khác của phiên đều có chung nhận định là không thể làm một mình. Cần phải có sự tương hỗ giữa các nhà đầu tư thứ cấp trong khu.

AMATA là một trong những tập đoàn Thái Lan đầu tiên đầu tư tư vào Việt Năm, với 28 năm kinh nghiệm. Đến nay, tập đoàn này đã có 3 KCN ở Việt Nam gồm: Amata City Biên Hòa (513 ha); Amata City Long Thành (410 ha), Amata City Hạ Long (710 ha). Với hơn 190 nhà đầu tư trong các KCN của AMATA đã mang lại cho tập đoàn với số vốn FDI lên tới hơn 4 tỷ USD.

Một trong những người theo đuổi triết lý "xanh" trong phát triển KCN chính là ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec - chủ đầu tư KCN sinh thái Nam Cầu Kiền (Hải Phòng).

Ông Điệp cho biết, KCN này có diện tích hơn 263 ha, hiện có hơn 70 doanh nghiệp đầu tư. Các nhà đầu tư khi tìm đến các KCN rất quan tâm đến hạ tầng, đảm bảo môi trường. Đặc biệt là hệ thống các công ty xuất nhập khẩu đều mong muốn được vào khu công nghiệp sinh thái. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất sẽ dễ dàng vượt qua được hàng rào thuế quan khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.

"KCN Nam Cầu Kiền xây dựng 3 mô hình hệ thống cộng sinh công nghiệp. Các nhà máy của doanh nghiệp trong và ngoài nước đều liên kết với nhau một cách hài hòa vì giá trị gia tăng cho lợi ích từng doanh nghiệp…", ông Điệp nói và cho biết để tiến tới mục tiêu zero carbon, KCN sẽ tự đầu tư hệ thống điện mái nhà, tự sử dụng và không đưa lên lưới điện quốc gia. Đồng thời, xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo và truyền thông về môi trường dẫn dắt thế hệ sau.

Trong kế hoạch phát triển mạng lưới KCN sinh thái tại Việt Nam đến năm 2025 có thể thấy, Shinec đang có quỹ đất công nghiệp lên tới 2.500 ha, tổng quỹ nhà xưởng cho thuê là 500.000 m2. Cùng với định hướng phát triển 10 KCN - cụm công nghiệp trung hòa phát thải khí CO2, vị doanh nhân Shinec đang muốn đặt mục tiêu trở thành nhà phát triển KCN sinh thái hàng đầu Đông Nam Á.

Tương tự, ông Nguyễn Chí Toàn, Giám đốc Marketing VSIP Group cho biết, mô hình và xu hướng phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi. VSIP đã có mặt tại Việt Năm từ năm 1996, tính đến nay đã được 26 năm và cũng bắt đầu từ những những thứ truyền thống. Và hiện nay, mô hình và và sự lựa chọn của VSIP cũng thay đổi theo xu hướng chung, đơn cử như mô hình KCN VSIP 3 đã được khởi công.

Thực tế, VSIP đã bắt đầu chuyển mô hình kinh doanh từ thuần túy KCN thành thành khu đô thị dịch vụ công nghiệp cho toàn bộ tất cả các dự án từ 2007. Đồng thời, đơn vị cũng đã làm những thứ cơ bản về môi trường và sản xuất ngay từ ban đầu, đáp ứng được nhu cầu của những nhà đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư yêu cầu cần gì thì đơn vị cũng có thể đáp ứng được.

Đồng thời, VSIP đang cố gắng làm sao hướng đến các cam kết phát thải ròng bằng 0 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26. Nhưng để làm được điều này thì chính quyền, khách hàng, nhà đầu tư… phải đi chung với nhau, không thể tách rời.

"Mô hình của VSIP là công nghiệp - đô thị - dịch vụ và công nghiệp chỉ là yếu tố mà chúng tôi đi trước để phục vụ nền kinh tế", ông Toàn nói và cho rằng để làm được như vậy thì KCN phải có diện tích đủ lớn, từ hàng trăm đến hàng nghìn ha, tạo ra tiện ích phục vụ phát triển công nghiệp, phục vụ nhà đầu tư.

Những lợi ích thấy rõ

Theo Savills, Việt Nam đang ở cửa ngõ của sự phát triển với nhiều tiềm năng để vươn xa hơn trong bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của Việt Nam cần nhìn vào bài học từ những nước khác trong khu vực và trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ và cần coi yếu tố xanh như là một điều kiện cần thiết trong phát triển công nghiệp.

Ngành công nghiệp nước ta đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, sản xuất công nghệ cao. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử…

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện. Đồng thời, đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện.

Hiện nay, có nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trường. Đầu tiên, mô hình xanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì được hế thống kỹ thuật trong KCN.

Ví dụ, một KCN với quy mô khoảng 150-200 ha sẽ có công suất của hệ thống xử lý nước thải vào khoảng 4.000m3/ngày đêm. Hệ thống này phục vụ cho toàn bộ các nhà mày trong KCN. Trong khi đó, một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô với quy mô khoảng 30.000 m2 đã có yêu cầu xử lý từ 300-500 tấn rác thải mỗi ngày. Lượng rác thải này chiếm đến hơn 10% công suất của hệ thống.

Để tránh việc tắc nghẽn hệ thống do quá tải, nhà vận hành tại KCN thường yêu cầu các doanh nghiệp chia sẻ về quy trình sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó, chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ phù hợp của ngành sản xuất đó tại KCN…

Thứ hai, một KCN sạch và hiện đại là một trong những phương án nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trường làm việc nhằm giữ chân người lao động. Đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, cùng việc "xanh hoá" cảnh quan KCN sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong dự án.

Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam.

Thứ ba, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ “xanh” sẽ giúp đạt được những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy, các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo sau này.

Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích các doanh nghiệp đối mặt với một số thách thức đó là việc đầu tư máy móc và công nghệ để có thể đáp ứng các tiểu chuẩn thân thiện với môi trường. Điều này sẽ nâng mức chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Do đó, đối với doanh nghiệp nước ngoài, quyết định đầu tư sẽ nằm ở việc cân đối giữa lợi nhuận từ môi trường kinh doanh tại Việt Nam và chi phí chênh để đảm bảo quy tắc công nghiệp xanh.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,42%, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động FDI và xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Cùng với việc Chính phủ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đặc biệt là việc ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5 vừa qua về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế, dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp đang hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng.

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp khơi thông dòng vốn đầu tư, nhất là FDI chất lượng cao vào các Khu công nghiệp - Khu kinh tế, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ KH&ĐT và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2022 với chủ đề "Khơi thông làn sóng đầu tư mới".

Thời gian tổ chức từ 8-12h, thứ 5, ngày 11/8/2022 tại Novaland Gallery, số 2 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ