Tháo gỡ điểm nghẽn tạo bước 'nhảy vọt' cho bất động sản công nghiệp

VŨ PHẠM
07:00 27/07/2022

Dù đã có những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, doanh nghiệp. Song, thị trường bất động công nghiệp Việt Nam vẫn còn đó những điểm nghẽn như hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính chưa được cải thiện và thiếu nguồn lao động chất lượng cao.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho thấy, nửa đầu năm nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.

6 tháng đầu năm chứng kiến số vốn đăng ký đầu tư giảm đến 48,2% so với cùng kỳ năm 2021 khi chỉ cấp giấy chứng nhận cho 752 dự án. Dẫu vậy, về vốn điều chỉnh lại có đến 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ…

Trong 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư, giảm 26,6% so với cùng kỳ; Hàn Quốc đứng thứ 2 với hơn 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19%, tăng 29,6% so với cùng kỳ. Đan Mạch tiếp tục đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư hơn 1,32 tỷ USD, chiếm 9,4%...

kcx-tan-thuan

Toàn cảnh khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM. Ảnh: KCX Tân Thuận

Về địa phương đang thu hút đầu tư, Bình Dương vẫn cho thấy lợi thế của thủ phủ công nghiệp khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,53 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 98,2% so với cùng kỳ năm 2021. TP.HCM đã vươn lên thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 2,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn, tăng 55,2% so với cùng kỳ...

Bên cạnh cơ chế, ưu đãi của Chính phủ đang dành cho các nhà đầu tư thì thị trường bất động công nghiệp vẫn còn đó những điểm nghẽn hiện hữu mà theo các nhà đầu tư, chuyên gia nhìn nhận cần được tháo gỡ để bước vào giai đoạn phát triển mới thay vì giải quyết từng bước.

Đầu tiên, trở ngại lớn nhất đó là về hạ tầng giao thông kết nối. Việc thiếu đồng bộ, hạ tầng đi sau nên chi phí vận chuyển, logistics ở nước ta đang cao nhất châu Á, điều này giảm sức hút các nhà đầu tư và đón làn sóng dịch chuyển.

Đơn cử như câu chuyện vận chuyển xuống các KCN ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay chỉ có một con đường kết nối là thông qua QL51 nhưng tuyến đường đã quá tải. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mới được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư nên sẽ mất thêm vài năm nữa mới có thể kỳ vọng tăng cương kết nối liên vùng. Hay như từ TP.HCM đi xuống các KCN ở Tây Ninh cũng chỉ có tuyến QL22, tuyến này cũng đã quá tải từ lâu. Do đó, tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có vài trò quan trọng, kết nối các KCN và cơ sở logistic ở Tây Ninh với TP.HCM tốt hơn…

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, Việt Nam sẽ cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng hệ thống điện nước… nhằm tăng tính cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực.

"Quy hoạch vùng, quy hoạch các KCN rất tốt, thông qua tuyến đường vành đai, cao tốc kết nối các tỉnh công nghiệp. Nhưng việc triển khai, hoàn thành cơ sở hạ tầng trọng yếu đang còn chậm và là nút thắt lớn trên thị trường", bà Trang nói và nhìn nhận, ngay cả các địa phương, hạ tầng giao thông trong nhiều địa phương còn yếu dẫn đến khó thu hút các nhà đầu tư và phát triển logistics.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec cho rằng, phát triển công nghiệp phải đi đôi với phát triển hạ tầng giao thông. Đây mới là vấn đề cần giải quyết trong quá trình thu hút đầu tư và phát triển nền kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố.

Một điểm nghẽn nữa đó chính là chính sách. Vị Chủ tịch Shinec cho rằng, muốn làm được bất động sản công nghiệp thì điều đầu tiên chúng ta phải suy nghĩ đến quy hoạch của tỉnh, thành phố hoặc quy hoạch vùng. Tiếp theo là việc tích hợp giữa luật quy hoạch và luật đất đai cần đưa ra quy định chung.

"Nếu các điều luật không tương thích với nhau thì các nhà đầu tư vẫn làm được nhưng rất khó khăn. Từ đó, kéo theo các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương cũng rất khó xử lý khi phải điều chỉnh các luật, thời gian triển khai dự án kéo dài, phát sinh vấn đề các cấp chính quyền cũng rất khó xử lý", ông Điệp cho hay.

Trong khi đó, ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C cho rằng, ngoài việc cải thiện chi phí logistics, Việt Nam hiện nay cần tập trung vào chính sách để hút dòng vốn, nhà đầu tư.

"Chúng ta nên bỏ quy trình hiện hữu, bởi quy trình cải cách có thể còn chậm. Cái chúng ta cần ở đây chính là bước nhảy vọt vào giai đoạn phát triển mới bằng cách số hóa. Từ khóa ở đây chính là “nhảy vọt”, dứt khoát phải thay đổi chứ không thể từ từ được", ông Bruno Jaspaert nhận định và cho biết, chúng ta không thể nói với một nhà đầu tư đang muốn xây dựng nhà máy ở Việt Nam với số vốn 1 tỷ USD mà thủ tục mà mất hàng tháng trời.

Đặc biệt, vấn đề rất lớn các KCN, khu chế xuất là thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao. Ngoài ra, ở các KCN, khu chế xuất - nơi sử dụng đến 30% lao động di cư lại không có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội…) và người lao động ít có cơ hội tiếp cận với các tiện nghi cơ bản. Điều này, dẫn đến tình trạng nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, KCN, khu chế xuất.

Để thu hút đầu tư nước ngoài và luôn đón đầu xu hướng, đặc biệt là trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, Việt Nam cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng người lao động.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,42%, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động FDI và xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Cùng với việc Chính phủ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đặc biệt là việc ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5 vừa qua về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế, dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp đang hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng.

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp khơi thông dòng vốn đầu tư, nhất là FDI chất lượng cao vào các Khu công nghiệp - Khu kinh tế, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ KH&ĐT và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2022 với chủ đề "Khơi thông làn sóng đầu tư mới".

Thời gian tổ chức từ 8-12h, thứ 5, ngày 11/8/2022 tại Novaland Gallery, số 2 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.

  • Cùng chuyên mục
Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.

Bất động sản - 18/11/2024 14:26

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25