Vụ Vạn Thịnh Phát: SCB nói bị thiệt hại hơn 760.000 tỷ không phải 498.000 tỷ đồng
YẾN CHÂU - HỮU ĐĂNG
20:26 14/03/2024
Đại diện SCB không đồng tình với thiệt hại mà cáo trạng nêu, cho rằng tạm tính đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm (ngày 5/3/2024) thì SCB bị thiệt hại hơn 760.000 tỷ đồng.
Chiều 14/3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác về những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.
Tại tòa, HĐXX hỏi đại diện ngân hàng SCB (tham gia với 2 tư cách là bị hại đối với hành vi tham ô tài sản và người có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với hành vi vi phạm về ngân hàng) về một số nội dung trong cáo trạng.
Theo cáo trạng, áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện SCB không đồng ý với con số thiệt hại này. Ngân hàng này cho rằng kết quả định giá chưa chính xác, vụ án không có hội đồng thẩm định theo TTHS nên giá phải căn cứ vào thời điểm thực tế...
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo SCB, tạm tính đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm (ngày 5/3/2024) thì SCB bị thiệt hại hơn 760.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SCB tính thêm tiền lãi phát sinh là hơn 84.000 tỷ đồng (số tiền lãi này là tạm tính còn phải tùy vào thời điểm SCB nhận được tiền bồi thường).
Tại tòa, SCB cũng đề nghị giao cho SBC toàn quyền quản lý sử dụng 1.166 tài sản bảo đảm mà không phụ thuộc vào tính pháp lý của tài sản có thế chấp hay không, đề nghị hoàn trả cho SCB tất cả các vật chứng. Về hoán đổi tài sản, SCB cũng đề nghị thu hồi 240 tài sản hoán đổi và các tài sản hoán đổi khác giao cho SCB quản lý. Tiếp tục kê biên các tài sản của bị cáo Lan và các bị cáo khác, các cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan để thu hồi và khắc phục hậu quả và giao cho SCB quản lý.
Ngoài ra, SCB còn đề nghị làm rõ trách nhiệm của các công ty thẩm định giá, buộc các công ty định giá có các cá nhân là bị cáo trong vụ án phải liên đới phải bồi thường thiệt hại cho SCB.
Tại tòa, HĐXX hỏi Ngân hàng nhà nước về việc có rút ra bài học gì hay không?
Trả lời, đại diện Ngân hàng nhà nước cho biết rút ra một số kinh nghiệm về cơ chế chính sách, quy định thanh tra giám sát và phối hợp, cần có sự kết nối chặt chẽ hơn... Ngân hàng Nhà nước phải có sự tăng cường phối hợp với các Bộ ngành và các đơn vị liên quan, giám sát tốt hơn các hoạt động của ngân hàng...
Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cũng cho rằng qua theo dõi diễn biến phiên tòa thì hầu hết các bị cáo đã thành khẩn khai báo, hối lỗi, tích cực điều tra, có nhân thân tốt, có sự cống hiến cho ngân hàng nên mong HĐXX xem xét tất cả các tình tiết để có chế tài phù hợp, cho các bị cáo hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Vợ Nguyễn Cao Trí tiếp tục đề nghị được khắc phục hậu quả
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tại tòa, HĐXX cho biết, vợ bị cáo Nguyễn Cao Trí có nộp đơn đề nghị khắc phục thêm hậu quả. Tại tòa, vợ bị cáo Trí tiếp tục xin được khắc phục thêm 266 tỷ bằng tiền mặt ngay trong vụ án này. Bị cáo Trí thì cho rằng có một số tài khoản của bị cáo bị phong tỏa và một số người nợ tiền bị cáo nên đề nghị HĐXX hỗ trợ để khắc phục hậu quả.
HĐXX cũng ghi nhận thiện chí muốn khắc phục hậu quả của bị cáo Trí và vợ. Đồng thời, HĐXX cũng giải thích là việc khắc phục hậu quả phải thực hiện trước khi HĐXX tuyên án để HĐXX xem xét, về tài khoản bị phong tỏa có thể báo với cơ quan điều tra để hỗ trợ khắc phục.
Trong vụ án này, bị cáo Trí bị cáo buộc lợi dụng việc bà Lan bị bắt, đã có thủ đoạn gian dối chỉ đạo nhân viên lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư để xóa bỏ nghĩa vụ nợ, nhằm chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng đã nhận của bà Lan. Bị cáo Trí đã khắc phục hơn 800 tỷ đồng và bị kê biên một số bất động sản…
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đưa ra khuyến cáo người dân, đặc biệt là KOL, quản trị các trang, kênh, nhóm mạng xã hội không đăng tải, chia sẻ, tán phát thông tin sai sự thật, gây bức xúc dư luận.
Nhiều lần đặt kế hoạch về đích nhưng đến nay, "siêu" dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM vẫn "đắp chiếu". Đây là dự án điển hình mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đến tình trạng lãng phí, gây bức xúc cho nhân dân.
Chi cục Thuế khu vực I vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Lilama 10. Tổng số tiền truy thu, phạt và chậm nộp là hơn 829,6 triệu đồng.
Trong quá trình thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đang còn có bộ phận cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã làm việc cầm chừng, sa sút, tinh thần trách nhiệm, thái độ công tác chưa tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng.
4 dự án có dấu hiệu lãng phí, gồm: Dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại của VICEM; Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Nếu đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026 được Quốc hội thông qua, dự kiến ngân sách sẽ giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng nhưng qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm nguồn thu...
Nguyễn Huy Tuấn bị công an Cần Thơ bắt giam vì đưa thông tin gian dối có thể nhập khẩu ô tô Rolls-Royce Phantom VIII về bán cho đại gia Cần Thơ nhằm chiếm đoạt gần 6,5 tỷ đồng.
Mặc dù chỉ còn chục ngày nữa là kết thúc việc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn có 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm.