Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan cam kết khắc phục hậu quả

Nhàđầutư
Bà Trương Mỹ Lan vẫn giữ nguyên các cam kết khắc phục hậu quả. Trong đó đồng ý chuyển 1.000 tỷ đồng của ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella đến tài khoản của SCB để khắc phục...
AN KHANG
13, Tháng 03, 2024 | 08:45

Nhàđầutư
Bà Trương Mỹ Lan vẫn giữ nguyên các cam kết khắc phục hậu quả. Trong đó đồng ý chuyển 1.000 tỷ đồng của ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella đến tài khoản của SCB để khắc phục...

Ngày 12/3, tại phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo.

Tại đây, bà Trương Mỹ Lan nói: "Bị cáo cảm ơn các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện cho bị cáo trong suốt thời gian qua. Bị cáo tôn trọng các lời khai của các bị cáo khác, cáo trạng, kết luận điều tra".

Bà Lan cho biết, mẹ mình là tiểu thương của chợ Bến Thành từ ngày mới giải phóng, làm tiểu thương chợ Bến Thành đến năm 1992 thì thành lập công ty TNHH, từ tài sản tích lũy được của gia đình.

Về hoàn cảnh khi hợp nhất SCB trong bối cảnh 3 ngân hàng, bà Lan cho rằng, nhà nước vận động nhiều doanh nghiệp nhưng không ai dám vào, bản thân cũng đã từ chối rất nhiều lần. Nhưng NHNN đề nghị bị cáo cố gắng mua được 65% để ổn định ngân hàng, kêu gọi đối tác (ưu tiên các đối tác nước ngoài…), cho mượn tài sản. 

lan-17102200262109021335

Bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại phiên tòa ngày 12/3. Ảnh: Báo Người Lao động.

Bà Lan thấy trách nhiệm của mình cũng chỉ cho mượn tài sản tìm kiếm đối tác nên đồng ý. Trong đó, bị cáo đã cho mượn khách sạn Windsor trị giá hơn 1 tỷ USD. Đồng thời, phải vay mượn dùng hết toàn bộ tài sản gia đình để thực hiện tái cơ cấu; tài sản không đủ phải nhờ sự trợ giúp của bạn bè.

"Lúc đó tham gia vì tin mình có thể giúp SCB thực hiện tái cơ cấu. Và tôi tin với tư duy bất động sản có thể tái cơ cấu thành công. Tôi cũng hiểu nếu tái cơ cấu không thành công thì sẽ mất hết", bà Lan cho hay và tin rằng mình làm được nên mới mạo hiểm tham gia tái cơ cấu.

Bà Lan cũng mong HĐXX xem xét, nếu muốn thâu tóm thì phải đưa toàn bộ người của mình vào quản lý nhưng mình chỉ thực hiện đúng vai trò nhiệm vụ khi hứa tham gia tái cơ cấu. Các cổ phần không phải của mình mà là của bạn bè, lúc đó do quá hỗn loạn nên các bạn bè của bị cáo ai có thể đứng tên được đều đứng tên cổ đông cho SCB.

"Để cứu SCB thì phải có nhà đầu tư, nhà đầu tư thì phải có ngân hàng bảo đảm và bị cáo phải nhận mình là cổ đông của SCB để có sự tin tưởng. Gia đình bị cáo có sự tôn trọng từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những tài sản bị cáo đưa vào rút ra chỉ là nhằm tái cơ cấu SCB", bà Lan nói.

Bà Lan đề nghị HĐXX xem xét lại cáo buộc 1.000 công ty ma, các công ty đều có tài khoản, có số dư, không liên quan đến Vạn Thịnh Phát. 

Bà Lan cho rằng, ban đầu không biết về hoạt động bán nợ cho VAIMC, sau này khi yêu cầu Mỹ Dung (cựu Phó Giám đốc SCB) phân tích rõ các tài sản để chuẩn bị cho các đối tác nước ngoài thì mới biết.

Tại phiên toà, bà Lan đề nghị xem xét lại về số tiền quy buộc là chiếm đoạt, gây thiệt hại, đồng thời "xem xét thật kỹ" các tội danh quy buộc. Bà Lan vẫn giữ nguyên các cam kết khắc phục hậu quả.

Bà Lan đồng ý chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng của ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella đến tài khoản của SCB để khắc phục.

"Tôi đồng ý uỷ quyền toàn bộ các cổ phần của tôi, gia đình, bạn bè chuyển cho Ngân hàng Nhà nước để tiện quản lý SCB", bà Lan trình bày thêm.

Ngoài ra, bà Lan đề nghị HĐXX các cơ quan tiến hành tố tụng có phương án hỗ trợ mình có phương án khắc phục hậu quả. 

Trước đó, các luật sư đã hỏi nhiều bị cáo như Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Giám đốc SCB), Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng Giám đốc SCB) và một số bị cáo để làm rõ vai trò, tác động của bà Lan. Tất cả bị cáo đều khẳng định thực hiện các hành vi sai phạm theo chỉ đạo của bà Lan. 

Phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm liên quan sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và các đơn vị liên quan bắt đầu từ ngày 5/3 đến ngày 29/4. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ