TP.HCM ‘bất thành’ kế hoạch di dời nhà ven kênh rạch
Với mục tiêu 5 năm (2016-20120) sẽ di dời hơn 20.000 căn nhà, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn, cùng với đó là chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM; thế nhưng, thực tế việc di dời đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ”, người dân vẫn sống trong cảnh mỏi mòn chờ đợi.
Mòn mỏi chờ đợi
Những ngày giữa tháng 11/2020, thời điểm mực nước thủy triều của TP.HCM đạt đỉnh, dâng tới sàn nhà người dân dọc khu vực kênh Đôi (quận 8) khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Rác thải, mùi hôi thối cùng với cảnh tượng chen chúc người trong căn nhà tạm bợ, dưới con kênh đen ngòm càng làm cho không khí nơi đây ngộ ngạt.
Ghé cửa hàng sửa xe mặt đường kênh Đôi của ông Tám, một ngôi nhà với diện tích chừng 40m2, có 2m2 chiều dài bám vào mặt đường, phần còn lại đua ra mặt nước dưới sự chống đỡ của cột bê tông, sàn nhà là các tấm ván gỗ đã xuống cấp theo thời gian. Hỏi về cuộc sống của ông và hàng nghìn người dân đang sinh sống nơi đây mới cảm thấy nỗi thống khổ dù chỉ trong sinh hoạt đời thường. Người đàn ông hơn 60 tuổi với vẻ ngoài đầy sương gió này cho biết, sống ở đây không khác gì sống cạnh bãi rác. Hàng ngày, chúng tôi đều phải đóng cửa để hạn chế mùi hôi thối. Những hôm trời mưa lớn hay thủy triều dâng thì còn kinh khủng hơn.
Quả thực, dạo quanh một vòng nơi đây sẽ thấy rác thải bủa vây, trải dài hai bên dòng kênh, nồng nặc mùi hôi thối khiến bất kỳ ai cũng không muốn đặt chân tới.
“Chúng tôi sống ở đây từ những năm 90, khi đó người dân lao động từ nhiều tỉnh thành vì không có nơi ở nên đã dựng chòi dọc kênh, rồi dần dần hình thành như hiện nay”, ông Tám kể.
Khi đề cập đến việc thành phố có kế hoạch di dời những hộ dân ở đây đi nơi khác, ông Tám cho hay, từ năm 2015 đã có nhiều đoàn của phường, quận tới trao đổi sẽ di dời, giải tỏa nhà ven kênh để chỉnh trang đô thị. Và cũng có nhà đầu tư đến khảo sát, chính quyền địa phương phát phiếu điều tra, yêu cầu người dân khai báo về nhân khẩu, rồi kiểm tra các giấy tờ này kia... Nhưng rồi từ đó đến nay không thấy đả động gì nữa.
Câu chuyện này không chỉ nơi ông Tám ở, mà trên nhiều con kênh như kênh Xuyên Tâm quận Bình Thạnh, khu vực kênh Tàu Hủ (đoạn chảy qua quận 8)… người dân cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.
Một căn nhà nhỏ của gia đình bà Lan nép vào lòng kênh Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh) chỉ vỏn vẹn khoảng 20m2 mà có tới 3 thế hệ cùng sinh sống, hiện cũng đang xuống cấp. Bà kể lại mấy năm trước có nghe qua chủ trương di dời, không chỉ tôi mà người dân ở đây mong mỏi lắm nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy. Sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, sống chung với triều cường, rác thải cũng thành quen.
Những ngôi nhà ven kênh, rạch được mọi người nhắc tới là “khu ổ chuột” trên địa bàn thành phố. Hầu hết, nhà ở đây lụp xụp, nền móng được chống đỡ tạm bợ, chắp vá có nguy cơ sạt lở vào mùa mưa, thiếu tiện nghi cơ bản, không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, không có hệ thống nước thải, nhà vệ sinh xả trực tiếp xuống kênh rạch.
Ngoài ra, nhiều hộ dân lo lắng khi triều cường hoặc mưa lớn, khiến ngôi nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng làm thuê nên đời sống rất khó khăn, vất vả.
Với mục tiêu thực hiện vừa cải tạo kênh rạch, chỉnh trang đô thị vừa đảm bảo cuộc sống của người dân. Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2016 - 2020 đưa nhiệm vụ chỉnh trang và phát triển đô thị là một trong 7 chương trình đột phá của thành phố.
Trên địa bàn thành phố có 21.851 căn nhà trên và ven kênh rạch, nhiệm kỳ 2016 - 2020, thành phố phấn đấu cơ bản hoàn tất di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn, gắn với chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh, rạch bằng việc thực hiện 65 dự án. Trong đó, có 59 dự án sử dụng ngân sách.
Thế nhưng, gần hết năm 2020 số nhà trên ven kênh, rạch di dời được chưa đến một nửa mục tiêu đã đề ra. Trả lời báo chí, ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM đưa ra nguyên nhân khiến tiến độ di dời chậm trễ thì nhiều, nhưng tập trung vào 3 vướng mắc chính. Đó là nguồn vốn ngân sách của thành phố dành cho chương trình này chưa tương xứng với nhu cầu; trình tự thực hiện thủ tục đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách rất phức tạp, kéo dài nhiều giai đoạn; sự phối hợp thiếu đồng bộ của các sở, ngành, UBND các quận, huyện trong việc xác định ranh thực hiện dự án.
“Hầu hết các tuyến sông, kênh, rạch tại thành phố có diện tích nhỏ, không thực hiện được việc mở rộng biên độ chỉnh trang, hoặc không có giá trị thương mại nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố cũng không có nhiều quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức BT”, ông Bình nhấn mạnh.
Chính vì vậy, thành phố đã điều chỉnh, phân kỳ lại kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành di dời 10.000 căn, đến năm 2021 là 6.646 căn và số còn lại sẽ hoàn thành trước năm 2025.
Theo lãnh đạo TP.HCM, mặc dù việc di dời nhà trên và ven kênh rạch không đạt kết quả cao nhưng cơ bản đã xác định được các khu vực, phạm vi di dời và một số công tác chuẩn bị đầu tư, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025.
Di dời nhà trên ven, kênh rạch là một chương trình lớn, huy động cả bộ máy chính quyền thành phố vào cuộc. Tuy nhiên, thực tế việc di dời vẫn “giậm chân tại chỗ”, không đạt như kỳ vọng so với mốc thời gian 5 năm mà Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X đã đề ra.
Nguyên nhân vì sao?
Việc “bể” kế hoạch nhà ven kênh, rạch trong lộ trình 5 năm của chính quyền thành phố xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trước hết là do khó khăn, vướng mắc bởi số lượng di dời lớn cộng với nguồn ngân sách hạn hẹp.
Cụ thể, theo Sở Xây dựng TP.HCM, nguồn vốn ngân sách thành phố bố trí cho dự án chỉ có 2.100 tỷ đồng, trong khi đó, theo tính toán của cơ quan này phải cần hơn 30.000 tỷ đồng để thực hiện di dời, giải tỏa.
Được biết, trong 59 dự án dùng ngân sách chỉ có 3 dự án đã hoàn tất bồi thường, di dời được 1.086 căn, giải ngân được 3.849 tỷ đồng. Đối với 6 dự án xã hội hóa theo hình thức đối tác công tư (PPP) chỉ có 3 dự án đang triển khai các bước chuẩn bị thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, báo cáo đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.
Ngoài ra, nguyên nhân kế đến phải nhắc tới chính là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện trong việc trượt giá, xác định ranh giới, tổng mức đầu tư, áp giá bồi thường… Cụ thể, trình tự thủ tục đối với dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách hết sức phức tạp, kéo dài nhiều giai đoạn dẫn tới 42/59 dự án dừng lại ở các bước chuẩn bị đầu tư, chỉ có 17/59 dự án được phê duyệt dự án bồi thường để thực hiện tiếp theo nhằm chi trả bồi thường.
Theo như chính quyền TP.HCM cho biết, một nguyên nhân dẫn đến việc chậm di dời nhà ven kênh, rạch là do tìm kiếm nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm. Thành phố đang điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060 nên một số khu vực thuộc hành lang bảo vệ sông, kênh rạch phải điều chỉnh cục bộ. Đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu.
Điều mà các nhà đầu tư quan tâm hơn hết là chính sách thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp bởi thành phố sẽ không dùng quỹ đất để thành toán cho nhà đầu tư theo hình thức BT, do Luật Đầu tư sẽ có sự thay đổi vào đầu năm 2021 (quy định không triển khai dự án BT mới, chỉ thực hiện các dự án dở dang, chuyển tiếp). Đó chính là rào cản, trở ngại mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp không mấy mặn mà.
Có thể kể đến trường hợp khu vực phía Nam kênh Đôi (quận 8) với nhu cầu di dời hơn 8.000 căn nhà, thời gian đầu một số nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án nhưng sau đó cũng rút lui. Nguyên nhân là do theo quy định hiện hành, nhà đầu tư phải lo quỹ nhà tái định cư trước khi tiến hành đền bù giải tỏa.
Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu cũng là mấu chốt trong việc di dời là tiền giải phóng mặt bằng và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân. Chia sẻ với chúng tôi, hầu hết người dân cho rằng, việc tiền bù giải phóng chỉ từ 100 - 300 triệu đồng là quá thấp. Khoản tiền này không đủ để mua nhà tái định cư, các chi phi sinh hoạt khác. Rồi công việc, làm ăn buôn bán sẽ ra sao khi đến nơi ở mới?
Mới đây, lãnh đạo thành phố tiếp tục xác định giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu di dời 10.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung vào các dự án, địa bàn trọng điểm như quận Bình Thạnh (rạch Xuyên Tâm, Văn Thánh), quận 4, 7, 8 (kênh Đôi) và quận Bình Tân.
Đối với nhóm dự án sử dụng ngân sách, thành phố phấn đấu hoàn thành việc bồi thường di dời 3.250 căn thuộc 14 dự án đã có chủ trương đầu tư công, đã được phê duyệt. Hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với 6 dự án xã hội hoá trọng tâm là triển khai dự án bờ Nam kênh Đôi, quận 8.
Trả lời phóng viên Nhadautu.vn về việc di dời nhà ven kênh rạch chậm tiến độ và những giải pháp mà thành phố nghiên cứu việc sắp xếp nơi ở, kinh doanh cho người dân, cũng như chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án này, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cũng chỉ nói chung chung như trước đây.
“Hiện nay, thành phố có 62 dự án và đã di dời được khoảng 2.200 căn hộ, chiếm 13%. Khó khăn chủ yếu về nguồn vốn, công tác triển khai của các chủ đầu tư, thủ tục chủ trương liên quan cơ chế dự án thực hiện theo hình thức PPP (hợp tác công tư), bồi thường với người dân. Vì vậy, thành phố đang phân bổ nguồn vốn, đẩy nhanh các thủ tục để triển khai đầu tư, giải phóng mặt bằng ở các ở quận. Về quỹ nhà, thành phố đã phân bổ cho các quận, huyện”, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết.
Việc di dời số lượng lớn nhà ven kênh, rạch cần thực hiện theo từng giai đoạn và hơn hết là giải quyết được vấn đế đề dân sinh. Người dân mong chờ được thành phố di dời sang khu nhà tái định cư. Nhưng, cũng không ít phần lo lắng bởi họ không biết làm gì để mưu sinh khi đã quen nơi buôn bán cũ. Chưa kể đến các loại phí khác phát sinh sử dụng chung cư, trong khi người dân sống tại nhà ven kênh, rạch là những người có thu nhập thấp, tiền bồi thường lại quá ít ỏi… Đây mới là điểm mà chính quyền TP.HCM cần quan tâm, giải quyết triệt để. Bởi khi giải quyết được “bài toán” này, câu chuyện di dời nhà ven kênh, rạch có lẽ sẽ trở nên hiệu quả và không rơi vào tình trạng gối đầu chỉ tiêu như hiện nay.
- Cùng chuyên mục
Cận cảnh hình hài ga Đà Nẵng sắp được di dời khỏi nội đô
Ga Đà Nẵng sẽ được di dời sang vị trí mới và được đầu tư mở rộng, xây dựng theo hướng hiện đại với tổng mức đầu giai đoạn 1 hơn 2.290 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/11/2024 18:19
'Hồi sinh' bãi biển từng đẹp nhất châu Á
Bờ biển Hội An (tỉnh Quảng Nam) từng được vinh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á được "hồi sinh" sau nhiều năm sạt lở nặng.
Đầu tư - 16/11/2024 15:29
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm
Hà Nội điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, giảm quy mô dân số tại dự án khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.
Đầu tư - 16/11/2024 11:59
Nhiều dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư gặp khó khăn, vướng mắc
Dự án Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hàng loạt gói thầu, dự án BOT giao thông bị vỡ phương án tài chính và hàng trăm dự án bất động sản không thể triển khai do bị chồng lấn quy hoạch, vướng mắc đất đai…
Đầu tư - 16/11/2024 08:39
Hà Tĩnh cần đột phá để chuyển đổi ngành du lịch theo hướng xanh
Chiều 15/11, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo Khoa học Phát triển du lịch xanh bền vững tại Hà Tĩnh.
Đầu tư - 16/11/2024 08:35
Việt Nam sẽ xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Kim Long
Với sự bắt tay của tập đoàn Phương Trang, Kim Long Motor và Dongfeng Dana Axle, Việt Nam kỳ vọng có nhiều ô tô nguyên chiếc xuất khẩu đi toàn cầu.
Đầu tư - 15/11/2024 19:28
Hà Nội và tỉnh Kanagawa tăng cường hợp tác đầu tư
"Hà Nội luôn cam kết ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và tỉnh Kanagawa nói riêng tới Hà Nội hoạt động, đầu tư, mở rộng hợp tác, thông qua những nỗ lực đồng hành cụ thể", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định.
Đầu tư - 15/11/2024 18:28
Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp vận hành thương mại
Lãnh đạo PV Power cho biết, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2025. Đây là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.
Đầu tư - 15/11/2024 17:44
Mất cân bằng nguồn cung căn hộ ở Đà Nẵng?
Đà Nẵng đang ghi nhận mức độ lệch pha liên quan đến nguồn cung căn hộ, khi mà số lượng căn hộ vừa túi tiền không nhiều, trong khi phân khúc cao cấp lại ồ ạt ra thị trường.
Đầu tư - 15/11/2024 15:56
Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh xem xét việc thông qua ứng trước ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.
Đầu tư - 15/11/2024 13:44
Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh
Bên cạnh phát triển hệ thống giao thông xanh, Bình Định và Tập đoàn Vingroup bắt tay để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...
Đầu tư - 15/11/2024 13:43
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.
Bất động sản - 15/11/2024 11:14
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.
Bất động sản - 15/11/2024 10:32
Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội
Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.
Bất động sản - 15/11/2024 10:22
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV tới đây là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
Đầu tư - 15/11/2024 10:21
Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024
Tập đoàn tài chính Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với sự tăng trưởng ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý II trước đó.
Đầu tư - 15/11/2024 09:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago