Tìm kịch bản cho chứng khoán tuần tới

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự khoẻ và còn tiềm ẩn rủi ro suy yếu, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc các yếu tố rủi ro, đồng thời nên xem xét hạ tỷ trọng danh mục, đặc biệt tại những cổ phiếu đang chịu áp lực bán lớn hoặc xu hướng kém.
KHÁNH AN
27, Tháng 02, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự khoẻ và còn tiềm ẩn rủi ro suy yếu, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc các yếu tố rủi ro, đồng thời nên xem xét hạ tỷ trọng danh mục, đặc biệt tại những cổ phiếu đang chịu áp lực bán lớn hoặc xu hướng kém.

2h6a1648-0728-1823-0707

Ảnh: Trọng Hiếu

Căng thẳng Nga - Ukraine trong tuần qua đã khiến thị trường chứng khoán trong nước biến động mạnh, khi có thời điểm chỉ số chính VN-Index giảm tới 40 điểm trong phiên 24/2 trước khi hồi phục nhờ dòng tiền bắt đáy. Đóng cửa tuần, VN-Index chốt tại mức 1.498,89, giảm 5,95 điểm so với tuần trước, còn HNX-Index tăng 1,04% lên 440,16 điểm.

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE hơn 797 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 24,5% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 118 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 74%. Đáng chú ý là lực chốt lời ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có xu hướng gia tăng đáng kể mỗi khi chỉ số chạm ngưỡng kháng cự 1.520 điểm, trong đó các cổ phiếu VIC, VHM và HPG… đều ghi nhận mức giảm khá mạnh và dẫn dắt đà giảm của chỉ số chung. Điểm tích cực là lực cầu bắt đáy luôn thường trực mỗi khi chỉ số lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.470 – 1.480 điểm.

Về diễn biến nhóm ngành, căng thẳng Nga - Ukraine đã khiến cho giá dầu thế giới tiếp tục leo cao. Điều này giúp cho nhóm dầu khí ghi nhận đà tăng tích cực nhất với mức tăng 7,1% giá trị vốn hóa, có thể kể đến BSR (+4,2%), OIL (+10,6%), PLX (+4,3%), PVD (+10,9%), PVS (+16,6%), PVB (+24,3%), PVC (+31,6%), PVT (+6,1%)... Nhóm dược phẩm và y tế cũng có tuần giao dịch sôi động với mức tăng 2,4% trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước liên tiếp lập đỉnh, các mã chủ chốt có thể kể đến như TNH (+6,2%), JVC (+5,1%), LDP (+2,8%), DVN (+4,5%), MKP (+33,1%), DHG (+4,5%)... Nhóm cổ phiếu hóa chất cũng thu hút được dòng tiền và đồng loạt tăng giá DPM (+9,8%), DCM (+12,7%), DGC (+7%), CSV (+9,6%), LTG (+6,3%)...

Ở chiều ngược lại, phần lớn các nhóm ngành khác đều giảm nhẹ trong tuần qua như hàng tiêu dùng (-1,5%), tài chính (-0,9%), tiện ích cộng đồng (-0,8%), công nghệ thông tin (-0,3%), ngân hàng (-0,1%).

VCBS đánh giá lực cung chốt lời ngắn hạn vẫn là khá lớn quanh vùng 1.520 điểm khiến cho chỉ số vẫn đang có xu hướng dao động tích lũy đi ngang quanh mốc 1.500 kể từ đầu tháng đến hiện tại. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine cũng làm dấy lên quan ngại về triển vọng thị trường trong ngắn hạn. Lực cầu bắt đáy trong tuần vừa qua tuy vẫn có nhưng là không đủ để khiến VN-Index đi ngược lại xu hướng chung trên thế giới.

“Trong tuần tới, chúng tôi kỳ vọng dòng tiền sẽ quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn - vốn đã có mức giá chiết khấu khá sâu sau tuần vừa rồi. Với diễn biến như vậy, nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào nhóm cổ phiếu “trụ” dẫn dắt thị trường, trong khi đó nhà đầu tư trung - dài hạn vẫn nên chờ đợi thời điểm mặt bằng giá thị trường ổn định hơn rồi mới nên cân nhắc tiến hành giải ngân”, VCBS khuyến nghị.

SHS cho rằng diễn biến VN-Index điều chỉnh nhẹ sau khi đã tăng ba tuần liên tiếp với thanh khoản được cải thiện tương tối tốt có thể coi là một điểm tích cực, thể hiện việc dòng tiền đang có sự quay trở lại để hỗ trợ thị trường trong những thời điểm khó khăn. Trên góc độ kỹ thuật, VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm nhưng vẫn kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.485-1490 điểm (MA20-50) cho thấy xu hướng tăng có đôi chút bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa đáng lo ngại.

Do đó, SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo 28/2-4/3, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại. Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại để hướng đến vùng kháng cự 1.530-1.550 điểm có thể đạt được trong thời gian tới. Trong kịch bản tiêu cực, nếu VN-Index giảm về vùng 1.425-1.450 điểm (đáy tháng 1/2022) thì có thể cân nhắc tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Về phần mình, SSI nhận định chỉ số chính đang gặp khó tại vùng kháng cự 1.512 điểm trong khi vẫn đang được hỗ trợ tốt bởi vùng 1.470 điểm nên xu hướng hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Để thực sự quay trở lại xu hướng tăng, VN-Index cần phải vượt qua kháng cự 1.512 điểm đi kèm với khối lượng giao dịch duy trì trên đường trung bình 50 ngày. Khi đó, VN-Index có nhiều khả năng sẽ đi lên vùng kháng cự tiếp theo tại 1.537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số này phá hỗ trợ 1.470 điểm trước thì khả năng điều chỉnh giảm trở lại vùng 1.425 - 1.400 điểm vẫn còn.

Còn VDSC đánh giá rằng áp lực bán có khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép. Với diễn biến thị trường chưa thực sự khoẻ và còn tiềm ẩn rủi ro suy yếu, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và cân nhắc các yếu tố rủi ro, đồng thời nên xem xét hạ tỷ trọng danh mục, đặc biệt tại những cổ phiếu đang chịu áp lực bán lớn hoặc xu hướng kém.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ