Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam đổi mới và tăng trưởng xanh

Nhàđầutư
Ông Smail Alhilali, Trưởng ban Kinh tế tuần hoàn và Quản lý hóa chất của UNIDO đánh giá, việc thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
PV
13, Tháng 04, 2024 | 10:09

Nhàđầutư
Ông Smail Alhilali, Trưởng ban Kinh tế tuần hoàn và Quản lý hóa chất của UNIDO đánh giá, việc thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.

Chiều 12/4, tại TP.HCM, Bộ KH&ĐT phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững". Hội nghị nằm trong khuôn khổ dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu".

Phát biểu, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết, trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) đã đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có sự lớn mạnh về quy mô của nền kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu nhập, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới công nghệ, thúc đẩy hội nhập, cải thiện vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Các KCN vốn là trung tâm hoạt động kinh tế, hiện đang chuyển hướng từ mô hình kinh tế tuyến tính mà tại đó nguyên vật liệu đầu vào sử dụng, tạo ra sản phẩm và thải bỏ sang sang mô hình ưu tiên thiết kế bền vững, hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái chế.

Empty

Bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VP

"Việc chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các KCN, KKT là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho từng KCN, KKT, cho từng địa phương và cả nền kinh tế. Lợi ích này là to lớn và lâu dài, nhưng trong ngắn hạn, nhiều thách thức trở ngại làm cho quá trình chuyển đổi chưa diễn ra mạnh mẽ như mong đợi", ông Quân nói.

Theo ông Nguyễn Định Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT, các danh mục các vật liệu, sản phẩm và dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ và thủy sản; năng lượng; khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến chế tạo; hóa chất; xây dựng và giao thông vận tải; quản lý chất thải; lĩnh vực trung gian cộng sinh và lĩnh vực hỗ trợ thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Để làm được kế hoạch này, Bộ TN&MT đang triển khai xây dựng dự thảo kế hoạch hành động quốc gia thực hiện tuần hoàn đến năm 2035. Trong đó, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện kinh tế tuần hoàn. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ thức đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Đồng thời, quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Trong đó, thí điểm nhân rộng và phát triển các mô hình quản lý theo vùng, miền và địa phương; thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ quản lý chất thải…

Nguyen-Dinh-Tho

Ông Nguyễn Định Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT. Ảnh: VP

Kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam phát triển công nghiệp bền vững

Tham gia ý kiến tại hội nghị, ông Smail Alhilali, Trưởng ban Kinh tế tuần hoàn và Quản lý hóa chất của UNIDO đánh giá, việc thúc đẩy tính tuần hoàn trong các KCN có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh. Trong đó, tiềm năng lớn về phát triển KCN sinh thái trở thành trung tâm đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

UNIDO cam kết hỗ trợ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững đề ra trong chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững thông qua thúc đẩy tính tuần hoàn trong ngành công nghiệp. UNIDO cung cấp dịch vụ tư vấn chính sách và kỹ thuật về sử dụng các nguồn tài nguyên sạch hơn và hiệu quả hơn bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng và nước, đồng thời thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và mô hình hợp tác kinh doanh trong phát triển các KCN sinh thái.

Trong khi đó, bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam nhận định, chương trình KCN sinh thái là cơ sở hình thành môi trường kinh doanh thân thiện theo hướng đổi mới. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần vào tiến trình phát triển công nghiệp bền vững và cạnh tranh ở Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ