TS. Lê Xuân Nghĩa: Sử dụng tín chỉ carbon để tăng nguồn lực cho kinh tế tuần hoàn

Nhàđầutư
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng thị trường tín chỉ carbon ngày càng phát triển nhưng mức độ khan hiếm ngày càng cao, đó cũng là lợi thế của Việt Nam nếu bảo vệ rừng tốt.
KHÁNH AN
22, Tháng 09, 2023 | 07:30

Nhàđầutư
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng thị trường tín chỉ carbon ngày càng phát triển nhưng mức độ khan hiếm ngày càng cao, đó cũng là lợi thế của Việt Nam nếu bảo vệ rừng tốt.

IMG_20230922_073521

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tại tọa đàm về "Những giải pháp tiếp theo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) tại Việt Nam", nằm trong khuôn khổ lễ ra mắt sách "Kinh tế tuần hoàn & những mô hình tiên phong" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho biết  kinh tế xanh, KTTH đang được đề cập mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, vào tháng 8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố sổ tay hướng dẫn về việc kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính đối với các công ty niêm yết. Tuy nhiên, việc công bố thông tin về phát thải nhà kính chưa có tính chất ràng buộc, mà chỉ hướng dẫn các doanh nghiệp báo cáo trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa ra thế giới.

"Sau này, tôi nghĩ việc minh bạch thông tin này phải mang tính chất bắt buộc, đồng thời mong muốn phải có quy định bắt buộc về việc định lượng, kiểm kê toàn bộ số lượng phát thải khí nhà kính của từng ngành và từng doanh nghiệp nhất là những đơn vị đã lên sàn chứng khoán và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Báo cáo về phát thải nhà kính cần là một bản báo cáo bắt buộc công bố định kỳ bên cạnh bản báo cáo tài chính", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Về vấn đề nguồn lực cho KTTH, ông Nghĩa lưu ý rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn ít các đợt phát hành trái phiếu từ nhiều tập đoàn lớn (đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực bất động sản). Gần đây nhất, một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực địa ốc chỉ phân phối được gần 37% tổng số trái phiếu chào bán. Điều này chứng tỏ niềm tin về thị trường TPDN còn thấp.

Cùng với đó, vị chuyên gia cho biết, Việt Nam vẫn chưa có cổ phiếu xanh. Dù vậy, có thể sử dụng công cụ tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon ngày càng khan hiếm vì quốc gia có rừng trên thế giới không nhiều. Mặt khác, thị trường carbon ngày càng phát triển nhưng mức độ khan hiếm ngày càng cao, đó cũng là lợi thế của Việt Nam nếu bảo vệ rừng tốt.

"Việt Nam có nhiều rừng sẽ có nhiều cơ hội hơn các nước khi tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu bởi ngành lâm nghiệp của Việt Nam đang nắm giữ một lượng tín chỉ carbon khổng lồ. Chúng ta có thể đăng ký công khai các tín chỉ carbon này trên sàn quốc tế, sau đó dùng để làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng ", TS. Lê Xuân Nghĩa nói.

Ngoài ra ông Nghĩa cho rằng phải có thuế carbon và phải có chính sách tài chính rõ ràng, cụ thể. Chính sách tài chính có thể là tài trợ trực tiếp như nước Mỹ đang áp dụng, hoặc tài trợ gián tiếp.

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương. Theo lộ trình thị trường carbon trong nước sẽ thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ