Thời cơ, vận hội mới cho vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên đang bước vào vận hội mới, cơ hội phát triển mới khi Đảng và Nhà nước sẽ tập trung nhiều nguồn lực nhằm đầu tư toàn diện vào khu vực này với mục tiêu đưa Tây Nguyên phát triển "nhanh - hài hòa - bền vững".

Tây Nguyên đang ngày một phát triển và giàu đẹp hơn. Ảnh: IPC Gia Lai
Mục tiêu "phát triển nhanh - hài hòa - bền vững"
Tây Nguyên là khu vực có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng của đất nước ta, đồng thời, đây cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu văn hoá bản sắc. Mặc dù giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, tuy vậy, những hạn chế về hạ tầng giao thông đã làm chậm nhịp sự phát triển của Tây Nguyên trong một thời gian dài; khiến cho các tiềm năng, lợi thế của cả vùng mãi chưa thể phát huy như kỳ vọng.
Những năm gần đây, Tây Nguyên nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông mang tính kết nối. Theo đó, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như QL14 (đường Hồ Chí Minh) và các tuyến tránh đô thị; các QL19 (nối Gia Lai với Bình Định), QL26 (nối Khánh Hòa với Đắk Lắk), QL29 (nối Phú Yên với Đắk Lắk), QL27 (nối Ninh Thuận – Đắk Lắk), đường Trường Sơn Đông; sân bay Pleiku (Gia Lai), sân bay Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk)… từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Nhờ vậy, kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên có sự khởi sắc và dần "rút ngắn" khoảng cách với các khu vực còn lại.

Tây Nguyên là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu văn hoá bản sắc. Ảnh: IPC Gia Lai
Tây Nguyên được nhận định có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới khi Đảng và Nhà nước bắt đầu có những chiến lược mới đối với vùng đất giàu văn hoá bản sắc này.
Tại Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị xác định: Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, và là nhiệm vụ xuyên suốt trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Xây dựng phát triển vùng Tây nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, và thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời, phát triển vùng Tây nguyên theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng…
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, Chính phủ đặt ra một số chỉ tiêu quan trọng đối với khu vực Tây Nguyên như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 7-7,5%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng/năm; Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm bình quân 1-1,5%/năm, 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng trên 47%...
"Với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân trong vùng, chúng ta có thể biến khó khăn, thách thức thành cơ hội mới, biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển để vùng Tây Nguyên thực sự phát triển đột phá, đón nhận làn sóng đầu tư mới, đạt được mục tiêu phát triển nhanh - hài hòa - bền vững và người dân được hạnh phúc với một cuộc sống tốt đẹp hơn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, tăng tính liên kết vùng
Trong các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị, phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, tăng tính liên kết vùng được xem là 2 trong 7 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà Chính phủ đề ra nhằm tạo đà cho Tây Nguyên phát triển.
Theo Chính phủ, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên phải theo hướng đồng bộ, hiện đại; kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng của vùng như: Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. Đồng thời, thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên và liên kết vùng, liên vùng nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Hạ tầng giao thông của khu vực Tây Nguyễn sẽ tiếp tục được đầu tư, nâng cấp mở rộng trong thời gian tới. Ảnh: PV
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn nhận định, trong giai đoạn vừa qua, hệ thống giao thông vùng Tây Nguyên đã được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư (khoảng 95.655 tỷ đồng), cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Tuy vậy, khu vực Tây Nguyên hiện vẫn chưa có các tuyến cao tốc kết nối nhanh với các vùng, khu vực lân cận, cũng như với các sân bay, cảng biển (chỉ có tuyến cao tốc nội vùng Liên Khương - Prenn khai thác từ năm 2008 với chiều dài 19km -PV) nên chưa thể trở thành tiền đề và động lực khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên dự kiến khoảng 156.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 (2021 – 2025), sẽ triển khai 4 dự án cao tốc (Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Dầu Giây - Liên Khương,..) với kinh phí khoảng 28.038 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2026 – 2030), nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí để triển khai các dự án cao tốc đã hoạch định trong quy hoạch có tính liên kết vùng (cao tốc Bắc Nam phía Tây các đoạn Gia Nghĩa đến Chơn Thành, Chơn Thành đến Đức Hòa...) với tổng nhu cầu vốn tối thiểu khoảng 89.165 tỷ đồng.
"Vùng Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, trong khi đó phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Vì vậy, triển khai các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch và kế hoạch đề ra nhằm kết nối vùng Tây Nguyên gắn với các vùng lân cận và cảng biển sân bay, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ Chính trị đề ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Thực tế thời gian qua cho thấy, các địa phương có đường bộ cao tốc đi qua đều có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu, tạo thế và lực mới cho các địa phương", ông Lê Anh Tuấn nói.
Cũng theo lãnh đạo Bộ GTVT nhận định, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường bộ cao tốc trong vùng Tây Nguyên sẽ được đẩy mạnh đầu tư; từng bước đồng bộ, hiện đại, tạo lập được cơ cấu vận tải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; đánh thức vùng đất đai trù phú này trở thành một vùng kinh tế phát triển, phát huy được tất cả tiềm năng và lợi thế vốn có trong thời gian tới.
- Cùng chuyên mục
VSIP muốn khởi công dự án khu công nghệ cao tại Hà Nam cuối năm nay
Theo quy hoạch, Khu Công nghệ cao Hà Nam có diện tích 663,2 ha tại huyện Lý Nhân, là khu công nghệ cao thứ 5 trên cả nước.
Đầu tư - 19/02/2025 07:57
Tập đoàn Sumitomo muốn đầu tư khu công nghiệp thứ 2 tại Vĩnh Phúc
Lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo thông báo về kế hoạch đầu tư khu công nghiệp thứ hai tại Vĩnh Phúc với lãnh đạo tỉnh ngày 18/2.
Đầu tư - 19/02/2025 07:55
DP World tư vấn chiến lược thành lập khu thương mại tự do ở Bà Rịa-Vũng Tàu
Tập đoàn DP World trở thành nhà tư vấn chiến lược cho việc hình thành khu thương mại đầu tiên của vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 19/02/2025 07:52
Khánh Hòa 'chốt' nhà đầu tư làm khu đô thị hơn 17.330 tỷ
Khánh Hòa đã chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang với quy mô hơn 226,7 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng.
Đầu tư - 18/02/2025 16:28
Tập đoàn Syre muốn đầu tư nhà máy sợi 1 tỷ USD tại Bình Định
Bày tỏ mong muốn đầu tư, tuy nhiên Tập đoàn Syre (Thụy Điển) cũng bày tỏ một số băn khoăn về quy định nhập khẩu nguyên liệu cũng như nguồn cung điện tại tỉnh.
Đầu tư - 18/02/2025 16:26
Dự án 368 triệu USD bỏ hoang bên vịnh Lăng Cô sẽ tái khởi động vào tháng 3/2025
Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn – Lăng Cô sẽ được tái khởi động vào tháng 3/2025 sau khi chủ đầu tư sắp xếp các nguồn vốn.
Đầu tư - 18/02/2025 15:53
Nhà đầu tư nước ngoài nắm hơn 12,6 tỷ USD các loại chứng khoán
Bà Tạ Thanh Bình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 323.531 tỷ đồng giá trị các loại chứng khoán (khoảng 12,65 tỷ USD), chiếm 7,35% tổng giá trị chứng khoán đăng ký tại VSDC.
Đầu tư thông minh - 18/02/2025 14:27
Đà Nẵng khởi động dự án khu công nghiệp chuyên sâu, gắn với khu thương mại tự do
Khu công nghiệp Hòa Ninh (tại huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) có diện tích hơn 400 ha, vốn đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng hứa hẹn trở thành một trong những khu công nghiệp hiện đại nhất miền Trung.
Đầu tư - 18/02/2025 13:39
Xây dựng đường nối Hà Nội tới sân bay Gia Bình
Chiều dài toàn tuyến đường gần 50 km, trong đó đoạn qua Hà Nội hơn 28 km (gồm 8 km đoạn tuyến làm mới; đoạn đi trùng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, vành đai 3, đường cầu Tứ Liên 20,54 km).
Đầu tư - 18/02/2025 12:20
Hơn 56% doanh nghiệp FDI báo lỗ, Bộ Tài chính đề nghị tăng cường quản lý
Trước thực trạng doanh nghiệp FDI báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn có chiều hướng gia tăng, Bộ Tài chính đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý…
Đầu tư - 18/02/2025 11:14
Đấu giá mỏ cát thạch anh hơn 2,9 triệu tấn ở Huế
Mỏ cát thạch anh có trữ lượng hơn 2,9 triệu tấn, diện tích khai thác 67,5ha nằm tại xã Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP. Huế.
Đầu tư - 18/02/2025 09:55
Nhơn Tân đầu tư cụm công nghiệp gần 400 tỷ ở Bình Định
Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kho Bãi Nhơn Tân và CTCP Xây dựng TC Bình Định là nhà đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, Bình Định), tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng.
Đầu tư - 18/02/2025 07:28
Công ty bán dẫn Trung Quốc tại Bắc Ninh muốn xây đường truyền tải điện độc lập
Công ty Micro Commercial Components Việt Nam đưa ra một số đề xuất đối với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, trong đó có xây dựng đường truyền tải cung cấp điện độc lập.
Đầu tư - 18/02/2025 01:08
Công viên phần mềm 1.400 tỷ ở Đà Nẵng vẫn gặp khó
Dù đã khai trương và có nhiều doanh nghiệp đăng ký thuê phòng tại Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng; song dự án chưa thể đưa vào sử dụng do đang trong quá trình hoàn thiện, chưa nghiệm thu, bàn giao...
Đầu tư - 17/02/2025 17:41
Phương Trang làm trạm dừng nghỉ cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn
Liên Danh CTCP Xe khách Phương Trang Futabuslines - Công ty TNHH Thành Hiệp Phát là nhà đầu tư trúng thầu dự án trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ 45 - Nghi Sơn.
Đầu tư - 17/02/2025 17:08
Đà Nẵng đề xuất bỏ chủ trương đầu tư nhà máy rác 1.000 tấn/ngày
UBND TP. Đà Nẵng vừa có tờ trình bãi bỏ chủ trương đầu tư dự án nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ngày theo hình thức PPP do nhà đầu tư đề xuất.
Đầu tư - 17/02/2025 14:16
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 3 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 2 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago