'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'

NHÓM PHÓNG VIÊN
- 08:16 19/03/2025

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.

Sáng 19/3, Tạp chí Nhà đầu tư khai mạc Hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới".

Hội thảo nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, những gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định.

Đồng thời, cũng là diễn đàn để các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách lắng nghe ý kiến, đề xuất từ cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm góp phần đưa chính sách đi vào cuộc sống.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế - tài chính, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về phía lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương:

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

Ông Đỗ Anh Vũ, Chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng Ban Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

II. Về phía các chuyên gia, diễn giả:

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

PGS-TS. Lê Hải Trung, Phó trưởng khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

Về phía lãnh đạo các Hiệp hội và lãnh đạo các doanh nghiệp:

PGS-TS. Trần Chủng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Lê Tuấn Anh, Phó TGĐ Tập đoàn Gelex

Ông Võ Hoàng Hải, PTGĐ Ngân hàng TMCP Nam Á

Ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Dịch vụ chuyển đổi số và Ứng dụng AI, FPT Digital - Tập đoàn FPT

Ông Lý Anh Tuấn, Giám đốc Điều hành Công ty Investing Pro

Ông Trần Anh Thắng, Thành viên HĐQT độc lập, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Eximbank .

Ông Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Khoa học dữ liệu, phân tích nâng cao và sáng tạo CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS)

Ông Vũ Đức Mạnh, TGĐ Chứng khoán VietinBank

Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

Ông Lê Đức Khánh , Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VPS

Ông Nguyễn Quý Lâm, Giám đốc khối, CTCP Chứng khoán VPS

TS. Hồ Sỹ Hoà, Giám đốc phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Ban Kinh doanh và Marketing, Công ty quản lý quỹ Vietcombank

Ông Lê Tuấn Anh, Chủ tịch Cty CP công nghệ Efun Việt Nam

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Cơ quan chủ quản của Tạp chí Nhà đầu tư:

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Về phía Ban tổ chức:

Ông Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, Trưởng ban tổ chức Hội thảo .

Ông Nguyễn Phong Cầm, Phó Tổng biên tập Thường trực

Ông Võ Tá Quỳnh, Phó tổng biên tập

Ông Nguyễn Thái Sơn, UVBBT Tạp chí

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo và phóng viên một số cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và Hà Nội.

Thông tin về hội thảo được tường thuật trực tiếp trên các ấn phẩm của Tạp chí Nhà đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị cho sự khởi đầu kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.

Nhà báo Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Phạm Thắng.

Tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9 ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong các năm về sau.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, rất nhiều các giải pháp đột phá và mang tính cách mạng đã được Đảng, Nhà nước đề ra, gồm: Tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, thành; cắt giảm kiện kinh doanh; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công…. Mở ra những không gian kinh tế, cơ hội đầu tư, kinh doanh chưa từng có trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Trong bài viết mới nhất về kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã cho thấy một tầm nhìn lớn lao về kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Trong đó, khẳng định bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh và bảo đảm thực thi hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là “đột phá quan trọng hàng đầu”, "xương sống" của công cuộc hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế….

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Phạm Thắng.

Tuy nhiên, thách thức với chúng ta cũng là rất lớn. Trên thế giới, chiến thương mại đang lan rộng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn diễn ra gay gắt… Với tỷ trọng thương mại quốc tế lớn, gần gấp đôi GDP, chích sách thương mại và cả tiền tệ của Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều biến số khó lường.

Trong nước, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính mang tới kỳ vọng lớn về hiệu quả hoạt động và tiết kiệm ngân sách song cũng đặt ra những băn khoăn về việc sẽ có những xáo trộn trong vận hành, cần có thời gian để làm quen, thích ứng.

Bối cảnh mới đòi hỏi các nhà đầu tư và doanh nghiệp phải nhận diện, phân tích, đánh giá và dự báo về những thách thức và cơ hội, để từ đó đưa ra chiến lược và các quyết định đầu tư, sản xuất, kinh doanh phù hợp.

"Nắm bắt được nhu cầu trên, với chức năng, vai trò là cơ quan báo chí chính thống và chuyên sâu về kinh tế - đầu tư, và với bề dày về khả năng, kinh nghiệm tổ chức sự kiện, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới", nhà báo Phạm Đức Sơn nhấn mạnh.

Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh mới, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã có những gợi ý với nhà đầu tư và doanh nghiệp:

Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, đang tiến hành Tổng kết Nghị quyết của Trung ương về kinh tế tư nhân để đẻ ra định hướng và giải pháp nhằm đưa khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trương quan trọng.

Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn và Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục phát triển mạnh với tinh thần dám nghĩ, dám làm, phát huy trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 44/132, tăng 4 bậc so với năm 2022.

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). Ảnh: Phạm Thắng.

Chính phủ đã cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Tài nguyên. Tăng cường kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu nhập khẩu; huy động các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung; triển khai quyết liệt các chương trình hành động phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng.

Cuộc hội thảo này sẽ trao đổi ý kiến về việc làm gì và bằng cách nào để doanh nghiệp tranh thủ cơ hội thuận lợi, ứng phó có hết quả với thách thức từ bên ngoài và từ trong nước.

Đổi mới công nghệ, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, chuyển nhanh sang kinh tế số, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp cần có quan điểm, nhận thức về việc chuyển sang kinh tế số, doanh nghiệp số, sản xuất và kinh doanh xanh là giải pháp quan trọng trong bối cảnh mới, bởi vì nếu không thay đổi mô hình tăng trưởng của mình thì không bảo đảm tạo ra lợi thế khai thác tiềm năng của từng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo xu hướng mới lấy khoa học và công nghệ, nhân lực tạo ra năng suất và chất lượng cao, hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh, thậm chí bị đào thải không nhưng trên thị trường thế giới, mà cả thị trường trong nước.

Điều chỉnh chiến lược kinh doanh và đầu tư

Từ cách tiếp cận mới, sửa đổi, bổ sung chiến lược kinh doanh trên cơ sở chuyển sang quản trị doanh nghiệp theo xu hướng số, AI, Blockchain, Fintech để đáp ứng với đòi hỏi của FTAs thế hệ mới trong hợp tác và đầu tư, tham gia có hiệu quả với các doanh nghiệp trong thương mại và đầu tư với đối tác nước ngoài, cũng như nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí phát thải hướng tới Net Zero vào năm 2050.

Chủ động tham gia chuỗi cung ứng

Chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách đổi mới công nghệ, sản xuất, kinh doanh thông minh đáp ứng đầy đủ tiêu chí của các doanh nghiệp FDI để gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá, từng bước xây dựng thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thế giới.

Các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế trong nước làm đầu tàu trong việc hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm theo hướng nâng dần quy mô vốn, đổi mới công nghệ, nhân lực, quản trị doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam làm chủ thị trường trong nước, tiến tới gia tăng thị phần từng loại sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao.

Phát huy vai trò của hiệp hội nghề nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị căn cứ đường lối của Đảng, Quốc hội sớm ban hành Luật về Tổ chức xã hội, trong đó quy định hành lang pháp lý đối với Hiệp hội, ngành nghề làm căn cứ để từng Hiệp hội hình thành quan hệ hợp tác và phân công đối với từng loại hình doanh nghiệp, tạo thành hợp lực của từng cộng đồng doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

"Cuộc hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới" với sự đóng góp ý kiến của một số chuyên gia và doanh nghiệp, gợi ra hướng phát triển mới cho từng loại hình doanh nghiệp, góp phần vào mục tiêu hiệu lực, hiệu quả theo hướng đổi mới, sáng tạo để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp, vì hạnh phúc của người dân Việt Nam", GS-TSKH. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Nhà đầu tư cần biết rõ khẩu vị rủi ro, đa dạng hóa, hạn chế tâm lý đám đông

Phát biểu tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết: Về thế giới, có 2 điểm cần lưu ý, kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm so với thế giới, khoảng 2,7%.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Ảnh: Phạm Thắng.

Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. World Bank dự báo năm 2025 là khoảng 2,7%, OECD khoảng 3,1%. Đây là mức chậm hơn so với giai đoạn trước dịch. Bối cảnh như vậy sẽ rất thách thức để Việt Nam có thể tăng trưởng vọt lên.

Ngoài ra, tăng trưởng từ Mỹ và Trung Quốc đang chậm lại. Dự báo kinh tế Trung Quốc là 4,5% dù quyết tâm kích cầu 5%. Mỹ cũng đang chậm lại, có dự báo Mỹ tăng trưởng chỉ 1,5% so với các dự báo trước đây là khoảng 2%. Đây là 2 đối tác quan trọng nhất với Việt Nam về các phương diện thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo…

Dù vậy, có 2 điểm chúng ta yên tâm. Một là lạm phát với toàn cầu. Tất cả dự báo cho rằng giá cả các loại hàng hóa tương đối ổn từ nay đến cuối năm 2026. Các quốc gia có thể tiếp tục lộ trình giảm lãi suất song chậm lại, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Tôi nghĩ FED năm 2025 sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 2 lần trong các đợt tháng 9 và tháng 12.

Nhiều nước châu Á đã thực hiện lộ trình này từ năm ngoái, còn Việt Nam thì khá sớm. Dù vậy, tôi kiến nghị NHNN cần xem lại chính sách tiền tệ để sát hơn so với thị trường, có sự chỉ dẫn đối với thị trường. Hiện tại, không có tác dụng nhiều trừ việc ngân hàng thương mại đi vay tái cấp vốn với chi phí vốn rẻ hơn.

Rủi ro rất lớn của Việt Nam với thế giới là chính sách thương mại. Rủi ro này tăng vọt lên từ khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức đến bây giờ. Các doanh nghiệp thế giới và Việt Nam đang ghi nhận rủi ro này. Như vậy, chắc chắn tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến giảm.

Doanh nghiệp toàn cầu vẫn lưu ý 2 rủi ro là địa chính trị và chiến tranh thương mại, công nghệ; và tăng trưởng kinh tế của một số nước lớn chậm lại.

Với Việt Nam, số liệu 2 tháng đầu năm 2025 tích cực và chúng ta đang phấn đấu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025. Chúng tôi đang phân tích từng động lực tăng trưởng cụ thể. Tôi nghĩ mục tiêu này đạt được nếu thỏa mãn một số điều kiện đi kèm.

Có 2 điểm sáng trong kinh tế Việt Nam năm 2024.

Một là, chúng ta giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Đó là điều quan trọng. Chúng tôi luôn kiến nghị giữ mức lạm phát dưới 5% kể cả giai đoạn tới tăng trưởng 2 con số. Nên nhớ lạm phát đã thả ra thì sẽ rất khó để kéo về, bởi tâm lý lạm phát rất nặng nề.

Thứ hai là cách mạng về thể chế và tinh gọn tổ chức bộ máy, đây là điều chưa từng có. Có lẽ đây là đổi mới thứ hai của Việt Nam. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều có.

Mổ xẻ kỹ hơn động lực tăng trưởng, so sánh năm 2024 và 2019 (trước dịch), Việt Nam cơ bản hồi phục về trạng thái trước dịch. Mổ xẻ kỹ hơn về hướng cầu, xuất nhập khẩu ròng hàng hóa dịch vụ chỉ đóng góp 4% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thặng dư thương mại Việt Nam là 25 tỷ USD song là thặng dư thương mại hàng hóa, còn dịch vụ bị âm 12 tỷ USD. 2 động lực quan trọng của Việt Nam là tiêu dùng và đầu tư đóng góp lần lượt 60% và 36% cho tăng trưởng.

Có thể nhìn qua Trung Quốc đã kích cầu cả tiêu dùng và đầu tư.

Đặc biệt, tỷ giá trong 2 tháng vừa qua biến động rất nhẹ nhàng, thậm chí đồng USD còn mất giá. Lạm phát cơ bản trong tầm kiểm soát. Cung tiền tăng lên, song vòng quay tiền vẫn chậm. Năm ngoái là 0,67 lần, nhích hơn chút so với năm 2024 là 0,65 lần. Để nhanh hơn, Việt Nam cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, giải phóng ách tắc dự án bất động sản, xây dựng, kể cả khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp.

Ngành Công nghiệp Chế biến chế tạo của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, trong đó FDI chiếm 71% xuất khẩu. Xuất khẩu tốt thì PMI sẽ phục hồi tốt, sản xuất công nghiệp cũng phục hồi đi theo. Tháng 1 vừa qua xuất khẩu âm do chu kỳ Tết và bắt đầu tác động từ chiến tranh thương mại. Tháng 2 phục hồi song chưa bằng giai đoạn trước. Chứng tỏ chiến tranh thương mại Mỹ Trung tác động đến thương mại chúng ta. Do đó, Bộ Chính trị và Chính phủ đặt mục tiêu xuất khẩu 12% là rất thách thức, trong khi tôi dự báo chỉ đạt khoảng 8-10%.

Xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam sang Mỹ tăng 23%, song nhập khẩu từ Trung Quốc tăng thêm 30%. Rõ ràng có câu chuyện nhập bên này, xuất bên kia. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đây là rủi ro trung chuyển hàng hóa để trốn thuế, trốn xuất xứ. Do vậy, doanh nghiệp cần chuyển trạng thái, minh bạch hóa xuất xứ hàng hóa Việt Nam.

2 tháng đầu năm nay, thương mại chậm lại khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 16%, nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 12%.

Một điểm về vốn đầu tư. Vừa qua Tổng Bí thư yêu cầu chúng ta cần kích cầu khối kinh tế tư nhân. Đây là tăng trưởng đầu tư vốn toàn xã hội của chúng ta. Năm 2024, chỉ tiêu này tăng 7,5%, do mức nền thấp năm trước. Trong đó, đầu tư tư nhân năm ngoái chỉ tăng 7,7% và rất thấp so với trước dịch (thường tăng trên 15%). Rõ ràng cần kích lên khối này.

Đầu tư công giải ngân 2 tháng đầu giải ngân tốt, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Động thái của Thủ tướng và Tổ công tác có hiệu ứng tích cực. Năm nay, giải ngân đầu tư công là 830 nghìn tỷ đồng, nếu cộng vốn chuyển tiếp từ năm 2024 về năm nay là gần 900 nghìn tỷ đồng đầu tư công. Nếu giải ngân tốt, đây là động lực quan trọng, đặc biệt là hoàn thành nhiều dự án trọng điểm quốc gia.

Sẽ có thêm nhiều sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong bài tham luận của mình tại hội thảo, bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN cho biết, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng với sự quyết tâm của Đảng, Chính phủ, ngay từ đầu năm kế hoạch tăng trưởng GDP đã được đặt ra ở mức trên 8,0% với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực như chế biến chế tạo (9,7%), dịch vụ (8,1%), bán lẻ (12%) và xuất nhập khẩu (>12%).

Cùng với đó là kế hoạch đầu tư công lớn, tăng gần 30% so với thực tế thực hiện năm 2024. Những yếu tố này được dự báo sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thành kế hoạch mục tiêu GDP của năm 2025.

Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán (UBCKNN). Ảnh: Phạm Thắng.

Kết quả kinh tế xã hội trong hai tháng đầu năm đã góp phần tạo động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Tính đến ngày 25/2/2025, VN-Index đạt 1.303,16 điểm, tăng 2,9% điểm so với cuối năm 2024; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.292 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với cuối năm 2024 (tương đương 63,4% GDP ước tính năm 2024).

Hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch tính đến cuối tháng 1/2025, thị trường có 723 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán, 886 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 2.350 nghìn tỷ đồng, tăng 2,35% so với cuối năm 2024, tương đương 20,4% GDP ước tính năm 2024;

Giá trị giao dịch bình quân tháng 2 là 17,46 nghìn tỷ đồng/ phiên, tăng 36,1% so với bình quân tháng trước.

Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tính đến hết tháng 1/2025 đạt 9,38 triệu tài khoản, tăng 80.718 tài khoản, tương đương tăng 0,87% so với cuối năm 2024.

Trong đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước tăng 0,87% so với cuối năm 2024 và số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 0,33% so với cuối năm 2024.

Sự gia tăng đều đặn về số lượng tài khoản của nhà đầu tư mới tham gia thị trường là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì sức hấp dẫn và cũng cho thấy những cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.

Thêm vào đó, việc đưa ra các tiêu chí mới nhằm làm mới bộ chỉ số VN30 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM kỳ vọng sẽ mang lại sức hấp dẫn mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần tích cực trong thu hút dòng vốn ngoại.

Ngoài ra, triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi FTSE trong năm 2025, dự kiến vào tháng 9/2025 cũng là một mục tiêu trọng yếu, là cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút dòng vốn ngoại khoảng 300 triệu đến 400 triệu USD dòng vốn ETF và các dòng vốn chủ động khác. Nhu cầu vốn và sự phát triển của quỹ ETF sẽ giúp gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

Cuối cùng phải kể đến là sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo, xe điện, năng lượng tái tạo đang là trọng tâm đầu tư của các nhà đầu tư trên toàn cầu. Do đó, bắt kịp xu hướng công nghệ mới cũng kỳ vọng dòng vốn huy động từ thị trường chứng khoán sẽ chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Việt Nam xác định năm 2025 là năm bản lề mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã xác định mục tiêu: “Phấn đấu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%, tăng trưởng GRDP của địa phương tối thiểu ở mức 8 - 10%, tạo đà đạt tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 – 2030”.

Do đó, với vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng và chủ yếu của nền kinh tế đồng hành cùng đất nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong năm 2025, hướng tới việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam và duy trì môi trường đầu tư minh bạch, an toàn, hấp dẫn, để TTCK Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhận định rõ những thách thức và cơ hội để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, cần tập trung triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.

Trong năm 2025, đã triển khai hệ thống kết nối giữa NHLK và CTCK trong việc đối chiếu, xác nhận lệnh giao dịch NĐTNN thông qua Cổng giao tiếp điện tử của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt nam; nghiên cứu triển khai mô hình tài khoản tổng (omnibus account) để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch của các Quỹ đầu tư nước ngoài; triển khai các công việc để mô hình CCP có thể đi vào vận hành dự kiến trước năm 2028; làm rõ các quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngành nghề kinh doanh và đề nghị tất cả các doanh nghiệp (DN) là công ty đại chúng phải thực hiện công bố tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa, CBTT bằng song ngữ để NĐT trong và ngoài nước có đầy đủ thông tin về DN, chủ động trong hoạt động đầu tư;

Thứ hai, tiếp tục cải cách, giảm thiểu thủ tục hành chính, hướng tới: Rút ngắn thời gian huy động vốn của doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán để thúc đẩy hoạt động IPO, phát hành chứng khoán, tạo hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam; rút ngắn thời gian giữa IPO và niêm yết để khuyến khích IPO gắn với niêm yết;

Giảm thiểu thời gian, thủ tục mở tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán để giúp nhà đầu tư trong nước quốc tế dễ dàng tiếp cận, tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (hiện tại, NĐTNN chỉ mất 1 ngày để mở tài khoản trading code cho hoạt động giao dịch chứng khoán). Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, quy trình mở tài khoản đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm gia tăng các lựa chọn và cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư, như: Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết thông qua phát triển bộ chỉ số chứng khoán ESG;

Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính, đặc biệt các sản phẩm tài chính mới như quỹ hưu trí, quỹ tín thác đầu tư bất động sản, các sản phẩm phái sinh phức tạp hơn. Bên cạnh những các sản phẩm truyền thống trên thị trường chứng khoán, chúng tôi cũng đang nghiên cứu để triển khai sàn giao dịch tín chỉ các-bon, thí điểm thị trường giao dịch tài sản mã hóa.

Thứ tư, triển khai cơ cấu lại thị trường chứng khoán Việt Nam và cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư. Theo đó, chúng tôi sẽ sắp xếp thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường đăng ký giao dịch Upcom phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường, hỗ trợ cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tối ưu công tác đánh giá, lựa chọn sản phẩm để đầu tư.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ chú trọng công tác cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư, trong đó tập trung vào: Phát triển các định chế quỹ, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính cho các công ty quản lý quỹ nhằm khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức vào thị trường chứng khoán Việt Nam;

Đào tạo nhà đầu tư để tiếp tục nâng cao nhận thức về đầu tư an toàn, khuyến khích các nhà đầu tư hướng đến đầu tư dài hạn; hỗ trợ quản trị công ty minh bạch, công bố thông tin đầy đủ nhằm góp phần phát triển thị trường ổn định, bền vững; hỗ trợ công ty niêm yết, công ty chứng khoán phòng tránh rủi ro.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trên thị trường chứng khoán việt Nam như ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý, giám sát trên thị trường chứng khoán.

Thứ sáu, tiếp tục tăng cường công tác hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phối hợp chặt chẽ với tổ chức xếp hạng quốc tế để hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025.

Nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt trong 2025

TS Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS cho rằng năm 2025, tăng trưởng GDP thế giới được dự báo suy giảm do chiến tranh thương mại song phương, đa phương.

Riêng Việt Nam, chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng cao 8% và có những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm. Nhờ đó, thị trường chứng khoán năm nay cũng có khả năng đi xa hơn chứ không phải chỉ tăng 12,2% của năm 2024 và 12,7% năm 2023.

Trong bối cảnh tăng trưởng GDP khởi sắc hơn, sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ, lạm phát không phải là vấn đề quá quan tâm mà tập trung mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

"Tôi cũng kỳ vọng Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi câu chuyện thuế quan bởi Việt Nam là đối tác thương mại với Mỹ và có nhiều điều khoản để đàm phán", ông Khánh nói.

Cùng với đó, câu chuyện nỗ lực của Chính phủ trong gỡ vướng mắc, khai thông dòng vốn, chính sách, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng gợi mở ra các cơ hội đầu tư trong năm nay.

TS Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS. Ảnh: Phạm Thắng.

Đối với thị trường chứng khoán, số lượng nhà đầu tư mở mới gia tăng và tích lũy nhiều năm, đến nay đã hơn 9,4 triệu tài khoản. Đây là con số để nói lên rằng xu hướng nhà đầu tư cá nhân ngày càng gia tăng, không chỉ 9, 10 triệu mà có thể 15, 20 triệu trong tương lai.

Xu hướng tăng của TTCK cũng thể hiện trong vốn hóa, thanh khoản gia tăng và sau đó là câu chuyện hàng hóa nào sẽ lên niêm yết. Chúng ta đang chờ đợi nhiều tổng công ty lớn sẽ IPO, lên sàn chứng khoán thời gian tới.

Nhiều doanh nghiệp tham gia vào các bộ chỉ số mới như VN100 đáp ứng tiêu chí, khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư tổ chức giao dịch theo chỉ số. Một trong yếu tố quan trọng trong chứng khoán là chỉ số. Nếu chỉ số đã lên một tầng mới nghĩa là nhà đầu tư đã chấp nhận mặt bằng giá cổ phiếu mới tăng cao hơn.

Trong khoảng hơn 3 năm trở lại đây, VN-Index lần đầu tiên bắt đầu vượt qua mốc 1.300 điểm. Bất kỳ cổ phiếu riêng lẻ hay thị trường chung, việc vượt qua điểm mới nghĩa là dòng tiền đã tham gia tích cực hơn, giải ngân mạnh hơn nên chỉ số sẽ không chỉ dừng ở 1.300 điểm mà ngưỡng này không còn là ngưỡng kháng cự nữa mà trở thành ngưỡng hỗ trợ mới.

Thị trường vượt đỉnh cùng các tín hiệu vĩ mô tích cực là bước ngoặt đối với TTCK năm nay. Trong năm nay, VPS đánh giá VN-Index sẽ lên ít nhất 1.400 điểm và giao động xung quanh 1.440 – 1.450 điểm.

Sau 2 tháng tăng điểm liên tiếp, thị trường đang có giai đoạn chững lại 1 đến 2 tuần trước khi leo lên đỉnh cao mới. Theo thông thường, giai đoạn đầu năm thường có xu hướng tích cực hơn.

Về các cơ hội đầu tư, nếu năm trước chúng tôi chia sẻ về 5 nhóm ngành ưu tiên cao gồm công nghệ viễn thông, sau đó đến hóa chất, sau đó mới đến nhóm ngành khác. Năm nay, nhóm ngành ưu tiên cao là tài chính, chứng khoán – nhóm mang tính dẫn sóng khi vĩ mô vào chu kỳ tăng trưởng.

Trong đó, nhóm chứng khoán bật mạnh hơn, đặc biệt là nhóm có khách hàng tổ chức, kinh doanh nguồn tốt, đáp ứng tiêu chí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như HCM, VCI.

Ngành ngân hàng tính về tăng trưởng NIM, biên lợi nhuận trước trích lập tốt, kiểm soát nợ xấu thấp. Tiếp theo, với trợ lực đầu tư công, nhóm xây dựng – vật liệu xây dựng, tham gia vào xây dựng hạ tầng, dân dụng, vật liệu như VGC, HPG.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp được đánh giá cao câu chuyện thu hút FDI, chuyển dịch sản xuất như KBC, GVR…

Nhóm cảng biển như GMD, PHP, VSC… cũng được đánh giá cao với lợi thế hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa, căn cứ cảng. Đây là những doanh nghiệp có tiềm năng dự phóng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn tới.

Nhóm bán lẻ cũng triển vọng nhưng ít hàng, thị giá tương đối cao nên phù hợp khẩu vị của nhà đầu tư tổ chức hơn. Xếp ở cuối cùng, nhóm cổ phiếu công nghệ cũng đáng quan sát. Nhóm này đã tăng nóng năm trước và đang vào giai đoạn điều chỉnh, sau giai đoạn này có tiềm năng tăng giá.

Nhìn chung, tùy theo khẩu vị đầu tư, TTCK hiện nay có nhiều cơ hội mở ra cho nhà đầu tư cá nhân, chuyên nghiệp hay cả người mới tham gia; không chỉ giao dịch ngắn hạn khi thị trường lên điểm cao mới, tích lũy rồi lên điểm cao mới mà còn đầu tư theo xu hướng hay tích lũy dần dần theo tháng…

Trình bày về chuyển đổi số với ứng dụng AI hỗ trợ và hiện thực hóa triển vọng thị trường đầu tư trong bối cảnh mới, ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Dịch vụ Chuyển đổi số và Ứng dụng AI tại FPT Digital đề cập đến những thay đổi về hành vi người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 và bối cảnh thị trường thế giới biến động nhanh buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng AI.

Hiện tại, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, chủ yếu xuất phát từ chính quyền Mỹ, đặc biệt về chính sách thuế quan và thương mại, tạo ra nhiều bất ổn lớn trên thị trường quốc tế. Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, bất ổn địa chính trị và quyết sách của các nền kinh tế lớn tác động sâu sắc tới dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Sau đại dịch Covid-19, hành vi tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều, giờ đây người tiêu dùng chọn lựa theo đánh giá (rating), cùng với đó chuỗi cung ứng thay đổi theo, do đó doanh nghiệp cần cung cấp chế độ theo dõi (tracking) đơn hàng.

Sự phục hồi không đồng đều sau đại dịch và định hướng phát triển khác biệt

Với tham luận "Chuyển đổi số với ứng dụng AI hỗ trợ và hiện thực hóa triển vọng thị trường đầu tư trong bối cảnh mới", ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Dịch vụ Chuyển đổi số và Ứng dụng AI tại FPT Digital cho rằng, sự hồi phục sau đại dịch không đồng đều giữa các quốc gia, cùng định hướng phát triển khác biệt dẫn tới thách thức và cơ hội khác nhau. Đây là 1 cơ hội vì Việt Nam có tăng trưởng kinh tế ổn định và cao hơn trung bình.

Ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Dịch vụ Chuyển đổi số và Ứng dụng AI tại FPT Digital. Ảnh: Phạm Thắng.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đón nhận nhiều cơ hội. Trong đó cần kể đến là nền kinh tế phát triển ổn định. Nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định nhờ vào chính sách vĩ mô hợp lý, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, và sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp và thị trường tiêu dùng nội địa

Ngoài ra, lợi thế địa chính trị và chính sách ổn định giúp của Việt Nam hấp dẫn cho dòng vốn ngoại, nhờ vào vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, môi trường đầu tư thuận lợi, và các chính sách khuyến khích đầu tư.

Việt Nam đang mở rộng, chào đón các nhà đầu tư mới, nên tính minh bạch trong quản lý chất lượng là một yếu tố nâng cao rổ sản phẩm trên TTCK.

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu đầu tư mạnh mẽ, cơ hội nâng hạng thị trường, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) sẽ thúc đẩy vốn hóa thị trường chứng khoán đạt khoảng 10 triệu tỷ đồng (tương đương 400 tỷ USD) vào năm 2030.

Một cơ hội khác là sự phát triển đa dạng các lĩnh vực đầu tư như sản xuất, công nghệ, BĐS, năng lượng tái tạo. Lấy ví dụ trong lĩnh vực BĐS, với công nghệ, nhà đầu tư biết tiến độ triển khai dự án đến đâu.

Ở lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp như FPT, CNC đã có cam kết đầu tư phát triển bán dẫn, CNTT để phục vụ thị trường trong nước và cung cấp ra thị trường quốc tế.

Với thế mạnh về sản xuất của Việt Nam, công nghệ mới giúp minh bạch thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng. Từ đó sự quan tâm của các ông chủ là dùng công nghệ để minh bạch hoá năng suất, nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn ESG.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức, đến từ biến động kinh tế toàn cầu; sự thay đổi liên tục của các cơ chế, chính sách, quy định;

yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý và quản trị rủi ro, năng lực CNTT; và chất lượng doanh nghiệp niêm yết chưa đồng đều.

Yêu cầu phát triển năng lực cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý và công nghệ thông tin (CNTT) là một thách thức lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam, đòi hỏi các tổ chức tài chính và cơ quan quản lý phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao dịch, quản lý rủi ro, và cải thiện hệ thống CNTT để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng của thị trường trong bối cảnh ngày càng có nhiều công nghệ mới và yêu cầu về tính minh bạch cao hơn

Trong bối cảnh đó, ông Hậu chỉ ra một số xu thế và diễn biến chuyển đổi thị trường Việt Nam

Với tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam hồi phục nhanh sau đại dịch, ổn định kinh tế xã hội, chuyển đổi nhanh chóng, điều chỉnh cơ chế, chính sách, cam kết hợp tác phát triển công nghệ, phát triển bền vững.

Đặc biệt, quá trình tinh giản thủ tục và tăng sự minh bạch, tăng tốc độ triển khai tạo cú hích cho Chính phủ và các tổ chức quốc tế quan tâm nhiều hơn tới Việt Nam.

Về nỗ lực nâng hạng thị trường, từ năm 2020 đến nay có nhiều bước chuẩn bị liên quan đến chính sách, trong đó có hành động nhằm nâng hạng thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng khối lượng giao dịch hàng ngày, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ…

Đề cập đến chuyển đổi hệ thống core giao dịch, ông Hậu cho biết hệ thống KRX đã hoàn thiện kiểm thử, sẵn sàng triển khai toàn diện. Nhờ đó sẽ nâng cao tốc độ và hiệu quả giao dịch, tăng cường minh bạch và bảo mật, nâng cao khả năng kết nối và hội nhập, và hỗ trợ toàn diện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán.

Với KRX, cơ quan chính sách và nhà đầu tư có thể nghĩ tới giao dịch trong ngày (intraday trading). Đây là cú hích cho thị trường vốn Việt Nam. Việc liên thông tất cả các thành viên lưu ký, cho thông tin minh bạch và cụ thể theo thời gian, giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, có làn sóng chuyển đổi số sau Covid-19. Doanh nghiệp thấy nhu cầu tối ưu hoá trên môi trường số, chuyển từ mindset về sản phẩm, customer-centered, các ngân hàng cần phải chuyển đổi nhiều hơn và cung cấp các sản phẩm trên môi trường số nhiều hơn.

Từ 2022-23, AI tái sinh phát triển mạnh hơn, doanh nghiệp có nhu cầu lắng nghe từ khách hàng, tối ưu hoá sản xuất kinh doanh và logistics.

Chuyển đổi số giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư, tăng cường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, tối ưu hoá hoạt động vận hành, cách thức đưa hàng hoá đến khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với KRX, tính minh bạch và bảo mật được tăng cường, cho phép ghi lại liên tục giao dịch và ngay lập tức.

Ngoài ra, chuyển đổi số giúp phát triển các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản (protech), công nghệ (sản xuất chất bán dẫn và AI), năng lượng tái tạo.

Một số ví dụ điển hình từ việc chuyển đổi số và áp dụng AI là fintech, thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao.

Ví dụ về nông nghiệp công nghệ cao là ứng dụng AI và các công nghệ số trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và tăng cường tính bền vững của ngành nông nghiệp. Agri-drone giúp tường minh được toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nông trại, để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu an toàn.

Phần thảo luận mở: Người điều phối là TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực VAFIE. Chuyên gia: Bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN; ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV; ông Võ Hoàng Hải, Phó tổng giám đốc Nam Á Bank; ông Lý Anh Tuấn, CEO Investing Pro.

Phiên thảo luận mở. Ảnh: Phạm Thắng.

BỐI CẢNH MỚI MỞ RA CƠ NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHƯA TỪNG CÓ

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn chuyên gia, diễn gia đã trình bày các tham luận với nhiều nội dung, rất đầy đủ về những yếu tố mới và phân tích rõ bối cảnh mới, có liên hệ tới cơ hội đầu tư kinh doanh mở ra cũng những thách thức doanh nghiệp, nhà đầu tư phải đối mặt.

Trong phần tham luận, chúng ta đã đề cập tương đối nhiều tới bối cảnh quốc tế, do vậy để mở đầu phiên thảo luận mở, tôi muốn bắt đầu từ vấn đề trong nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trở lên được nhận định là chỉ tiêu rất cao nhưng không phải không khả thi, TS. Cấn Văn Lực trong phần trình bày của mình đã phát biểu cao nhưng khả thi, tuy nhiên có điều kiện, vậy câu hỏi đầu tiên xin dành cho TS. Cấn Văn Lực, những điều kiện đó là những điều kiện gì?

Thúc đẩy lành mạnh hóa chứng khoán và bất động sản

TS. Cấn Văn Lực: 3 động thái quan trọng của Chính phủ thúc đẩy thời gian vừa qua, một là giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương, thậm chí từng ngành nghề.

Thứ 2, Chính phủ quyết tâm, quyết liệt hơn trong chống lãng phí. Nếu tháo gỡ được 1.200 dự án đất đai, bất động sản được tháo gỡ sẽ đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Thứ 3 là giữ được đà tăng trưởng xuất khẩu, khoảng 10% đã là thành công nhưng quan trọng là phải giảm bớt thâm hụt thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là du lịch và vận tải. Dứt khoát phải tập trung làm tốt hơn nữa với ngành du lịch.

Theo đánh giá, du lịch năm vừa qua có tăng trưởng, phục hồi tốt hơn trung bình khu vực Asean. Tuy nhiên, chất lượng du lịch chưa cao, chưa tốt. Doanh nghiệp cần khéo léo hơn trong kích cầu du lịch, phải quan tâm tới phát triển logistic, cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan.

TS. Cấn Văn Lực. Ảnh: Phạm Thắng.

Tiếp theo là quyết tâm thúc đẩy nhanh đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ là trọng tâm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm nay và các năm tiếp theo. Về thúc đẩy tiêu dùng, chúng ta nên tham khảo kỹ 8 giải pháp kích cầu tiêu dùng của Trung Quốc ban hành mới đây.

Một vài giải pháp chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm như thúc đẩy lành mạnh hóa chứng khoán và bất động sản để kích cầu tiêu dùng. Nhà đầu tư tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản tốt sẽ kích cầu tiêu dùng.

Thứ 2 là tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, điều này cũng làm tăng tiêu dùng. Thứ 3 là tạo nét mới trong du lịch. Thứ 4 là phải quyết liệt cải cách hành chính. Chỉ cần lâu nay để cấp phép một dự án mất 1 năm giờ xuống 3 tháng, 6 tháng cũng đã đóng góp rất lớn cho tăng trưởng. Cuối cùng là không để tắc nghẽn hệ thống.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: TS. Cấn Văn Lực đã nói rõ thêm về các động lực tăng trưởng, xung quanh vấn đề này có thể có nhiều điều cần tranh luận thêm để có thể ban hành một chính sách đồng bộ. Tiếp mạch này, một trong các điểm được các chuyên gia đề cập tương đối nhiều, đó là cuộc cách mạng cải cách hành chính.

Phiên thảo luận có sự tham gia của bà Phạm Thị Thùy Linh, tôi chia sẻ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang vô vàn công việc sau sắp xếp, vậy cảm nhận của người trong cuộc "vừa chạy vừa xếp hàng" như nào, bà cảm nhận thế nào về hy vọng của các nhà đầu tư với việc các thủ tục hành chính sẽ được đơn giản ngay trong năm nay?

Bà Phạm Thị Thuỳ Linh: Trước khi có chủ trương cắt giảm 30% thủ tục hành chính, chúng tôi đã dự thảo đưa vào quy định cắt giảm nhanh nhất để gắn IPO với hoạt động niêm yết doanh nghiệp. Chúng ta đã có chủ trương, song IPO và niêm yết vẫn là 2 hoạt động tách rời.

Bà Phạm Thị Thùy Linh. Ảnh: Phạm Thắng.

Chúng tôi đã rà soát lại, phối hợp giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở đồng hành cùng doanh nghiệp để sau quá trình IPO là có thể niêm yết cổ phiếu. Quá trình này rất cần các tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tạo động lực cho chúng tôi rút ngắn thời gian để nhà đầu tư có thể giao dịch thuận lợi hơn.

Về công việc của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chúng tôi đúng là "vừa chạy vừa xếp hàng", có nhiều mảng mới phải nghiên cứu như thị trường carbon, thị trường tài sản mã hóa…. Song thời gian triển khai phải rất nhanh để giữ được cơ hội, nếu chúng ta đi sau thì hiệu quả triển khai không lớn. Đây là áp lực lớn với Bộ Tài chính nói chung và UBCKNN nói riêng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến bà Phạm Thị Thùy Linh! Tiếp mạch này xin mời TS. Nguyễn Sơn. Có 2 câu chuyện chúng tôi cũng như các nhà đầu tư rất quan tâm. Thứ nhất là việc nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm nay có đạt được không? Nếu chưa đạt được thì yếu tố gì quan trọng nhất cần tháo gỡ để nâng hạng thị trường? Các nhà đầu tư cũng mong muốn về việc đa dạng rổ hàng hóa, xin ông chia sẻ thông tin trong năm nay có diễn biến gì mới không?

TS. Nguyễn Sơn: Tôi rất thích cụm từ "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới", bởi "bối cảnh mới" bao hàm chưa rất nhiều ngữ nghĩa toàn cầu hóa, chuyển đổi số, chính sách của ông Trump, đồng minh thân thiện, Trung Quốc rồi Nga… hàm chứa rất nhiều nội dung, đặt ra rất nhiều vấn đề.

Cơ hội đầu tư rất nhiều như bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ và một vài thị trường mới là thị trường carbon và vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa trong năm nay.

Thực ra, sàn giao dịch tài sản mã hóa đã giao dịch 10 năm, tuy nhiên luật pháp mỗi nước khác nhau và chúng ta nghiên cứu cẩn trọng như thế nào về pháp lý để vận hành. 2 thị trường này Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì, chúng tôi cũng phải tham gia vào xử lý để vận hành cơ chế lưu ký, thanh toán cho sản phẩm này, đặc biệt là thị trường carbon.

TS. Nguyễn Sơn. Ảnh: Phạm Thắng.

Trở lại câu hỏi của TS. Nguyễn Anh Tuấn về nâng hạng thị trường. Trong các bài phát biểu trước, chúng ta đã có sự chuẩn bị cách đây từ 3-5 năm để phù hợp với các tiêu chí đưa ra cũng như pháp luật của chúng ta.

Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản các điều kiện của FTSE như bỏ ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi đã làm về mặt công nghệ, về kiểm tra số dư, số liệu, hay vấn đề về ngôn ngữ tiếng Anh, VSD đã thực hiện để nhà đầu tư có thể so sánh trền nền tảng tiếng Việt và tiếng Anh,… hoặc khi đưa KRX vào có thể cho phép chúng ta bán sản phẩm chứng khoán chờ về hoặc giao dịch trong ngày, cho phép nhà đầu tư sử dụng quay vòng tiền nhanh hơn.

Tuy nhiên, hiện nay các mã lớn khá ít, lâu rồi không có những tên tuổi lớn lên sàn như các tập đoàn tư nhân để tạo ra cung hàng lớn trên thị trường, để nhà đầu tư nước ngoài có thể vào. Để có được điều này, phải có cơ chế, chính sách, chủ trương cổ phần hóa, đây là vấn đề lớn.

Đối với lĩnh vực công nghệ, theo tôi đây là mảng chúng ta rất phát triển, hướng tới là 1 nơi cung cấp tất cả sản phẩm bán dẫn, công nghệ AI. Thực ra chúng ta đã sử dụng AI rồi, đây là nền tảng công nghệ rất phát triển, quan điểm của Đảng, Chính phủ là biến Việt Nam thành nước thông minh, với nền tảng nhân lực như vậy theo tôi chúng ta đang làm gia công cho thế giới sản phẩm về công nghệ.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn thông tin từ TS. Nguyễn Sơn. Trong tham luận TS. Cấn Văn Lực cũng có nhắc đến và dự báo các kênh đầu tư trong năm 2025. TS có thể làm rõ hơn nội dung này?

Rất nhiều quỹ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam

TS. Cấn Văn Lực: Tôi xin chỉ ra vắn tắt nhất triển vọng năm nay.

Thứ nhất về tài chính, Trung tâm tài chính ở TP.HCM, Đà Nẵng, thì có một số điều kiện tiên quyết để hoạt động tốt. Không cần chờ đợi gì, mà phải cải thiện sở giao dịch hàng hóa, phát triển ở TP.HCM vì phù hợp với định hướng trung tâm tài chính.

Về tiền kỹ thuật số, có 2 cách tiếp cận. 1 loại của ngân hàng Trung ương phát hành thì cần phải xem xét cẩn thận. 1 loại khác của nhóm tư nhân phát hành như: Bitcoin, etherum, thì không thể cấm nhà đầu tư được. Việt Nam đang có khoảng 21 triệu nhà đầu tư tham gia thị trường này. Việt Nam cần phải sớm quản lý tiền kỹ thuật số.

TS. Cấn Văn Lực trả lời câu hỏi về dự báo các kênh đầu tư. Ảnh: Phạm Thắng.

Quan điểm chúng tôi là Việt nam đã sẵn có nhiều sàn do tư nhân làm. Việc cần làm là quản lý các sàn này, giúp các sàn đăng ký, đưa vào khung pháp luật, vì các sàn này có sẵn nền tảng, công nghệ, con người.

Đây là tận dụng nguồn lực tư nhân. Phải khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng với thị trường vì thị trường này nhiều rủi ro và biến động. Chúng tôi không khuyến khích người dân tích trữ vàng, vì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh. Tích trữ vàng là tiền bất động, chúng ta cần huy động nguồn lực này vào sản xuất kinh doanh. Đây là phải cải thiện môi trường kinh doanh.

Phải có nhiều hơn quỹ đầu tư mạo hiểm, để hỗ trợ công nghệ kĩ thuật, đổi mới sáng tạo. Đây là ngành ngân hàng không làm được, vì rủi ro nhiều, chỉ khoảng 15% quỹ thành công. Đang có rất nhiều quỹ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, nhưng cái cần thiết là hệ sinh thái để thu hút đầu tư.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến TS. Cấn Văn Lực. Liên quan đến các kênh đầu tư thì như chúng ta cũng biết mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay rất cao, gần 20%, do vậy phần trao đổi tiếp theo tôi muốn dành cho chuyên gia đến từ phía ngân hàng, xin mời ý kiến ông Võ Hoàng Hải, Phó tổng giám đốc Nam Á Bank, ông đánh giá thế nào về các mục tiêu kinh tế lớn trong năm nay?

Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm nay vẫn là 0

Ông Võ Hoàng Hải: Muốn đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, tín dụng phải tăng trưởng từ 16-20%. Tuy nhiên, tỷ lệ tín dụng trên GDP ở Việt Nam hiện ở mức cao, khoảng 140% GDP.

Đằng sau câu chuyện tín dụng là tiêu dùng và đầu tư. Khi làm việc với các định chế tài chính nước ngoài như Fitch Ratings và Moody’s, họ đặt câu hỏi vì sao tăng trưởng GDP 6-7% nhưng tính lan toả đến nhà đầu tư cá nhân ở đâu khi tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân cao. Ở phía cầu, đóng góp vào tăng trưởng GDP đến từ tiêu dùng cá nhân 63%, còn lại là đầu tư công, xuất nhập khẩu ròng.

Ông Võ Hoàng Hải. Ảnh: Phạm Thắng.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cảnh báo là tỷ trọng tiêu dùng cá nhân giảm từ 2020 đến nay, động lực tăng trưởng GDP càng ngày càng phụ thuộc vào chi tiêu Chính phủ và xuất nhập khẩu ròng. Ở hoạt động xuất nhập khẩu (khoảng 800 tỷ USD năm 2024), đóng góp trong chuỗi giá trị từ DN trong nước chỉ 5-7%, cho thấy tính lan toả đối với DN trong nước rất thấp.

Trong lĩnh vực sản xuất điện thoại, DN tỏng nước chỉ đóng góp 2-4%, giá trị gia tăng rất thấp. Về hành vi tiêu dùng, bức tranh khá tiêu cực. Đầu tư tư nhân chiếm 55% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tiêu dùng tư nhân từ 2020 trở lại đây, mức đóng góp rất thấp, bán lẻ tiêu dùng giảm về còn 6% từ mức 18-19% trước Covid-19. Điều này được thể hiện rõ ở TP.HCM. Các nguyên nhân là tác động của dịch Covid-19 và khủng hoảng trái phiếu DN.

Khi NHNN giao hạn mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm ngay từ đầu năm, nhưng tăng trưởng tín dụng từ đầu năm nay vẫn là 0. Nguyên nhân có yếu tố kỹ thuật và mùa vụ. Người tiêu dùng chưa cảm nhận được sự thay đổi về sự phát triển của các lĩnh vực như bất động sản, nên nhu cầu tín dụng tư nhân còn yếu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến ông Võ Hoàng Hải. Tiếp theo tối rất muốn nghe thêm ý kiến ông Lý Anh Tuấn, CEO Investing Pro, ông bình luận gì về các cơ hội đầu tư mà các chuyên gia đã đề cập trước đó. Với tư cách chuyên gia, ông suy nghĩ thế nào về cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới?

Nhận thức nhà đầu tư đang dần được cải thiện

Ông Lý Anh Tuấn: Về mặt cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới, tôi xin đi sâu hơn về mảng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.

Một số diễn giả đánh giá lượng “hàng” trên thị trường hơi ít. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng TTCK Việt Nam có 3 yếu tố hỗ trợ. Một là thị trường phát triển về số lượng, TTCK Việt Nam có 3 sàn với 1.500 mã, vốn hóa hết năm 2024 là 7.200 nghìn tỷ, tương ứng 70% GDP Việt Nam.

Ngoài ra, chúng ta có 9,4 triệu tài khoản chứng khoản giao dịch, tăng gấp 3-4 lần so với năm 2020. Rõ ràng, TTCK Việt Nam rất được cơ quan quản lý, nhà đầu tư quan tâm.

Thứ hai, thị trường chứng chỉ quỹ có sự tăng trưởng khích lệ số lượng chứng chỉ quỹ. Có thể thấy mức lãi suất trung bình là khoảng 4,5-5,5%/năm, lãi suất không kỳ hạn là 0,1%/năm. Con số này không hấp dẫn bằng vàng, bất động sản, chứng khoán, chứng chỉ quỹ.

Thứ ba, cộng đồng nhà đầu tư, cơ quan quản lý rất quan tâm TTCK. Các quỹ hoạt động trong năm 2024 có hiệu suất tăng bình quân vượt mức 20%, vượt xa mức tăng của VN-Index năm 2024 (khoảng hơn 12%). Hiệu suất thị trường đang thể hiện rất tốt, có thể thu hút nhà đầu tư. Tổng NAV các quỹ mở là 23.000 tỷ đồng. Mức độ tăng trưởng đáng khích lệ, song vốn hóa chỉ chiếm 0,5% GDP, khá thấp so với một số thị trường nước bạn.

Ông Lý Anh Tuấn. Ảnh: Phạm Thắng.

Điều này có nghĩa dư địa của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, trong quyết định 1726 của Thủ tướng Chính phủ có mục tiêu thay đổi cơ cấu nhà đầu tư, tăng lượng nhà đầu tư tổ chức.

Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), hiện tại trong 9,4 triệu tài khoản thì hơn 99% tài khoản là nhà đầu tư cá nhân, và họ chiếm hơn 80% thanh khoản thị trường. Việc khích lệ phát triển thị trường chứng chỉ quỹ cũng là hướng đi đúng với chủ trương của lãnh đạo và cơ quan quản lý.

Đại lý phân phối InvestingPro cũng thực hiện khảo sát 100 nhà đầu tư ngẫu nhiên là khách hàng tại Vietcombank-Fund, và có hơn 30% nhà đầu tư lần đầu tiên tiếp cận thị trường tài chính.

Thậm chí, có những sinh viên đã bỏ đồng lương đầu tiên mua chứng chỉ quỹ. Có thể thấy, nhận thức nhà đầu tư đang dần được cải thiện, từ đó kỳ vọng thay đổi cơ cấu người dân, thu hút nguồn vốn dài hạn.

Về vướng mắc, tôi nghĩ cần loại bỏ việc đánh thuế 5% trên cổ tức đối với các khoản đầu tư chứng chỉ quỹ để tránh đánh thuế hai lần cho người nắm giữ chứng chỉ quỹ; Loại bỏ thuế 0,1% đối với chứng chỉ quỹ của thị trường tiền tệ để tăng sự hấp dẫn của quỹ so với tiền gửi ngân hàng ngắn hạn…

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ông Nguyễn Sơn thấy đề xuất vừa rồi như nào, có khả thi không?

Ông Nguyễn Sơn: Thực ra, việc đánh thuế được chúng ta học từ kinh nghiệm các nước trên thế giới. Trên thế giới, vẫn có chuyện khấu trừ cổ tức cho nhà đầu tư sau khi doanh nghiệp nộp thuế và có lợi nhuận.

Cách thức đánh thuế suất cần hợp lý và phù hợp với mục đích khuyến khích phát triển thị trường. Rõ ràng, muốn các cá nhân đầu tư thông qua các định chế quỹ thì nên có khuyến khích họ bỏ tiền vào quỹ và không đánh thuế quỹ nữa.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Trước khi vào phần thảo luận tiếp theo về động lực đột phá từ phát triển khoa học công nghệ, tôi muốn nghe ý kiến GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư các công trình giao thông Việt Nam, liên quan đến cải cách hành chính, và đầu tư kết cấu hạ tầng,... GS có ý kiến đóng góp gì không?

Cơ hội tìm vốn cho các dự án giao thông

GS. Trần Chủng: Tôi với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư các công trình giao thông Việt Nam đến đây với mong muốn tìm cơ hội đầu tư. Nhiều vấn đề có thể nói về thể chế, thủ tục hành chính nhưng tôi chỉ xin phép được hỏi với các nhà kinh tế.

Các nhà đầu tư công trình giao thông, kết cấu hạ tầng những năm qua có một thách thức lớn nhất khi thực hiện các dự án đối tác công tư PPP là vốn, nhiều dự án không thể thực hiện được do điểm nghẽn vốn, room tín dụng và thời gian vay.

GS. Trần Chủng. Ảnh: Phạm Thắng.

Cho nên, liệu có cơ hội nào để giải quyết bài toán vốn cho những nhà đầu tư hạ tầng giao thông không. Một ví dụ là vốn tín dụng, chúng tôi không thể vay quá 20 năm nhưng có dự án lên đến 30 năm. Liệu có quỹ cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông không, ở đấy chúng tôi có cơ hội tìm vốn cho các dự án giao thông?

Bà Phạm Thị Thùy Linh: Liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng, Chính phủ cũng rất quan tâm vấn đề này và giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng quy định pháp luật làm sao để thu hút vốn đầu tư thông qua phát hành trái phiếu để phục vụ dự án cơ sở hạ tầng.

UBCKNN đã được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ này và đang triển khai thành lập tổ, đã có những nghiên cứu bước đầu, trong thời gian tới chúng tôi mong muốn nghe đóng góp từ các đơn vị trực tiếp như hiệp hội để dự án đi vào thực tiến và có tính khả thi.

GS. Trần Chủng: Chúng tôi rất mong chờ các nhà soạn thảo pháp luật lắng nghe ý kiến đóng góp. Mong có cải cách cơ thế soạn thảo pháp luât. Ví dụ, Luật PPP thì chúng tôi đóng góp nhiều hơn, nhưng tâm thế không như vậy, chưa có sự "hợp tác" rõ ràng. Chúng tôi thực hiện 1 dự án PPP trong 2 năm nhưng thủ tục thì phải 6 năm.

Chúng tôi mong muốn nhà nước chỉnh sửa luật theo đề xuất của doanh nghiệp, có giải thích rõ cho việc không chấp nhận sửa đổi nếu có. Gần đây Tổng Bí thư Tô Lấm nói về quyền tài sản của nhà đầu tư nhân, hi vọng sắp tới sẽ có nghị quyết riêng về doanh nghiệp tư nhân để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến GS. Trần Chủng. Phần thảo luận tiếp theo, chúng tôi muốn nghe ý kiến từ các chuyên gia công nghệ, như tôi quan sát Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được các nhà đầu tư công nghệ, các startup đón nhận rất hào hứng, ông Đoàn Hữu Hậu, Tập đoàn FPT có thể phân tích những cơ hội đầu tư khi thực hiện Nghị quyết 57?

Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế là định hướng chủ đạo thời gian tới

Ông Đoàn Hữu Hậu: Trước tiên tôi xin chia sẻ góc độ người trong ngành công nghệ thông tin. Nghị quyết 57 cho thấy định hướng phát triển công nghệ và công cụ để Việt Nam phát triển trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, công nghệ chuyển động nhanh và tác động toàn diện.

Tôi từng kinh qua môi trường tài chính, chứng khoán, và làm việc ở môi trường nước ngoài trước khi về đầu quân cho Tập đoàn FPT. Tôi về FPT trong làn sóng Tập đoàn xây dựng năng lực làm gốc, FPT dám đầu tư vào AI, bán dẫn, trong đó có làm nền tảng cho ngành công nghiệp ô tô điện.

Ông Đoàn Hữu Hậu. Ảnh: Phạm Thắng.

Các lãnh đạo FPT đã hiểu rõ công ghệ là 1 trong những yếu tố để phát triển kinh tế. Cơ hội dùng công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia tương đồng với chính sách của Đảng và Chính phủ.

Vấn đề là dùng công nghệ để hỗ trợ và hiện thực hoá các ý tưởng công nghệ. Trước đây có những mô hình mất nhiều năm mới triển khai đươc. Giờ đây, đã có nhiều công nghệ mới để hiện thực hoá những định hướng kinh doanh, mô hình nền kinh tế mới.

Khi quyết định đầu tư mạnh cho công nghệ đó, toàn bộ lãnh đạo FPT đã cân nhắc các chủ trương, với kỳ vọng thành quả sẽ được đo đếm bằng năm chứ không phải bằng tháng. Nhưng trước mắt, định hướng đó đã được thể hiện ở giá cổ phiếu FPT tăng trong thời gian qua. Cùng với sự quyết liệt của Đàng và Chính phủ trong phát triển công nghệ, doanh nghiệp cũng quyết liệt đầu tư cho công nghệ.

Hiện nay, cơ hội đầu tư không còn phụ thuộc vào nền tảng của các quốc gia khác, vì AI đã giúp xóa nhòa ranh giới. Nếu như trước đây Mỹ công nghệ AI rất lớn, nhưng kể từ sau Tết 2025, Deepseek của Trung Quốc đã tạo ra tốc độ thay đổi chưa từng có, sau đó là Grok. Do đó, tôi cho rằng dùng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế là định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến của ông Đoàn Hữu Hậu. Công nghệ được thúc đẩy chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư trong đó không thể không nhắc tới tiền kỹ thuật số. Những dự báo về tiền kỹ thuật số, xây dựng khung khổ pháp lý cho loại hình này đã được đặt ra từ cách đây 7-8 năm, tuy nhiên vẫn chưa được hiện thực hóa.

Về vấn đề này tôi xin mời ông Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Khoa học dữ liệu, Phân tích nâng cao và sáng tạo, CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), ông có ý kiến gì xung quanh câu chuyện này, cả về cơ hội đầu tư hay việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để kênh đầu tư này ngày càng minh bạch.

Ông Phạm Xuân Dũng: Đối với TCBS, khá đặc thù không có broker, xác định công nghệ là quan trọng nhất. Hiện nay AI, blockchain, tiền số là tiên tiến nhất, được quan tâm.

Nếu như 1-2 năm trước chúng ta vẫn loay hoay chuyển đổi số thì nay đã phải tiếp cận với AI. Cơ hội đầu tư là doanh nghiệp có sẵn sàng đầu tư vào AI, Blockchain hay không. Động đến AI - Blockchain phải làm gì? Theo chúng tôi là phải tự chủ về con người, sẵn sàng về công nghệ.

Ông Phạm Xuân Dũng. Ảnh: Phạm Thắng.

Chúng tôi học rất nhanh và phải có kiến thức, nền tảng công nghệ về chuyển đổi số thì mới làm được AI. Đầu vào không tốt đầu ra khó ra hồn nên đầu tư vào chuyển đổi số phải hoàn thiện trước khi nghĩ tới AI, Blockchain. Khi DN nhận thấy phải có ứng dụng AI vào thực tế cho khách hàng, vào vận hành DN sẽ có sự thay đổi. Công nghệ cần bộ phận nhỏ hơn, cơ hội thành công rất nhiều.

Với công nghệ mới, không cần quá nhiều nguồn lực con người. Với Nghị quyết 57 kỳ vọng góp phần quan trọng ngoài lang pháp lý là mô hình sandbox để thử nghiệm, sáng tạo, không sợ sai. Hiện nay đúng là bối cảnh thiên thời, địa lợi nhân hòa, cần hạ tầng cho AI, Blockchain là hoàn thiện.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn chia sẻ ông Phạm Xuân Dũng, quả thật cần phải quan tâm đào tạo nhiều hơn nữa, có rất nhiều các khái niệm mới chỉ trong một thời gian ngắn, chung chung thì có thể nhiều người biết, nhưng để đi sâu thì thực sự không nhiều người hiểu được. Gần đây tôi lại thấy một khái niệm rất mới, đó là tài chính số, xin mời ông Trần Anh Thắng, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Eximbank, ông có thể cắt nghĩa với hội thảo về khái niệm này?

Ông Trần Anh Thắng: Sự cạnh tranh của các ngân hàng truyền thống với tài chính số rất khốc liệt. Xét về hiệu quả, các ngân hàng không hiệu quả bằng công ty công nghệ tài chính.

Về tài chính số, một công ty tài chính có nợ xấu khoảng 8% với chất lượng quản lý tài sản tốt. Với ngân hàng, quy định mức nợ xấu khoảng 3%, song thực tế chúng ta cũng biết rất khó quản lý nợ xấu dưới mức này. Trước đây chúng tôi hình dung ngân hàng kinh doanh độc quyền về tiền, song giờ đây là sự cộng hưởng với cả các công ty Fintech.

Rõ ràng, tốc độ thay đổi của các Fintech giai đoạn 2023-2024 gấp 5 lần so với ngân hàng. Các ngân hàng mất 3-6 tháng thay đổi công nghệ trong khi các Fintech chỉ cần 2 tuần để ra công nghệ mới.

Ông Trần Anh Thắng. Ảnh: Phạm Thắng.

Như vậy, cơ hội đầu tư của các công ty Fintech rất nhiều, đặc biệt về tài chính số. Nhờ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị cho ngành ngân hàng có cơ hội. Chúng tôi sẵn sàng đầu tư vào công nghệ, tài chính số, tài chính hóa và AI.

Nhiều năm trở lại đây, nhiều ngân hàng đầu tư vào công nghệ số và tài chính số. Đa phần nhà băng thất bại do dùng “cloud computing”, vấn đề bảo mật, triển khai kỹ thuật, và sau đó họ lại phải đưa xuống và dùng “server” vật lý.

Nhờ Nghị quyết 57, ngành ngân hàng được mở cửa và triển khai tài chính số, AI, blockchain, công nghệ. Đây là cơ hội mới. Với Fintech gần như liên kết với ngân hàng, chứng khoán… các ngân hàng chấp nhận điều này và sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên với công ty tài chính.

Trong năm 2024 vừa qua, Eximbank đã có quỹ đầu tư 1.200 tỷ dành cho blockchain và AI để cải tiến công nghệ ngân hàng. Dù mới triển khai 6 tháng, song đem lại những kết quả tốt. Đó là tiết giảm chi phí doanh nghiệp. Chúng tôi đưa công nghệ process robotic, xử lý AI…Eximbank giảm 1.000 nhân sự.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến ông Trần Anh Thắng đã minh họa rất rõ quan điểm mà các diễn giả đã trình bày trước đó cũng như trong tham luận, việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số được xem là yếu tố sống còn với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Kết thúc hội thảo, BTC xin cảm ơn các chuyên gia, diễn giả đã đóng góp những ý kiến rất quan trọng trong ngày hôm nay, cũng như giúp BTC xây dựng một kỷ yếu rất công phu. Chủ đề hội thảo là "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới", khái niệm bối cảnh mới là gì đã được hiểu khá rõ, là tình hình trong nước - ngoài nước, là những thách thức - cơ hội đang được đặt ra.

Trong khuôn khổ hội thảo hôm nay, chủ đề tuy khá rộng, nhưng BTC tin tưởng hội thảo qua các phương tiện truyền thông cũng cung cấp cho các nhà đầu tư những tầm nhìn về những cơ hội đầu tư, những cách thức giải pháp ứng phó trước thách thức.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Phạm Thắng.
  • Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ

Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.

Đầu tư - 16/04/2025 13:03

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…

Công nghệ - 16/04/2025 13:01

Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe

Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe

Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.

Đầu tư - 16/04/2025 13:00

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.

Sự kiện - 16/04/2025 12:38

InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife

InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife

Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.

Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng mới sắp ra mắt tại Tân Trào

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng mới sắp ra mắt tại Tân Trào

Ngày 25/4 tới đây, Flamingo Holdings sẽ chính thức khai trương khách sạn nghỉ dưỡng Flamingo Heritage Onsen & Resort tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang – vùng đất gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam.

Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:12

Petrovietnam - Vinachem: Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Petrovietnam - Vinachem: Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Petrovietnam ký hợp tác toàn diện với Vinachem, với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:11

Chứng khoán SHS chốt quyền chi trả 20% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu, khẳng định cam kết với cổ đông

Chứng khoán SHS chốt quyền chi trả 20% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu, khẳng định cam kết với cổ đông

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4 tới đây, thể hiện cam kết mạnh mẽ của SHS trong việc đảm bảo quyền lợi và gia tăng giá trị cho cổ đông.

Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.

Sự kiện - 16/04/2025 10:08

Giá vàng tăng từng giờ

Giá vàng tăng từng giờ

Giá vàng thế giới sáng nay tăng mạnh, ghi nhận đỉnh mới, vượt 3.261 USD/ounce. Trong nước, giá vàng tăng từng giờ, hiện đã lên mốc 111 triệu đồng/lượng.

Thị trường - 16/04/2025 10:00