Thép ngoại nhập vào giá rẻ, thép nội lao đao

Nhàđầutư
Thời gian gần đây do lượng thép giá rẻ nhập khẩu từ các nước Nga, Ấn Độ, Trung Quốc…vào Việt Nam tăng nhanh khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Gang thép trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
ANH BÌNH - CTV
10, Tháng 11, 2019 | 08:17

Nhàđầutư
Thời gian gần đây do lượng thép giá rẻ nhập khẩu từ các nước Nga, Ấn Độ, Trung Quốc…vào Việt Nam tăng nhanh khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Gang thép trong nước gặp rất nhiều khó khăn.

Từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Như chúng ta đã biết, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng đến trật tự cung cầu của ngành gang thép, các nhà máy thép lớn trên thế giới như như ArcelorMittal phải giảm sản lượng 3 triệu tấn, còn U.S. Steel tuyên bố dừng sản xuất 2 lò cao.

Mặc dù vậy sản lượng của các nhà máy sản xuất gang thép tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nga lại không giảm mà còn tăng sản lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng nội tại không lớn nên hầu hết sản lượng thép sản xuất ra được các nhà máy xuất khẩu sang các nước khác, trong đó Việt Nam với nhu cầu thép lớn đã trở thành mục tiêu cho các sản phẩm thép giá rẻ của các nước xuất vào để tiêu thụ.

_DSC2172

 

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải Quan tính chung cả 9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sắt thép các loại tăng 4,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2018, đạt 10,81 triệu tấn, trị giá 7,21 tỷ USD. Toàn bộ giá sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga là những nước có sản lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất.

Thép từ các “ông lớn” đổ vào Việt Nam

Được biết, thời gian gần đây Ấn Độ và Nga để tiêu thụ được lượng thép cuộn cán nóng sản xuất xuất ra, trong vòng nửa năm đã giảm hơn 20% giá bán. Lượng thép Ấn Độ bán về Việt Nam trước đây mỗi tháng khoảng 70.000 tấn nay tăng mạnh lên hơn 200.000 tấn. Giá thép cán nóng giảm đồng nghĩa với việc giá thép cán nguội, mạ kẽm và thép ống cũng giảm, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của ngành thép trong nước, nhà máy chịu thua lỗ do phải giảm giá đối với hàng tồn kho để cạnh tranh với thép ngoại nhập giá rẻ.

DSC_7703

 

Được biết, trước sức ép cạnh tranh từ thép ngoại nhập giá rẻ, nên sản lượng sản xuất của Formosa Hà Tĩnh đã có sự sụt giảm. Tháng 7/2019 sản lượng thép cuộn cán nóng của Formosa khoảng 350 ngàn tấn thì trong tháng 9 chỉ đạt khoảng 300 ngàn tấn.

Không những sản lượng sản xuất mà sản lượng thép tiêu thụ trong nước của công ty cũng sụt giảm. Đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng tháng 7/2019 tiêu thụ trong nước khoảng 320 ngàn tấn thì đến tháng 9 giảm xuống chỉ còn khoảng 250 ngàn tấn.

Hoạt động sản xuất, tiêu thụ thép của Formosa bị sụt giảm kéo theo hoạt động nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào để sản xuất cũng bị giảm sút đang ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách của nhà nước.

Ngành thép là nền tảng để phát triển công nghiệp với giá trị lớn, nếu tình hình không tốt sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách. Với sự nghiệp phát triển của ngành thép Việt Nam, Chính phủ cần phải có các giải pháp bảo hộ sự tồn tại và phát triển của ngành thép trong nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế hàng năm của đất nước.

       

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ