Nikkei: Formosa Hà Tĩnh giúp Việt Nam tự sản xuất thép mà không cần dựa vào nhập khẩu

Tờ Nikkei Asian Review nhận định, nhà máy sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) dường như được hưởng lợi từ việc áp thuế của Mỹ đối với thép nhập khẩu bởi công ty này là nhà sản xuất thép cán nóng duy nhất tại Việt Nam.
THU PHƯƠNG
16, Tháng 07, 2019 | 16:53

Tờ Nikkei Asian Review nhận định, nhà máy sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) dường như được hưởng lợi từ việc áp thuế của Mỹ đối với thép nhập khẩu bởi công ty này là nhà sản xuất thép cán nóng duy nhất tại Việt Nam.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_5_8_4_3_21553485-3-eng-GB_Cropped-1562222177fhs vietnam steel

FHS tải các sản phẩm thép lên tàu. Ảnh: Nikkei

Theo tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản, nhà sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) muốn bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm thép có giá trị gia tăng cao theo yêu cầu của ngành công nghiệp ô tô - ngành Đông Nam Á đang muốn hướng tới việc trở thành một trung tâm sản xuất.

Tuy nhiên, FHS không muốn đi vào vết xe đổ của ngành thép Trung Quốc khi nhu cầu toàn cầu bắt đầu giảm từ nhiều năm trước. Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã không thể tự cắt giảm sản xuất, không dễ tạm dừng hoạt động của một lò cao một khi đã được vận hành và thế là họ bắt đầu bán sản phẩm dư thừa ra thị trường nước ngoài. Điều này khiến giá thép giảm mạnh và ngành công nghiệp thép toàn cầu phải vật lộn trong khủng hoảng.

Ông Chen Yuan-Cheng, Chủ tịch FHS cho biết, công ty sẽ "nghiên cứu kỹ vấn đề này trong bối cảnh giá thép và các sản phẩm từ thép đang giảm", mặc dù hy vọng sẽ hoàn tất kế hoạch xây dựng lò cao thứ 3 vào cuối năm nay.

Ngày 2/7/2019, Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ áp mức thuế tối đa 456% đối với các sản phẩm thép được sản xuất tại Việt Nam. Thuế quan mới này nhắm vào các sản phẩm thép chống ăn mòn và thép tấm cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ Hàn Quốc và Đài Loan.

Hiện, Việt Nam đang khuyến khích các nhà sản xuất nội địa sử dụng nguyên liệu cơ bản được sản xuất trong nước. Mặc dù quyết định áp thuế này của Mỹ không liên quan trực tiếp đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung nhưng tờ Nikkei Asian Review nhận định, Formosa Hà Tĩnh dường như được hưởng lợi từ việc áp thuế này bởi công ty này là nhà sản xuất thép cán nóng duy nhất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, FHS cần phải theo dõi sát diễn biến cuộc chiến thương mại. Các quốc gia còn lại của châu Á dường như chú ý đến FHS và Việt Nam - hiện được coi là quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá thép trên toàn khu vực.

Nhu cầu sản xuất thép thành phẩm chính là động lực cho nhà máy thép tích hợp của FHS. Trong bối cảnh bùng nổ về xây dựng, nhu cầu thép đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện nay, các công ty xây dựng Việt Nam đang mua thép nội địa ngày càng nhiều, và FHS đang giúp Việt Nam dần dần hạn chế việc nhập khẩu thép từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Nhật Bản.

Trước đó, 2 lò cao của FHS đã được xây dựng và đi vào hoạt độngvới quy trình sản xuất giống như các lò cao tại Nhật Bản. Nhà máy sản xuất 7,1 triệu tấn thép thô hàng năm, sau đó có thể được xử lý thành tấm và các sản phẩm khác. Với con số này, FHS sẽ trở thành đối thủ của Kobe Steel, nhà sản xuất thép lớn thứ ba của Nhật Bản về sản lượng lò cao.

Về lâu dài, FHS có kế hoạch tăng gấp ba sản lượng thép thô hàng năm từ mức hiện tại lên 22,5 triệu tấn.Tuy nhiên, sản lượng hàng năm của FHS chiếm chưa bằng 10% tổng sản lượng của các nhà sản xuất thép của Nhật Bản.

Tiêu thụ thép của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan vào năm 2016. Trước đó, Thái Lan là nước tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á. Thép thường được tiêu thụ ở chính quốc gia nơi nó được sản xuất và ngành công nghiệp này đang vật lộn để phát triển mà không có sự hỗ trợ của chính phủ.

Việc xây dựng lò cao luôn là rào cản lớn đối với ngành công nghiệp thép. Với chi phí xây dựng khoảng gần 10 tỷ USD, nhiều nước đang phát triển đã không thể thực hiện việc xây dựng một lò cao và các cơ sở hạ tầng liên quan.

Hiện tại, Việt Nam đang phải nhập khẩu thép bán thành phẩm về xử lý thành thành phẩm. Do đó, nếu việc sản xuất tích hợp lò cao trở nên khả thi thì Việt Nam có thể mua sản phẩm thép bán thành phẩm một cách ổn định hơn và với chi phí thấp hơn.

Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy thép tích hợp hợp tác với các nhà sản xuất thép nước ngoài. Với nhà máy thép FHS đang hoạt động, Việt Nam có thể mua các sản phẩm bán thành phẩm tại thị trường nội địa, theo Nikkei Asian Review.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ