Tắc nghẽn thị trường bất động sản: Vướng thực thi, doanh nghiệp khổ đủ đường

Nhàđầutư
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản (BĐS) tại một số địa phương đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nguyên nhân do vướng mắc pháp luật là có nhưng không phải là lớn mà vấn đề nằm ở việc thực thi tại các địa phương.
ANH TRUNG
25, Tháng 09, 2019 | 14:21

Nhàđầutư
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản (BĐS) tại một số địa phương đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nguyên nhân do vướng mắc pháp luật là có nhưng không phải là lớn mà vấn đề nằm ở việc thực thi tại các địa phương.

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Bất động sản với chủ đề “Lấy ý kiến - Tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp”, do báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức sáng 25/9 cho thấy, thống kê đến tháng 5/2019, có hơn 10.000 doanh nghiệp BĐS nhưng phần lớn là doanh nghiệp có quy mô trung bình, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới, dịch vụ BĐS. Mới chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp phát triển BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán.

Doanh nghiệp BĐS đối mặt nhiều rủi ro

Từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường BĐS đã có nhiều dấu hiệu chững lại. Khối doanh nghiệp BĐS tư nhân ngày càng lớn mạnh nhưng đang phải đương đầu với nhiều thách thức, rủi ro, cần được tháo gỡ các rào cản để phát triển lành mạnh và bền vững.

DSC_7176

Các chuyên gia trao đổi tại Hội nghị Bất động sản “Lấy ý kiến - Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, do báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức sáng 25/9.

Nhiều bộ, ngành và nhiều địa phương cũng đã vào cuộc quyết liệt, lắng nghe, giải quyết được một số khó khăn của doanh nghiệp BĐS nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế khiến các doanh nghiệp BĐS chịu nhiều rủi ro, đặc biệt các rủi ro pháp lý khó tháo gỡ để kinh doanh. 

Viễn cảnh thực tế được các chuyên gia kinh tế tại Hội nghị đưa ra là với việc nguồn cung đang bị "siết" trong khi lượng cầu vẫn chưa bão hoà, có thể dẫn đến việc giá BĐS có thể tăng cao, gây hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Bài toán đặt ra là làm sao bù được nguồn cung trong 1-2 năm tới. Do vậy, rất cần các giải pháp và hành động nhanh và quyết liệt hơn nữa để có thể giảm bớt áp lực cho nguồn hàng trong tương lai, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp BĐS.

Nhận diện điểm nghẽn trong triển khai các dự án của thị trường BĐS, bà Hoàng Thị Vân Anh - Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá, vấn đề không phải ở Luật mà ở thực thi.

"Ví dụ 1 dự án BĐS có kênh rạch xen kẽ thì hoàn toàn thẩm quyền của địa phương có thể giải quyết được. Các địa phương còn lo ngại đất công phải đấu giá nên lại đẩy văn bản về Bộ. Hay trường hợp xin gia hạn sử dụng đất. Nhưng chiếu luật lại không thuộc diện được cấp thì chỉ cần doanh nghiệp có đơn tích kê khai thời hạn sử dụng thêm là địa phương có thể giải quyết. Địa phương cần có hướng dẫn thực hiện, không thể cứ thẩm quyền của mình nhưng cứ đẩy lên Bộ và mất rất nhiều thời gian trả lời", bà Vân Anh nêu thực tế.

Đồng quan điểm trên, Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, những vướng mắc pháp luật là có nhưng không lớn như hiện nay mà vấn đề nằm ở thực thi ở các địa phương.

"Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang đẩy chống tham nhũng lên cao. Nhưng còn mầm mống không dám chịu trách nhiệm trong đội ngũ thực thi. Đó là cái làm cho mọi người có thể “ký” được nhưng không dám ký", ông Võ nói.

Gỡ khó, cách nào?

Trước thực trạng trên, khi được hỏi TP.HCM có kế hoạch gì để xử lý, ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc sở Xây dựng TP.HCM chia sẻ, các khó khăn này về phía doanh nghiệp của TP.HCM đã được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM hệ thống, tổng hợp lại và đề xuất gửi cơ quan nhằm tháo gỡ. Về quan điểm của Sở, phương án đặt ra làm cơ sở báo cáo UBND TP là sử dụng các cơ sở luật hiện hành để liên kết và tìm ra phương án giải quyết các khó khăn vướng mắc hiện tại. Cố gắng tạo một phương án, hành lang pháp lý để doanh nghiệp từng bước giải quyết khó khăn đúng pháp luật hiện hành.

Liên quan đến việc còn sự chồng chéo giữa các luật, ông Nguyễn Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Bộ Xây dựng cho biết, hiện có khoảng 9 luật, xung quanh đó là các nghị định, thông tư và hơn 20 thủ tục hành chính điều chỉnh những vấn đề liên quan đến xây dựng, đất đai. Trong đó với thẩm quyền của mình, Bộ Xây dựng đang tiến hành sửa đổi Luật Xây dựng – một trong 9 luật liên quan đến các hoạt động đầu tư xây dựng.

Luật Xây dựng lần này sẽ được cải cách theo 3 nhóm chính sách: Thứ nhất là cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thứ hai là đơn giản hóa, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh; thứ ba là phản biện các hệ thống pháp luật, đồng bộ với các pháp luật khác.

"Báo cáo với các chủ đầu tư, các doanh nghiệp mừng, với việc sửa đổi sắp tới, pháp luật đã cởi mở và tiệm cận dần với các quy định của quốc tế. Chúng ta đã tích hợp các thủ tục thẩm định thiết kế, cấp phép thủ tục xây dựng đối với các công trình sử dụng vốn khác', ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, bên cạnh đó sẽ tích hợp việc thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng, tiến tới là có thể bỏ cấp phép xây dựng. "Việc bỏ cấp phép xây dựng được hiểu không có nghĩa là bỏ bước này, mà có thể thông qua các thủ tục khác, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp", ông Hải nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ