Rủi ro tiềm ẩn khi ngân hàng tiếp tục đổ tiền vào trái phiếu bất động sản

Nhàđầutư
Việc các ngân hàng thương mại liên tục gom lượng lớn trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đang được các chuyên gia kinh tế cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro.
MY ANH
05, Tháng 09, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Việc các ngân hàng thương mại liên tục gom lượng lớn trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đang được các chuyên gia kinh tế cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro.

hinh-24-15640661813572060994274-crop-1565229253540837741129

 

Báo cáo Tổng quan thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 8 tháng đầu năm của công ty Chứng khoán SSI cho thấy, doanh nghiệp bất động sản là nhóm chào bán nhiều trái phiếu nhất từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, có 44 doanh nghiệp bất động sản chào bán trái phiếu qua 139 đợt chào bán với 47,8 nghìn tỷ trái phiếu, nhưng chỉ có 36.146 tỷ trái phiếu bất động sản được phát hành, tương đương tỷ lệ 77,3%.

Trong số 36.876 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được phát hành, riêng nhóm ngân hàng thương mại đã gom 7.410 tỷ (20,1%), cùng với đó là 3.250 tỷ trái phiếu (8,8%) được mua bởi các công ty chứng khoán (trong đó có nhiều công ty chứng khoán là công ty con của ngân hàng).

Số còn lại, 22.664 tỷ đồng (61,5%) lượng trái phiếu được mua nhưng chỉ có thông tin là do nhà đầu tư trong nước chi tiền.

Trong số các nhà băng chi tiền mua trái phiếu bất động sản thời gian qua, MBBank, Techcombank và PVCombank là 3 ngân hàng có giá trị mua lớn nhất, lần lượt đạt 1.710 tỷ đồng; 1.500 tỷ đồng và 1.300 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng thương mại như VPBank, MSB, SeABank, TPBank và OCB cũng đã mua hàng trăm tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản từ đầu năm.

Nếu loại trừ nhóm ngân hàng, mức lãi suất bình quân các nhóm còn lại là 9,72%/năm trong đó cao nhất là lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản (10,01%/năm) rồi đến nhóm phát triển hạ tầng (9,79%/năm); nhóm định chế tài chính (8,64%/năm).

Theo phân tích của SSI, bất động sản là lĩnh vực kinh doanh yêu cầu vốn lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng phải áp hệ số rủi ro 50% với cho vay đảm bảo bằng nhà ở, quyền sử dụng đất; 200% với cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản (theo thông tư 36) và hệ số này còn tăng lên cao hơn nữa trong dự thảo thông tư thay thế. Rủi ro cao hơn nên lãi suất trái phiếu bất động sản thuộc nhóm cao nhất cũng là điều dễ hiểu.

Nếu căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán tính hết 30/6/2019 của 18 ngân hàng thương mại niêm yết, tổng số trái phiếu các ngân hàng nắm giữ là gần 230.5 nghìn tỷ đồng, tăng 65 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2018. Trong đó một số ngân hàng tăng rất mạnh là Sacombank, VietinBank, SHB, MBBank. Ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất vẫn là Techcombank với số dư là 60.663 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2019.

SSI nhận định, so với cho vay, việc mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp các ngân hàng thương mại linh hoạt hơn vì có thể bán lại một phần trái phiếu này cho các tổ chức, quỹ đầu tư và khách hàng cá nhân khi cần điều chỉnh các khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cũng tỏ ra lo ngại một số ngân hàng có thể sử dụng công cụ trái phiếu doanh nghiệp, thông qua các giao dịch tài chính phức tạp để cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành hoặc các mục đích khác.

Đồng tình quan điểm trên, một chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng cho biết, mặc dù vốn đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại được tính vào hạn mức tín dụng, nhưng dường như quy định này đã không ngăn cản được các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài lãi suất cao còn là câu chuyện về cơ cấu lại nợ. Những doanh nghiệp có khoản nợ ngân hàng, sắp đến kỳ thanh toán, nhưng không có tiền để trả, thì phát hành trái phiếu và ngân hàng chủ nợ sẽ mua để cơ cấu lại nợ.

Hoạt động này rõ ràng đang tiềm ẩn rủi ro cao so với cho vay vốn dự án. Trong khi ngân hàng cho vay vốn dự án sẽ phải thực hiện theo quy trình tín dụng, kiểm tra trước, trong và sau cho vay, gồm có kiểm tra mục đích vay vốn, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo tiền vay.

Thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, theo quy định mới tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP đã nới lỏng hơn rất nhiều. Trong đó, đáng chú ý là bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có lãi trong năm gần nhất, chỉ cần có báo cáo tài chính được kiểm toán. Như vậy dù làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp vẫn được phát hành trái phiếu. Khi Ngân hàng đã mua trái phiếu doanh nghiệp thì phải chuyển hết tiền ngay và cũng không nắm chắc nguồn vốn có sử dụng đúng mục đích hay không, phương án có khả thi không.

untitled-1567602545

Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 14,5%. Nguồn: SSI

Với lĩnh vực bất động sản, hiện có tính thanh khoản thấp, sản phẩm tồn đọng nhiều và Ngân hàng Nhà nước thời gian qua phải siết cho vay. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng không bị siết và cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro.

Như vậy, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn. Nếu doanh nghiệp thua lỗ, phá sản (nhiều doanh nghiệp bất động sản trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hàng nghìn tỷ đồng) thì việc thu hồi vốn rất khó. 

Để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi đến các ngân hàng thương mại yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ