Những điểm nhấn đáng chú ý của kinh tế thế giới trong quý I, dự báo tăng trưởng năm 2024
Kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn. Trong báo cáo mới nhất, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,1% vào năm 2024 và 3,2% trong năm tiếp theo, cao hơn 0,2% so với dự báo đưa ra cuối năm 2023.
Những điểm nhấn của kinh tế thế giới trong quý I/2024
Kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn. Trong báo cáo mới nhất, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,1% vào năm 2024 và 3,2% trong năm tiếp theo, cao hơn 0,2% so với dự báo đưa ra cuối năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn mức tăng trưởng toàn cầu trung bình 3,8% trong giai đoạn trước đại dịch từ 2000 - 2019.
Có 3 yếu tố được IMF cho rằng sẽ thúc đẩy kinh tế toàn cầu trong năm 2024, bao gồm: Thứ nhất, nguy cơ lạm phát được kiểm soát, thị trường lao động ổn định, cho phép các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách sớm hơn dự kiến. Thứ hai, các biện pháp hỗ trợ tài khóa mà các chính phủ dự kiến đưa ra trong giai đoạn 2024 - 2025 có thể bị hoãn lại. Mặc dù về nguyên lý những biện pháp này giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế nhưng cũng sẽ gây ra lạm phát, vì vậy các chính sách này cũng gặp nhiều phản đối do nghi ngờ động cơ tăng chỉ tiêu công chủ yếu vì mục tiêu chính trị trước các cuộc bầu cử, dự kiến sẽ diễn ra ở nhiều quốc gia trong thời gian tới. Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) có thể thúc đẩy đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng năng suất nhanh chóng, mặc dù đây là một thách thức lớn đối với người lao động.
Lạm phát sau khi có một số tín hiệu tích cực lại tăng lên ở nhiều quốc gia. Lạm phát tại nhiều quốc gia có dấu hiệu tăng trở lại. Tại Trung Quốc, giá tiêu dùng tăng 0,7% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, đây là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 8/2023. Lạm phát cơ bản của Singapore tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng, một phần do sức chi tiêu tăng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Lạm phát tháng 2 tại Mỹ mặc dù vẫn nằm trong mức dự đoán, điều này khiến Fed tiếp tục duy trì lãi suất trong khoảng 5,25% - 5,5%, kéo dài từ tháng 3/2022.

Trong báo cáo mới nhất, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,1% vào năm 2024 và 3,2% trong năm tiếp theo, cao hơn 0,2% so với dự báo đưa ra cuối năm 2023.
Tại Nhật Bản, Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chuẩn từ âm (-) 0,1% lên 0,1%, đây là lần tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm. Ngày 19/1, chính phủ Nhật Bản cho biết, chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) năm 2023 đã tăng 3,1% so với một năm trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1982, do chi phí thực phẩm tăng và do đồng Yen yếu hơn khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn. Chỉ số giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản đã tăng 2,3% trong tháng 12/2023 so với một năm trước đó. Chỉ số này giảm so với mức 2,5% trong tháng 11/2023, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tháng thứ 21 liên tiếp.
Số liệu lạm phát mới nhất được đưa ra khi Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp tăng lương cho người lao động. Mức lương thực tế trung bình của đất nước - được điều chỉnh theo lạm phát - giảm so với cùng kỳ trong tháng thứ 20 liên tiếp trong tháng 11/2023, cho thấy mức độ tăng lương vẫn chưa bù đắp được ảnh hưởng của lạm phát.
Giá vàng tăng cao kỷ lục. Trong tháng 2, giá vàng liên tục tăng giá lên những mức cao kỷ lục mới. Giá vàng có lúc đã lên đến hơn 2.110 USD/ounce, và mức giá được xem là cao nhất mọi thời đại của vàng. Theo giới phân tích, nguyên nhân chính khiến vàng tăng giá là do những bất ổn của cả tình hình kinh tế và chính trị thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, triển vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sắp cắt giảm lãi suất, đồng USD giảm giá và diễn biến khó lường của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới cũng khiến giá vàng chao đảo. Sự lên giá mạnh của vàng cho thấy giới đầu tư dường như lại có đánh giá không mấy lạc quan về triển vọng của thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới trong giai đoạn tới.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo. Ngày 25/1, Bộ Lao động công bố báo cáo cho thấy, trong 3 tháng cuối năm 2023, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ 3,3%, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 1,5% của giới chuyên gia đưa ra trước đó. Đây là mức tăng trưởng mạnh hơn tất cả các dự báo trước đó, đưa tốc độ tăng trưởng cả năm của Mỹ đạt 2,5%. Động lực chính đóng góp vào kết quả tích cực này là do người tiêu dùng Mỹ vẫn duy trì chi tiêu ở mức cao, bất chấp việc Fed tăng lãi suất lên mức cao nhất 23 năm để chống lạm phát. Kết quả này được đánh giá sẽ giúp kinh tế Mỹ hạ cánh mềm thành công, nhờ vậy Fed sẽ đưa được lạm phát về mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc vẫn đang khó khăn. Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn đang phục hồi khó khăn. Trong 2 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ chỉ tăng 5,5% và là tốc độ tăng thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Đầu tư vào bất động sản tiếp tục giảm 9,0% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhà đất của nước này tiếp tục. Điểm sáng là sản xuất công nghiệp tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức tăng sản lượng nhanh nhất trong gần hai năm qua. Lạm phát mặc dù có nhích lên nhưng về cơ bản kinh tế Trung Quốc vẫn đang đối phó với tình trạng giảm phát. Hệ quả của tình trạng dư thừa sản xuất, không có người tiêu dùng, là việc Trung Quốc đang tìm cách tăng cường bán hàng ra thế giới. Ngày 27/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã công khai nêu mối lo ngại về tình trạng dư thừa một lượng pin mặt trời, xe điện và pin lithium-ion mà Trung Quốc có thể xuất khẩu ồ ạt với giá rẻ khiến ngành ô tô điện ở các quốc gia khác không cạnh tranh được.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ cao kỷ lục, và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu cũng bào mòn động lực tăng trưởng của Trung Quốc. Xuất khẩu - vốn là một động lực tăng trưởng quan trọng - đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016 trong năm ngoái. Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức 4,5% trong năm 2024, thấp hơn so với kết quả đạt được năm 2023. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới đây đã công bố “gói sơ cứu kinh tế” lớn nhất trong 2 năm. Theo đó, tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại giảm thêm 0,5% từ ngày 5/2/2024. Động thái này dự kiến sẽ giải phóng thêm 1.000 tỷ Nhân dân tệ (140 tỷ USD) vào nền kinh tế. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng hạ lãi suất vay liên ngân hàng và ban hành các quy định mới để tăng khả năng tiếp cận của những công ty bất động sản đối với các khoản vay của những ngân hàng thương mại.
Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024
Trong báo cáo đưa ra ngày 30/1, IMF nhận định nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 3,1% trong năm 2024, tăng 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2023, và tăng 3,2% trong năm 2025. IMF nhấn mạnh không chỉ kinh tế Mỹ vững vàng hơn dự báo mà các nền kinh tế mới nổi lớn như Brazil, Ấn Độ và Nga cũng đạt kết quả tăng trưởng năm 2023 tốt hơn so với dự báo, nhờ vậy, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 được cải thiện. IMF dự báo lạm phát toàn cầu sẽ ở mức 5,8% trong năm 2024 và giảm còn 4,4% trong năm 2025. Tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát được các chuyên gia của IMF dự báo giảm còn 2,6% trong năm 2024 và 2% trong năm 2025.
IMF tin rằng khả năng nền kinh tế toàn cầu hạ cánh cứng - tăng trưởng sụt giảm mạnh sau một thời gian đạt mức cao - đã giảm xuống rõ rệt, dù thế giới đang đối mặt với một số rủi ro mới như khả năng giá hàng hoá tăng vọt và những vấn đề về chuỗi cung ứng liên quan đến biến động địa chính trị ở khu vực Trung Đông. Lãi suất cao hơn, việc các chính phủ rút lại các chương trình kích cầu thời đại dịch và tăng trưởng năng suất thấp tiếp tục là những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Tương tự IMF, OECD cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 2,9% vào năm 2024 từ mức dự báo 2,7% vào cuối năm 2023. Lạm phát trung bình ở các nền kinh tế G20 được dự đoán sẽ giảm nhanh từ 6,6% vào năm 2024 xuống còn 3,8% vào năm 2025. Tuy nhiên, OECD nhấn mạnh vào rủi ro gián đoạn trong thương mại toàn cầu, với sự chậm trễ đáng kể và chi phí tăng gấp đôi sau các cuộc tấn công ở Biển Đỏ. Ngoài ra, xung đột ở Trung Đông có thể đe dọa sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu, qua đó gây áp lực đối với lạm phát và thương mại.
- Cùng chuyên mục
Nghệ An đề xuất đầu tư gần 22.000 tỷ làm cao tốc nối Lào
Để phát huy hiệu quả đầu tư, sớm hoàn thành toàn bộ dự án theo quy hoạch, Sở Xây dựng Nghệ An đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn (đoạn Vinh - Thanh Thuỷ) có quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, với tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 17/04/2025 17:01
Quảng Nam 'tìm lời giải' cho hàng trăm dự án chậm tiến độ
Đối diện với hàng trăm dự án chậm tiến độ, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa các dự án hoàn thành.
Đầu tư - 17/04/2025 17:00
Kim Long Motor đề xuất làm dự án nhà ở xã hội gần 580 tỷ ở Huế
CTCP Kim Long Motor Huế vừa đề xuất với Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp TP. Huế về việc đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Đầu tư - 17/04/2025 13:46
Khuyến khích Amkor Technology mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khuyến khích Tập đoàn Amkor Technology tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam và mở rộng hoạt động đóng gói tiên tiến, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đầu tư - 17/04/2025 08:17
Những khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam 2025
Tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 cao hơn cùng kỳ trong 5 năm gần đây và cao hơn kịch bản tăng trưởng ban đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế đang phải đối mặt nhiều hạn chế, bất cập và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro lớn...
Đầu tư - 17/04/2025 08:15
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước.
Đầu tư thông minh - 17/04/2025 07:00
Bất động sản Khánh Hòa chờ sức bật từ loạt dự án nghìn tỷ
Hàng loạt dự án lớn ở Khánh Hòa đang được đề xuất thực hiện kỳ vọng tạo ra động lực lớn cho thị trường bất động sản, tạo nguồn cung ổn định, thúc đẩy giao dịch.
Đầu tư - 17/04/2025 06:30
Dự kiến lấn 127ha biển để xây sân bay Lý Sơn
Cảng hàng không Lý Sơn theo dự kiến có diện tích hơn 161ha, bao gồm diện tích xây dựng sân bay và hạ tầng kỹ thuật kèm theo. Trong đó, phần diện tích lấn biển hơn 127ha.
Đầu tư - 16/04/2025 18:34
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI
GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục là một ngoại lệ tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa bối cảnh toàn cầu và khu vực nhiều biến động.
Đầu tư - 16/04/2025 17:08
Loạt dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam vừa công khai loạt dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.
Đầu tư - 16/04/2025 14:16
Vĩnh Phúc: Cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Có gần 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 16/04/2025 14:15
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với Huế tại các dự án công nghệ
Các doanh nghiệp của tỉnh Fukui đã trao đổi với lãnh đạo TP. Huế về các tiềm năng hợp tác, nhất là các lĩnh vực về công nghệ.
Đầu tư - 16/04/2025 13:03
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
Tính toán nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe
Cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn để giúp phương án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.144 km lên quy mô 6 làn xe, đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực địa.
Đầu tư - 16/04/2025 13:00
InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife
Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.
Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago