Nhiều người lười, thích tiết kiệm tiền nhưng không có quỹ tài chính dành cho kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Gần như các hàng quán luôn thấy ngồn ngộn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm fast-food, các nồi lẩu 100.000 đồng có thể một mâm sáu người dùng.
TRANG ĐỖ
31, Tháng 01, 2021 | 10:27

Gần như các hàng quán luôn thấy ngồn ngộn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm fast-food, các nồi lẩu 100.000 đồng có thể một mâm sáu người dùng.

Đã bao giờ các bạn đặt câu hỏi những nồi lẩu 100 – 200 nghìn đó làm sao đảm bảo được tất cả những hệ số an toàn vệ sinh. Chúng ta đang làm hài lòng cái miệng, hài lòng vị giác mà chưa làm hài lòng cơ thể. Đó chính là nền tảng khiến các bệnh lý ngày càng tăng cao.

1.jpg

 

Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê và phân loại ra 3 cấp độ về sức khỏe: Khỏe mạnh, Trung bình – Yếu và Bệnh tật. Tuy nhiên, chỉ 5% trong số đó là người khỏe mạnh, 80 % nằm ở mức Trung bình hoặc Yếu, còn lại là Bệnh tật.

Điều đáng nói là 80% số người nằm trong số Trung bình và Yếu rất cận kề với nguy cơ, mầm mống của các dịch bệnh và ung thư.

Những con số đáng báo động trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình, người thân?

Việc chủ động chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình là một xu hướng vô cùng cần thiết hiện nay giúp tạo ra một "màng bảo vệ" toàn diện và mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho cả gia đình.

Tuy nhiên, người Việt chúng ta chưa thật sự chủ động chăm sóc sức khoẻ, rất, rất nhiều trường hợp đợi khi có bệnh, hoặc bệnh nặng mới tìm đến bác sĩ. Điều này gây nên những rủi ro nhất định trong việc chữa trị, đẩy lùi bệnh tật.

Là một bác sĩ chứng kiến và trực tiếp chữa trị cho rất nhiều ca bệnh nặng dù bệnh lý ban đầu rất đơn giản, chỉ cần phát hiện sớm là hoàn toàn có thể khắc phục, bác sĩ Trần Quốc Khánh không khỏi có những tâm tư về ý thức phòng bệnh của người Việt.

Với hi vọng nâng cao ý thức phòng và chữa bệnh cho người Việt, bác sĩ Trần Quốc Khánh đã đưa những kiến thức y học thường thức tới cộng đồng thông qua các nền tảng xã hội, bởi thế anh còn được gọi với danh xưng "bác sĩ nghìn like".

2.jpg

Được biết đến  một bác  nghìn like với rất nhiều bài viếtlivestreamkênh  vấn sức khỏe cho cộng đồng trên mạng  hộiTại sao bác  lại sử dụng phương thức này?

Hiện nay, mọi người sử dụng các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Zalo… rất nhiều, tôi nhận thấy đây chính là cơ hội để mình tiếp cận và truyền tải các kiến thức sức khoẻ tới nhiều người một cách nhanh và nhẹ nhàng nhất.

Bên cạnh đó, đây cũng là nền tảng được giới trẻ ưa chuộng, "ăn, ngủ" trên đó quên cả sức khoẻ, thời gian...

Cho nên, tôi hi vọng việc sử dụng các kênh thông tin này sẽ góp phần nhỏ thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận của mọi người đến vấn đề sức khoẻ. Sức khoẻ cần được quan tâm đúng và đủ!

Từ thực tế quan sát  trải nghiệmtheo bác việc  vấn sức khỏe qua các kênh online như vậy  hiệu quả không?

Hiệu quả chứ. Sự hiệu quả ấy được đong đếm bằng những lượt like, lượt share, những lời cảm ơn của người đọc dành cho bác sĩ Khánh.

Tôi cho rằng nội dung ý nghĩa, thiết thực về sức khoẻ, cung cấp những thông tin hữu ích thì nhiều người quan tâm được mọi người quan tâm thì tự khắc sẽ được mọi người đón nhận, theo dõi.

Cái hay từ nội dung bác sĩ Khánh truyền tải giúp thay đổi hành vi, thái độ, thói quen của người đọc tạo nên giá trị thật sự.

 quyết để bác  biến những kiến thức y học bị gắn mác "khô khantrở nên hấp dẫndễ đi vào lòng ngườithậm chí   thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm giải trí dễ dung nạp trên mạng  hội  ?

Trong sâu thẳm của tất cả mỗi chúng ta, ai cũng yêu sức khỏe và muốn chăm chút cho sức khoẻ của mình và người thân. Thế nên chúng ta có nhu cầu tìm đọc những bài viết thú vị, có ý nghĩa thiết thực gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Thế nên, bí quyết của tôi là:

Thứ nhất, Không bao giờ viết những cái mình có, mà hãy viết, mang đến cho mọi người những thứ họ cần. Đặt mình vào vị trí một người dân bình thường, hỏi ngược lại vấn đề họ thật sự quan tâm, hoài nghi, muốn tìm hiểu về sức khoẻ là gì? Từ đó tôi xây dựng đáp án, trả lời cho họ hiểu.

Thứ hai, ở mỗi bài viết tôi thường kết hợp kiến thức y học kèm theo những trường hợp cụ thể trong quá trình chữa bệnh, những tình huống lâm sàng, những triệu chứng, những ca bệnh nhân thực tế gây ám ảnh... Đó vừa là thực tế trải nghiệm của tôi, vừa bổ sung thêm những kiến thức y học cần thiết tới mọi người.

3.jpg

 

Thứ ba, y học phục vụ đời sống, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ chúng ta mỗi ngày, thế nên bác sĩ lựa chọn ngôn ngữ đời sống nhẹ nhàng, pha chút hài hước cho bớt khô cứng, căng thẳng, kẻo nhắc tới bệnh tật mọi người dễ bị tâm lý, lo lắng ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận thông tin.

Một cơ thể khỏe mạnh không bao giờ chỉ riêng lẻ sở hữu một cột sống khỏe mạnh, một trái tim khoẻ mạnh hay một lồng ngực khoẻ mạnh… nhất định phải là toàn trạng khoẻ mạnh.

Nó sẽ là bức tranh toàn diện tổng hoà nhiều yếu tố: từ dinh dưỡng, ăn ngủ, sinh hoạt, thể dục thể thao…

Tôi không bao giờ hướng dẫn cho mọi người về phương pháp chữa bệnh cụ thể mà đưa ra những giải pháp, những lời khuyên mang tính chất dự phòng như tránh thức khuya, giảm uống rượu mạnh, tích cực chơi thể thao, giảm mỡ thừa cân nặng…

Đó là những yếu tố có thể cấu thành một cơ thể khoẻ mạnh toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

Nhưnganh  sợ mọi người sẽ hoài nghi về những thông tin anh cung cấp không?

Khi mới sử dụng các nền tảng xã hội, tôi có một chút lăn tăn trước những tạp âm còn bây giờ không chút mảy may. Bởi, tôi tin vào năng lực, kiến thức của một bác sĩ được đào tạo bài bản là tôi.

Thứ hai, để có lượng kiến thức đó, tôi không tự nghĩ ra mà phải đọc sách, nghiên cứu, dịch tổng hợp từ các kiến thức nước ngoài.

Thứ ba, với bất cứ chia sẻ nào, tôi luôn nói với mọi người: Hãy xem đây là một kênh tham khảo trước khi đưa ra quyết định chữa trị cho mình.

Ai hỏi sâu về bệnh tật, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bè là những bác sĩ có chuyên môn sâu về chuyên khoa đó hoặc đề nghị người bệnh đến bệnh viện để tôi khám trực tiếp.

Tôi không đưa ra các tư vấn chuyên sâu hoặc kê đơn thuốc cụ thể ở trên mạng.

4.jpg

 

Theo bác hiện nay người Việt quan tâm tới vấn đề sức khỏe nào nhất?

Ung thư là căn bệnh mọi người quan tâm và ám ảnh nhất hiện nay. Nghe tới hai chữ "ung thư" là gần như chân tay ai cũng bủn rủn, nhiều người tiêu cực còn cho rằng mắc ung thư không khác gì bị tuyên án tử.

Một điều không thể phủ nhận, hiện nay tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam tăng rất nhanh, đặc biệt tỉ lệ ung thư vú ở nữ giới và ung thư dạ dày ở nam giới tăng cao, các bệnh viện ung bướu cả nước luôn trong tình trạng quá tải.

Đáng nói, ung thư ở Việt Nam rất nhiều trường hợp phát hiện muộn – đó là điều rất đáng tiếc.

Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó?

Tôi chia thành hai nhóm nguyên nhân: khó thay đổi và có thể thay đổi được.

Nhóm nguyên nhân không thay đổi được đó là gì? Là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm về thực phẩm… những cái đó ở tầm vĩ mô.

Còn những nguyên nhân chúng ta có thể thay đổi được là uống nhiều rượu mạnh, hút thuốc lá, thức khuya, lười tập thể dục, béo phì, lười đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và dễ dàng đưa thực phẩm vào miệng mà không có kiểm soát.

5.jpg

 

Mọi người để ý mà xem, gần như các hàng quán luôn thấy ngồn ngộn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm fast-food, các nồi lẩu 100.000 đồng có thể một mâm sáu người dùng.

Đã bao giờ các bạn đặt câu hỏi những nồi lẩu 100 – 200 nghìn đó làm sao đảm bảo được tất cả những hệ số an toàn vệ sinh?

Chúng ta đang làm hài lòng cái miệng, hài lòng vị giác mà chưa làm hài lòng cơ thể. Đó chính là nền tảng khiến các bệnh lý ngày càng tăng cao.

Điều bác  lo ngại nhất về sức khỏe của người Việt hiện nay  ?

Người Việt rất ít quan tâm đến sức khỏe, không tạo thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, không có quỹ tài chính dành cho kiểm tra sức khỏe. Người Việt hay tích một số tiền đợi khi bị bệnh mới đi chữa. Thường, đến lúc đó mất rất nhiều tiền nhưng bệnh đã chuyển sang nặng, không còn chữa được nữa.

Chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe, tìm hiểu về sức khỏe hàng ngày, dành một khoảng thời gian ngắn để đọc về dinh dưỡng, về thể dục, đặc biệt phải lập một quỹ sức khỏe hàng năm để đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát dù có ốm hay không ốm. Tại sao cuối năm chúng ta có thể mang xe máy đi sửa, mang ô tô đi đại tu… nhưng lại không tân trang cơ thể? Cơ thể của chúng ta mới là số một, còn những thứ vật chất kia chỉ là vật ngoài thân.

6.jpg

 

Tại sao người Việt chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ?

Tôi để ý, thời gian gần đây, người Việt có quan tâm hơn tới vấn đề kiểm tra sức khoẻ. Nhưng, nhiều người đang mất phương hướng, không biết bắt đầu từ đâu, kiểm tra tại cơ sở nào, mức chi phí hợp lý là bao nhiêu, hiệu quả ra sao.

Tức là, hệ thống y tế chưa giải đáp được những thắc mắc, bối rối ấy của người dân.

Ngoài ra, thu nhập của phần đông người Việt chưa cao, phải lo ăn uống, sinh hoạt, chi trả cuộc sống một khoản lớn, cho nên mỗi năm để dành mấy triệu đi kiểm tra sức khỏe là một vấn đề không dễ chút nào.

Tôi cực kỳ ám ảnh với tình trạng bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi tình trạng không thể cứu vãn được nữa, dù chỉ cần đến sớm một chút, phát hiện sớm một chút họ hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh.

7.jpg

 

Ví dụ, người bị thoát vị đĩa đệm ở cổ nếu biết sớm, đến sớm, các bác sĩ có thể chữa trị, phẫu thuật khỏi hoàn toàn, nhưng nếu người ta không quan tâm, chủ quan đến viện khi liệt mất rồi thì kết cục đau xót vô cùng.

Hoặc có những phẫu thuật viên về thực quản kể với tôi chuyện bệnh nhân bị ung thư thực quản khi đến viện thì nhưng đã quá muộn, không mổ được nữa, tiên lượng rất kém.

Bác sĩ Việt dù có giỏi thế nào đi chăng nữa nhưng khi bệnh nhân đã quá muộn mới tìm đến thì rất khó để cứu vãn tình hình.

 nghĩaý thức giữ gìn sức khỏephát hiệnngăn ngừa bệnh tật của người Việt chúng ta chưa tốt?

Mọi người vẫn thường nói sức khỏe là vàng, sức khỏe là vốn quý nhất, nhưng thực sự hãy nghiêm túc hỏi bạn đã làm gì cho sức khỏe của chính mình chưa.

Muốn yêu quý người khác thì đầu tiên, bạn phải yêu quý sức khỏe, cơ thể mình.

8.jpg

 

Bạn có thể dành 5,7 tiếng lên mạng lướt facebook, xem các trò chơi giải trí, nghe nhạc…, nhưng lại tiếc rẻ 15 phút trong quỹ thời gian ấy tìm hiểu về sức khoẻ, dinh dưỡng, thể dục thể thao.

Hiện nay rất nhiều người dành nửa đầu cuộc đời mình để kiếm tiền và tự tin nửa đời sau mình chữa bệnh được.

Nhưng không phải vậy, nửa đời sau có thể bạn dốc toàn bộ số tiền kiếm được của nửa đời trước cũng không mua lại được sức khoẻ đã mất. Sức khỏe cũng như thời gian đã ra đi thì rất khó trở lại. Nên hãy chắt chiu nó!

Cảm ơn anh về những chia sẻ hữu ích hôm nay!

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ