Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
Mã Pí Lèng là cái tên vang vọng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua. Kỳ quan thiên nhiên trời ban cho Hà Giang nghèo khó được biết đến với hàng triệu người, trong đó có người viết bài này.
Với nhiều người, lần đầu nghe đến Mã Pí Lèng, xa lạ và khó nhớ. Nhưng đáng tiếc là sự nổi danh lần này lại từ một chuyện lý tình cấn cáy, nhưng gây bức xúc dư luận.

Công trình tại Mã Pí Lèng - Hà Giang
Câu chuyện liên quan bốn bên
Bên thứ nhất là một nhóm gồm dư luận, báo chí, ý kiến các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học với số đông áp đảo. Hầu hết đều thể hiện rất trách nhiệm, rất khách quan, rất khoa học trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia kỳ vĩ, bảo vệ kỷ cương pháp luật trong quản lý đất đai, xây dựng và phát triển du lịch. Dường như tất cả đều đồng thuận và có xu hướng gây áp lực đưa đến quyết định là đập phá công trình xây dựng trái phép.
Pháp luật phải nghiêm minh. Đúng, rất đúng! Hoàn toàn ủng hộ tinh thần thượng tôn pháp luật! Miễn bàn thêm.
Ngoại lệ, khoan hồng, tội vi phạm hình sự còn có quy chế “hình sự đặc biệt”.
Nếu áp lực dư luận, dẫn đến cưỡng chế phá dỡ công trình, chủ đầu tư đi đến phá sản, cửa nhà tan hoang, có thể dẫn đến kết cục bi đát khôn lường, hơn cả bản án hình sự nặng nhất. Trong xét xử các vụ án hình sự, còn có luật sư bào chữa, để giúp đưa ra tìm các bằng chứng xá tội, giảm tội cho thân chủ.
Bên thứ hai: Chủ đầu tư công trình chưa được cấp phép, trước áp lực dư luận phải thốt lên “nếu bị phá dỡ, tôi chỉ có đường chết!”. Đó là tiếng kêu tuyệt vọng của người vừa đuối lý, vừa đơn độc. Chỉ còn yếu ớt bám vào những lý lẽ như: Đã được các cơ quan quản lý địa phương quan tâm, có biết, có khuyến khích đầu tư để sớm có công trình phục vụ nhu cầu của du khách bốn phương. Chì vì mải mê hoàn thành công trình nên chưa kịp làm thủ tục pháp luật.
Bên thứa ba: Các cơ quan thẩm quyền địa phương. Xem ra có phần lúng túng, cấn cáy. Đúng là có biết, vì công trình lù lù ra đó, lại với du khách nườm nượp như vậy, không thể nói là không thấy, không biết. Thậm chí, có thể vì trách nhiệm với quê hương, cũng đã từng có lời khuyến khích động viên nhà đầu tư bỏ tiền tạo dựng cơ sở phục vụ du khách, vừa là để có việc làm thu nhập cho người dân, vừa là có nguồn thu thuế cho ngân sách địa phương.
Bên thứ tư: Du khách. Không thể nói là tất cả đều tẩy chay như ai đó viết. Thực tế, ngay giữa bão dư luận mà khách sạn vẫn có khách ở kín hết phòng, như một bài báo đưa tin. Như vậy, khẳng định nhu cầu nghỉ dưỡng, được có vị trí đẹp để chụp những bức ảnh “check-in”, thuộc loại phải có “must have”, là để đời “for life long” là quá rõ.
Giữa dòng thời sự cuồn cuộn, ầm ầm ấy, mọi người hãy cùng dừng lại trong giây lát và ta cùng suy ngẫm thêm một chút. Khi biến cố cần cái đầu lạnh. Xây lên thì khó, Đập đi thì dễ. Nhưng để Đập mà không bao giờ phải áy náy, phải ân hận thì đáng cho sự thể một chút cân nhắc, một chút suy nghĩ lại.
Nhìn từ góc độ của nhóm một. Không thể phủ nhận đa số đều nói lên lẽ phải, là trách nhiệm, khách quan, công tâm, rất đáng trân trọng.
Nhưng len lỏi trong đám đông đó, liệu có phần của tâm lý đám đông? có hay không ít nhiều chất “gato”, không được ăn đạp đổ, trong đám đông đó. Điều này được biểu hiện phảng phất qua bài viết nhắc đến giá phòng cao lắm, đắt hơn nhiều lần ở dưới chân núi và đông khách lắm!?
Rồi cả tâm lý bất mãn với tất cả, cứ phá, cứ đập, cứ đạp đổ được gì cũng là hả hê, dù chẳng mang lại gì vật chất cá nhân cho bản thân họ. Có hay không những suy nghĩ, tâm lý như vậy, chỉ những người đó tự vấn bản thân biết và đất trời biết thôi!
Còn nữa, có hay không hàm ý chính trị thấp thoáng đằng sau, khi Hà Giang vẫn đang chịu dư chấn của một số vụ việc lùm xùm gần đây, kiểu dậu đổ bìm leo, kiểu chưa ngã thì xô cho ngã, thổi phồng phóng đại vụ việc, hòng xóa nhòa những nỗ lực vươn lên, những thành tựu (dẫu chưa đạt như kỳ vọng) của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Hà Giang, địa phương vùng núi muôn vàn khó khăn.
Chắc chắn rồi đây không phải chỉ một, mà rất nhiều các cơ sở lưu trú văn minh, sạch đẹp, hài hòa và tôn tạo vẻ đẹp của thiên nhiên sẽ mọc lên trên miền đất kỳ vĩ này, và bạn chắc không thể cưỡng lại, cũng sẽ trở thành du khách ở đó, cũng muốn những vị trí đẹp nhất, an toàn nhất để “tự sướng” với những bức ảnh check-in để đời trên facebook sẻ chia với bạn bè gần xa.
Bắt thiên nhiên phục vụ mang lại niềm vui hạnh phúc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và làm giàu của con người là chuyện thường tình từ muôn thuở. Không thể để tài sản thiên nhiên ban tặng mãi mãi nguyên sơ, không có bàn tay tôn tạo của con người, để khu bảo tồn chỉ mãi mãi nằm trên một vài trang viết ngợi ca khi này khi khác.
Khi đó, bạn có nhớ đến người đầu tiên, nhạy bén với nhu cầu thị trường, phát hiện ra “mỏ vàng” du lịch, chứng minh tiềm năng phát triển kinh tế, cơ hội xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao mà Mã Pí Lèng mang đến, lại chính là kẻ tội đồ gây tốn bao giấy mực làng truyền thông thời gian qua.
Mong mọi người suy xét kỹ!
Nhìn từ góc độ nhà đầu tư, thiếu sót về thủ tục hành chính theo quy định pháp luật, xây chưa có phép thì đã rõ!
Nhưng khát vọng vươn lên, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho bà con dân tộc, đóng góp cho ngân sách vốn rất eo hẹp của huyện thuộc diện nghèo nhất nước, chấp nhận rủi ro đầu tư, ở một góc độ khác cũng đáng trân trọng và ghi nhận lắm chứ. Nếu không vội vã, nếu hiểu biết pháp luật, có tư vấn chỉ ra rủỉ ro của hành vi kinh doanh khi chưa có phép, chắc đây sẽ là điểm sáng đầu tư tiên phong của tỉnh, của huyện. Nhờ có công trình đó, mà hàng vạn, có thể hàng triệu bức ảnh check-in ở góc nhìn có một không hai đã lan tỏa ra thế giới, để du khách kéo về Mã Pí Lèng ngày một đông hơn. Biết đâu được thưởng huân chương vì sự nghiệp quảng bá phát triển du lịch Hà Giang!.
Nhưng thử hỏi giữa cao nguyên đá bạt ngàn, đường đi quanh co trắc trở, cách xa thủ đô văn hiến cả 2 ngày đường đằng đẵng, lấy đâu ra luật sư hay văn phòng tư vấn luật? Ở cái xứ cheo leo vắt vẻo lưng chừng giời, mấy ai có thói quen sử dụng tư vấn với luật sư. Hay phải chăng họ cứ đơn giản tin rằng chính quyền đã biết, chính quyền đã ủng hộ về chủ trương, rằng khi nào xong rồi làm giấy tờ, như hàng trăm, hàng ngàn căn nhà của bản làng miền ngược vẫn đã và đang ra đời mà không cần “giấy khai sinh”. Họ cứ tự nhiên, hồn nhiên và mặc nhiên với thói quen tập quán như vậy, như cuộc sống vốn cứ bồng bềnh cùng mây trời gió núi, lâng lâng trong tiếng khèn và rượu cần chợ phiên, ngàn đời của họ.
Đó là lỗi thiếu hiểu biết pháp luật, hay là sự coi thường pháp luật. Cũng đáng xem xét lại cho đúng bản chất. Thiếu hiểu biết, không có điều kiện để được hiểu biết, bởi chính quyền bận bịu với trăm công nghìn việc, hạn chế kinh phí tỉnh nghèo, không thể mở các lớp đào tạo trang bị kiến thức pháp luật cho doanh nhân, không có trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp như các thành phố dưới xuôi vẫn đang làm.
Đứng ở góc độ doanh nhân, đó là một con người quả cảm, khát vọng vươn lên. Là người đi tiên phong, dự án đầu tư này ít nhiều đã mang lại giá trị, nếu không gọi là có công, chứng minh rằng Mã Pí Lèng rất hấp dẫn du khách với cảnh quan hùng vĩ hàng đệ nhất thiên hạ.
Điều gì xảy ra, nếu bị ép quá, chủ đầu tư mất kiểm soát bản thân, làm điều dại dột. Để rồi một ngày nào đó, một tháng, một năm hay nhiều năm sau, chúng ta lại thấy các khu nghỉ dưỡng ngắm cảnh theo quy hoạch mọc lên chính trên khu vực này? Liệu khi đó, mỗi chúng ta, những người có công lấy lại công bằng pháp lý, thượng tôn pháp luật, là người có lương tâm liệu có day dứt, động lòng trắc ẩn?! Khi đó có động lòng trắc ẩn gì nữa thì đã quá muộn. Nên nhớ, khi lên án hành vi sai trái, chúng ta đang nói về một con người, một gia đình có quyền mưu cầu cuộc sống, có quyền khát vọng vươn lên, bằng chính đồng tiền của họ, không phải tiêu tiền thuế của dân, liệu có đáng bị trả giá quá mức vậy không. Mong mọi người nghĩ lại!
Nhìn từ nhóm thứ 3: Cơ quan quản lý.
Biết quá trình xây dựng công trình mà chưa hướng dẫn nhà đầu tư làm thủ tục theo pháp luật, chưa giám sát chặt chẽ, chưa có hành động cương quyết dừng dự án cho đến khi làm xong thủ tục là có phần thiếu sót.
Nên nhìn thẳng vấn đề, dũng cảm nhận thiếu sót trên. Đừng để ai đó, lợi dụng tình thế trong tỉnh đang chịu dư chấn từ một số bê bối mà bó buộc làm tỉnh khó ăn, khó nói. Việc nào ra việc đó.
Một tỉnh nghèo, chính quyền và người dân có quyền khát vọng tạo dựng những nền tảng kinh tế, khai thác hết tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh từ cảnh quan thiên nhiên ban tặng để làm giàu cho dân, làm giàu cho địa phương, tạo việc làm và tăng thu ngân sách.
Như vậy, động cơ là trong sáng, mục tiêu là chính đáng, nhưng sai phạm trong bước đi, nóng vội, chưa tuân thủ pháp luật thì tìm cách khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại cho mọi phía.
Thiếu sót nữa là tỉnh chưa kịp thời xây dựng quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch thiết yếu để biến tiềm năng cảnh quan thiên nhiên ban tặng thành động lực kinh tế.
Không thể chỉ vì mặc cảm với những sai phạm trong quá khứ, chỉ vì muốn chứng minh sự trong sáng, khách quan của cơ quan, đơn vị mình mà vội vã quyết đoán trước khi xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc được mất trong mỗi lựa chọn quyết định đưa ra lúc này.
Từ phía nhóm 4: Du khách trong và ngoài nước.
Rõ ràng tiềm năng du khách có nhu cầu trải nghiệm thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ có một không hai này là rất lớn và đều mong muốn được lưu trú dài hơn nữa ở những khách sạn tiện nghi hơn nữa để tận hưởng các cung bậc cảm xúc mà thiên nhiên ban tặng. Chắc các bạn không thỏa mãn với việc chỉ ở những căn nhà lúp túp dưới chân núi, để chỉ dừng chân nơi đỉnh núi được vài ba chục phút, chụp vội mấy tấm hình rồi ra đi.
Việc xây các công trình kiên cố tại các khu thắng cảnh, trên đỉnh cao, trên vách núi là đương nhiên, là không thể tránh khỏi, là lẽ thường tình ở mọi quốc gia.
Vậy hãy tỉnh táo, đừng để những tư tưởng kích động, chống phá, chỉ là “mượn cớ, đội lốt” bảo vệ thiên nhiên, gây áp lực hòng phá bỏ công trình, mà bỏ qua những lợi ích kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nước đã xác định rất rõ quan điểm đường lối phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường, bảo tồn thiên nhiên lấy tăng trưởng.
Quan điểm ấy trong trường hợp Hà Giang, sẽ được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch tỉnh tới đây. Những khu bảo tồn thiên nhiên như cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Mã Pí Lèng chắc chắn sẽ được quy hoạch phát triển du lịch kết hợp bảo tồn, tôn tạo, đảm bảo các công trình hạ tầng du lịch không những không gây tổn hại hệ sinh thái, cảnh quan mà ngược lại còn hài hòa, tôn tạo và phát huy hết tiềm năng thiên nhiên ban tặng, để nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao Hà Giang. Quá trình làm quy hoạch sẽ phải có sự tham gia, tham vấn của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, các kiến trúc sư, công trình sư để đảm bảo sự hài hào giữa bảo tồn và phát triển. Bản quy hoạch như vậy là cơ sở để thu hút đầu tư có bài bản vào miền đất địa đầu Tổ quốc.
Khi đó sẽ không còn những sự cố đáng tiếc như câu chuyện buồn vừa xẩy ra.
Nhìn tổng thể, thực chất chỉ là sự vội vã đi trước cơ chế, ở tầm địa phương. Khía cạnh nào đó cũng giống như ông Kim Ngọc với đổi mới khoán 10, nhưng là sự vội vã, đi trước ở tầm quốc gia. Thể chế đã đi chậm hơn thực tiễn đòi hỏi của cuộc sống.
Từ cách nhìn đa chiều như trên, liệu có đáng để có chút động lòng trắc ẩn, mở lòng suy xét, cân nhắc có cách nào nhân văn hơn, có tình, có lý hơn là chỉ phăm phăm là đập, là phá!
Chẳng hạn, để không áy náy, hân hận gì xảy ra, sẽ xem xét lại việc giữ lại hay phá bỏ công trình này một năm sau khi quy hoạch tỉnh Hà Giang, trong đó có Mã Pí Lèng, được phê duyệt, nếu thực sự công trình không phù hợp với tính toán quy hoạch khoa học, bài bản, khi đó cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định cũng không muộn.
Trong thời gian đó, các nhà kiến trúc, các nhà thiết kế cảnh quan (landscaper) chắc không khó để đưa ra giải pháp làm mềm hoặc che đi các đường nét “gây chướng tai gai mắt”, để tòa nhà trở nên hài hòa hơn với thiên nhiên, cảnh quan xung quanh.
Chẳng hạn, trồng cây dây leo, hoa giấy, hoa pháo, hoa ti-gôn phủ kín căn nhà, trừ các ô cửa sổ để du khách thưởng ngoạn toàn vẹn thiên nhiên hùng vĩ của Mã Pí Lèng.
Mặt khác, chủ đầu tư cần thuê các kỹ sư xây dựng kiểm tra lại độ bền kết cấu của công trình, đảm bảo an toàn cho du khách.
Được vậy, công trình sẽ không còn làm xấu đi hay xung đột với cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái của khu bảo tồn;
Được như vậy sẽ cứu đại họa cho một gia đình, một con người như bao người chúng ta, cũng có lúc đúng lúc sai.
Dẫu vậy, nhà đầu tư vẫn không thể tránh khỏi bị xử phạt một cách thích hợp, thỏa đáng, thấu tình, đạt lý vì hành vi bất tuân thủ quy định pháp luật.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội muốn biến sông Tô Lịch thành không gian xanh phục vụ cộng đồng
Hà Nội thiết kế cải tạo sông Tô Lịch với mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Sự kiện - 14/03/2025 06:56
Thủ tướng: Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược
Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam.
Sự kiện - 14/03/2025 06:33
AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ
Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới. Việt Nam không chỉ tham gia mà còn tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ của tương lai.
Sự kiện - 13/03/2025 15:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng
Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (qua địa bàn TP. Đà Nẵng) dù đã đạt 100% mặt bằng tuyến chính, tuy nhiên, đơn vị thi công đang gặp khó tại đường gom song hành và nguồn vật liệu đá.
Sự kiện - 13/03/2025 11:11
Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam
Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn đối tác khi mà chứng minh và cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
Sự kiện - 13/03/2025 08:48
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.
Sự kiện - 12/03/2025 17:56
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.
Sự kiện - 12/03/2025 06:27
Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sự kiện - 11/03/2025 14:14
VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.
Sự kiện - 11/03/2025 12:38
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...
Sự kiện - 11/03/2025 10:00
'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'
Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Sự kiện - 11/03/2025 09:44
Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?
Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.
Sự kiện - 10/03/2025 17:13
Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Sự kiện - 10/03/2025 15:15
Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế
Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Sự kiện - 10/03/2025 10:38
Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.
Sự kiện - 10/03/2025 10:23
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ