'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'

ĐÌNH VŨ
06:03 24/03/2023

Trên đây là ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế VCCI nêu ra tại Diễn đàn Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững. Điều này là trái ngược với các quy luật kinh tế, làm nhụt chí của doanh nghiệp.

dau-anh-tuan-vcci

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ngày 23/3, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, nền kinh tế đã cho thấy những tín hiệu hết sức khó khăn ngay từ quý IV/2022 khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhiều ngành hàng suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều công ty bắt đầu sa thải lao động.

Đặc biệt, trong bối cảnh mới, với sự rung lắc của rất nhiều thị trường toàn cầu, thách thức đặt ra từ Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu,... khiến cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ ngày càng suy giảm. Năm 2022, dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng nhưng vốn đăng ký giảm. Điều này cho thấy thách thức không còn là nguy cơ mà đã hiện hữu.

Trưởng ban Pháp chế đánh giá, nền kinh tế của một đất nước chỉ có thể phát triển vững mạnh nếu có khu vực kinh tế tư nhân trong nước vững mạnh. Tuy nhiên, hiện nay những cải cách để hỗ trợ doanh nghiệp lại chưa thực sự mạnh dạn, rất nhiều quy định vẫn dựa vào định tính, trao quyền cho công chức thực thi, chưa có cách thức quản lý chỉ tập trung ở một khu vực có vi phạm.

"Khi điều tra các doanh nghiệp cho thấy thực tế rằng, doanh nghiệp càng kinh doanh nhiều, càng "ăn nên làm ra" thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, càng đón nhận nhiều thanh, kiểm tra. Điều đó không tạo ra động lực. Trong khi theo quy luật kinh tế, doanh nghiệp nào càng lớn thì nhân lực càng chuyên nghiệp, chi phí thủ tục hành chính phải càng thấp", ông Đậu Anh Tuấn nói.

Theo đó, để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế tư nhân trong nước, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh một số giải pháp gồm:

Một là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên mọi ngành, mọi cấp. Giải pháp này sẽ hỗ trợ được rất nhiều doanh nghiệp giảm chi phí, công bằng và hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững hơn.

Hai là, áp dụng công nghệ thông tin một cách thực chất.

Ba là, cần phải tăng tính ổn định, dự đoán có chính sách pháp luật. "Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện nay rủi ro của pháp luật lớn hơn rủi ro từ thị trường, vì vậy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa", ông Tuấn nói.

Bốn là, cần phải phát huy vai trò của thị trường trong đó có một số ngành như thị trường xăng dầu.

Năm là, xây dựng giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ một cách hợp lý, hợp pháp nhưng thị trường trong nước cũng cần chính sách khôn ngoan.

Thế giới thay đổi - Việt Nam không thể đứng yên

nga-hsbc

Bà Lâm Thúy Nga - Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn, HSBC Việt Nam. Ảnh: DDDN

Chia sẻ thông tin tại diễn đàn, bà Lâm Thúy Nga - Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn, HSBC Việt Nam cho biết, trong một vài năm trở lại đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Hơn bao giờ hết, những tiến bộ công nghệ, mục tiêu phát triển bền vững và các chiến lược ứng phó với rủi ro được đặt lên hàng đầu.

Cụ thể, từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, sự xuất hiện của Chat GPT - một chatbot trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lý ngôn ngữ một cách tự nhiên, đã thu hút sự chú ý lớn trên toàn cầu, đặt ra hàng loạt câu hỏi về cách AI có thể thay thế con người trong tương lai.

Ngay tại Việt Nam, AI đã được nghiên cứu để thực hiện một số nhiệm vụ trong y tế, nhận dạng hình ảnh, eKYC, thanh toán mua sắm, dự đoán tiềm năng khách hàng… Những tiến bộ nổi bật của công nghệ dường như diễn ra hàng ngày. Chưa bao giờ thế giới thay đổi và tái định nghĩa lại cách chúng ta học tập, làm việc và sinh hoạt nhanh chóng như hiện nay.

Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố vào tháng 9/2022 và Sách Trắng Thương mại điện tử năm 2022 nhấn mạnh, nếu trước đây, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến năng suất sản xuất và làm sao bán được hàng hóa ra thị trường, thậm chí xuất khẩu đi nước ngoài, thì nay, một doanh nghiệp muốn phát triển và tăng trưởng bền vững cần quan tâm nhiều yếu tố hơn như: Làm sao để sản xuất ra những sản phẩm tốt mà không tổn hại môi trường và xã hội, vi phạm những quy định của pháp luật? Làm sao ứng dụng công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng để tối ưu hóa hiệu quả, tăng lợi nhuận, đồng thời đáp ứng nhu cầu biến đổi không ngừng của thị trường tiêu dùng? Làm sao để doanh nghiệp có đủ năng lực chống chọi với những biến động khôn lường của thế giới? Làm sao để doanh nghiệp trở nên thu hút hơn trong mắt các nhà đầu tư?...

Trước thực tế đã nêu, đại diện HSBC Việt Nam nhấn mạnh, chúng ta cần xây dựng một môi trường mà trong đó: Chính phủ có những hướng dẫn, định hướng cụ thể, giúp doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tái định vị hoạt động kinh doanh thông qua đổi mới sáng tạo, để nắm bắt kịp thời những cơ hội mới; kịp thời cập nhật những điều chỉnh trong quy định và những thay đổi của toàn cầu đến doanh nghiệp địa phương; Các tổ chức, các hiệp hội cần chung tay hỗ trợ Chính phủ trong việc cung cấp kiến thức đổi mới từng ngày cho cộng đồng doanh nghiệp Việt, giúp kết nối, chia sẻ kinh nghiệm cùng những trường hợp đổi mới sáng tạo thành công trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải chủ động học hỏi, tìm tòi từ các hoạt động chia sẻ trong cộng đồng doanh nghiệp, từ các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, những xu hướng kinh doanh, đầu tư của thế giới, những yêu cầu mới của người tiêu dùng, các công nghệ tiên tiến… để linh hoạt ứng dụng cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, dich vụ...; Đầu tư vào các hoạt động R&D đã được chứng minh ở nhiều quốc gia là chất xúc tác giúp đổi mới sáng tạo thành công.

"Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao. Khi thế giới thay đổi, với tư cách là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, năng động bậc nhất, có độ mở lớn và đã tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam không thể đứng yên. Nếu doanh nghiệp tận dụng tốt những lợi thế riêng có của Việt Nam, nhanh chóng và tăng tốc hơn nữa có thể sẽ tạo ra nhiều giá trị lớn trong đổi mới sáng tạo”, bà Nga nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49