Giải pháp lành mạnh hoá thị trường trái phiếu doanh nghiệp

TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Viện ĐT & NC BIDV
20:42 16/03/2023

Dù Nghị định 08 quy định về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp vừa mới được ban hành, tuy nhiên TS. Cấn Văn Lực cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời, để thị trường có thể phát triển lành mạnh, cũng như hạn chế rủi ro, cần có các biện pháp dài hạn, vĩ mô.

Empty

Giải pháp lành mạnh hoá thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh: Internet.

Rủi ro thị trường TPDN

Rủi ro lớn nhất với thị trường TPDN hiện nay là có một khối lượng lớn TPDN sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2023-2024 do sự phát triển bùng nổ của thị trường trong giai đoạn 2019-2021.

Theo số liệu của VBMA, năm 2023 sẽ có khoảng 271.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó số lượng của doanh nghiệp bất động sản là khoảng 119.000 tỷ đồng; năm 2024, giá trí trái phiếu đáo hạn khoảng 330.000 tỷ đồng (trong đó, của doanh nghiệp bất động sản là 110.000 tỷ đồng); tất cả đều chưa tính tiền lãi.

Hai nhóm ngành phát hành TPDN nhiều nhất là NHTM và bất động sản, do đó đây cũng là 2 nhóm ngành có lượng TPDN đáo hạn cao nhất. Trong đó, TPDN được phát hành bởi các ngân hàng thương mại hầu như rất ít rủi ro, do đặc thù riêng có: (i) chủ yếu được phát hành bởi các ngân hàng có quy mô lớn, kết quả kinh doanh khá tốt và ổn định; (ii) tính công khai, minh bạch được đảm bảo do các đa số NHTM đã được kiểm toán độc lập, kiểm toán quốc tế và niêm yết trên sàn chứng khoán; (iii) việc phát hành trái phiếu của NHTM phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn; (iv) mục đích phát hành rõ ràng (chủ yếu là để tăng vốn cấp 2, đảm bảo đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo các chuẩn mực quốc tế như Basel II); (v) NHTM có quỹ dự phòng rủi ro cho hoạt động tín dụng và đầu tư. Vì lẽ đó, các NHTM phát hành trái phiếu thường không có tài sản đảm bảo (chủ yếu đảm bảo bởi các đặc thù trên) và quy trình, thủ tục cũng có những khác biệt so với DN SXKD thông thường.

Đối với nhóm bất động sản, các DN BĐS đã phát hành gần 215 nghìn tỷ đồng năm 2021 và 52 nghìn tỷ đồng TPDN trong năm 2022 (xếp thứ 2 về khối lượng, sau các TCTD), với lãi suất trung bình là 10,35%/năm (theo VBMA). Theo đó, lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS cũng rất lớn, nhất là 2 năm tới (khoảng 115 nghìn tỷ đồng/năm), chưa tính tiền lãi. Trong khi đó, khả năng gọi vốn của các DN để đảo nợ trong thời gian tới sẽ còn khó khăn do: (i) những vi phạm liên tiếp đã làm niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm đáng kể, nhà đầu tư cá nhân cũng đã trở nên e ngại hơn sau các vụ việc vừa qua; (ii) Nghị định 65/2022 đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với phát hành TPDN riêng lẻ, trong khi Nghị định 08/2023 mới được ban hành và còn cần thêm thời gian để kiểm chứng về hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn đối với phát hành TPDN; (iii) Nguồn vốn tín dụng dành cho đối tượng này là không nhiều do chính sách của NHNN, hạn chế dòng vốn vào lĩnh vực được coi là rủi ro; (iv)Thị trường chứng khoán không còn sôi động như giai đoạn trước; (v)việc bán hàng, phát mại tài sản để trả nợ cũng không dễ dàng (do thị trường BĐS đang trầm lắng, phục hồi chậm).

Vì thế, một bộ phận DN (nhất là lĩnh vực BĐS) có tiềm ẩn nguy cơ nợ trái phiếu quá hạn, nếu trái chủ không thiện chí chấp nhận gia hạn hay đổi lấy tài sản khác…

Giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường TPDN Việt Nam

Có thể thấy, thị trường TPDN Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khi lượng TPDN đáo hạn cao, tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định trở lại sau các sai phạm, DN và nhà đầu tư chưa kịp thích ứng với các quy định pháp lý mới…. Nghị định 08 (2023) mới được ban hành được xem là giải pháp tạm thời, giúp tháo gỡ các khó khăn trước mặt cho thị trường. Tuy nhiên, để thị trường có thể phát triển lành mạnh, cũng như hạn chế rủi ro, cần có các biện pháp dài hạn, vĩ mô để khắc phục các điểm yếu lớn như hành lang pháp lý và quy chế quản lý thị trường, hạ tầng thị trường (hệ thống giao dịch, công ty định hạng tín nhiệm...) cũng như nền tảng nhà đầu tư, cụ thể như sau:

Một là, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và nghiêm minh những vi phạm về phát hành TPDN vừa qua để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Hai là, nhanh chóng cải cách thủ tục, điều kiện, rút gọn thời gian cấp phép phát hành để tạo điều kiện, có chính sách khuyến khích DN phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây sẽ là kênh gọi vốn quan trọng của DN (đặc biệt là cho những DN BĐS cần vốn để đảo nợ) khi phát hành TPDN riêng lẻ đang được kiểm soát chặt chẽ và dòng vốn tín dụng không dồi dào.

Ba là, cần có chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, công bố thông tin định hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp nói chung (không chỉ cho phát hành TPDN). Đồng thời, cần sớm xem xét cấp phép thêm 2-3 công ty định hạng tín nhiệm có đủ năng lực, khuyến khích cả xếp hạng tín nhiệm quốc tế….;

Bốn là, hoàn thiện hạ tầng của thị trường TPDN như thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở dữ liệu về trái phiếu, về tài sản đảm bảo…. Việc xây dựng và phát triển các thị trường thứ cấp an toàn là nội dung cần sớm triển khai để tăng thanh khoản, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Năm là, hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát thị trường, như cơ chế quản lý đối với trái phiếu sau phát hành như quản lý tài sản đảm bảo, giám sát dòng tiền, quản lý mục đích sử dụng vốn… Tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm.

Sáu là, cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho nhà đầu tư cá nhân,đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức.

Ngoài ra, việc Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Thông tư 16/2021/TT-NHNN của NHNN quy định các doanh nghiệp bảo hiểm và TCTD không được mua TPDN với mục đích "để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành" đã hạn chế hoạt động đầu tư vào TPDN. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ là một hoạt động bình thường của các doanh nghiệp và cũng được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệp trên thế giới (để có được vốn vay mới với lãi suất thấp hơn, điều kiện ưu đãi hơn…). Do đó, Bộ Tài chính nên đề nghị NHNN xem xét, giảm hạn chế này với các TCTD để phát triển phía cầu của thị trường

Cuối cùng, thị trường TPDN Việt Nam là một cấu phần không thể tách rời của thị trường tài chính và bất động sản. Việc quản lý, định hướng phát triển cần được gắn chặt với hệ thống tài chính, việc áp dụng các quy chuẩn công bố thông tin, an toàn hệ thống... cần được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý một cách phù hợp, với tư cách độc lập nhiều hơn.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến rủi ro hệ thống, lan truyền giữa ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm – bất động sản. Theo đó, nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý là rất quan trọng, cùng với việc xây dựng mạng lưới an toàn tài chính, với việc tăng tính độc lập, năng lực cho cơ quan thanh tra - giám sát cũng như vai trò của Bảo hiểm tiền gửi.

  • Cùng chuyên mục
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

Giới chuyên gia khuyến nghị các nhịp điều chỉnh có thể được xem là cơ hội mua vào, song cần hạn chế giải ngân ở những cổ phiếu chịu tác động trực tiếp từ thuế quan như xuất khẩu gồm dệt may, thủy sản, đồ gỗ... hay bất động sản khu công nghiệp.

Tài chính - 03/07/2025 07:47

UBCKNN tin tưởng chứng khoán Việt Nam được nâng hạng vào tháng 9/2025

UBCKNN tin tưởng chứng khoán Việt Nam được nâng hạng vào tháng 9/2025

Ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch UBCKNN tin tưởng các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đồng thuận với việc nâng hạng TTCK Việt Nam vào kỳ tháng 9/2025.

Tài chính - 02/07/2025 22:36

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà ở xã hội lãi suất ưu đãi nhất?

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà ở xã hội lãi suất ưu đãi nhất?

Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà ở ngày càng gia tăng, nhiều ngân hàng đang chạy đua triển khai các gói vay ưu đãi với mức lãi suất rất thấp.

Tài chính - 02/07/2025 17:04

Những lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp về cổ phiếu

Những lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp về cổ phiếu

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa ra lời hứa nỗ lực hết mình để đưa công ty đi lên, cổ phiếu về giá trị thực, mang lại niềm tin cho cổ đông trong mùa đại hội 2025.

Tài chính - 02/07/2025 06:59

Bán dự án Lam Hạ, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

Bán dự án Lam Hạ, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

DIC Corp bán toàn bộ dự án Lam Hạ dự thu 1.114 tỷ đồng và ước lãi khoảng 300 tỷ đồng. Đối tác mua chưa được tiết lộ.

Tài chính - 01/07/2025 17:12

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?

Các chuyên gia đánh giá, dù còn những khó khăn từ bên ngoài nhưng các chính sách thúc đẩy nền kinh tế trong nước sẽ là động lực lớn giúp thị trường chứng khoán tích cực hơn trong 6 tháng còn lại của năm 2025.

Tài chính - 01/07/2025 13:45

DNSE bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

DNSE bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Bà Nguyễn Ngọc Linh vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty CP Chứng khoán DNSE từ ngày 1/7/2025, theo Nghị quyết vừa công bố của HĐQT DNSE.

Tài chính - 01/07/2025 11:16

Doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhận thức cao về công bố thông tin

Doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhận thức cao về công bố thông tin

Năm 2025, số lượng doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin là 460 đơn vị, đạt tỷ lệ 67% - cao nhất trong toàn bộ lịch sử 15 năm IR Awards.

Tài chính - 01/07/2025 10:53

Bộ Tài chính đề xuất thu thuế ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán

Bộ Tài chính đề xuất thu thuế ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán

Tại dự thảo sửa Nghị định 126 quy định một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính cho rằng cần quy định rõ thời điểm khấu trừ, kê khai thuế với thu nhập từ cổ tức, thưởng bằng chứng khoán để hạn chế lợi dụng chính sách, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế.

Tài chính - 01/07/2025 08:00

CII chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%

CII chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%

CII thông báo được UBCKNN chấp thuận việc phát hành 77 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 14% cho cổ đông. Doanh nghiệp sẽ không tạm ứng cổ tức tiền mặt quý III.

Tài chính - 30/06/2025 16:02

Khẩn trương triển khai các biện pháp để chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Khẩn trương triển khai các biện pháp để chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức quốc tế.

Tài chính - 30/06/2025 09:04

Tăng trưởng tín dụng cao có thể trở thành 'con dao 2 lưỡi'

Tăng trưởng tín dụng cao có thể trở thành 'con dao 2 lưỡi'

Chuyên gia cảnh báo, nếu tăng trưởng tín dụng không đi kèm với cải thiện năng suất và tiêu dùng, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy bất ổn: lạm phát gia tăng – tỷ giá mất ổn định – niềm tin suy giảm – đầu tư chững lại.

Tài chính - 29/06/2025 07:40

Về với T&T Group, Vietravel Airlines bắt đầu có máy bay riêng

Về với T&T Group, Vietravel Airlines bắt đầu có máy bay riêng

Vietravel Airlines vừa đón chiếc máy bay thuộc quyền sở hữu đầu tiên và trong tháng 7 sẽ nhận thêm 2 tàu bay nữa. Hãng sẽ được tăng vốn lên 2.600 tỷ đồng để thực hiện hóa tham vọng mở rộng.

Tài chính - 29/06/2025 07:00

Loạt dự án tỷ USD của Novaland được tháo gỡ pháp lý

Loạt dự án tỷ USD của Novaland được tháo gỡ pháp lý

Từ giữa tháng 6 đến nay, Novaland liên tục đón tin vui hoàn thiện pháp lý then chốt từ 2 dự án tỷ USD gồm Aqua City và NovaWorld Phan Thiet.

Tài chính - 29/06/2025 07:00

Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'

Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'

Những thương vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), niêm yết mới hay chuyển sàn... được kỳ vọng trở thành lực đẩy quan trọng với thị trường chứng khoán.

Tài chính - 28/06/2025 11:58

Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Việc niêm yết cổ phiếu TAL lên sàn HoSE đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.

Tài chính - 28/06/2025 08:53