6, tháng 4,2025 | 6:11

Doanh nghiệp 'thoi thóp' vì tắc dòng vốn

N.THOAN
07:00 14/03/2023

Không thể tiếp cận được các dòng vốn đang là trở ngại lớn nhất cho việc duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp trong nước năm 2023.

Giao dich Ngan hang Coc tien 7

Bình quân một tháng có 25,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ảnh: Trọng Hiếu

Doanh nghiệp "thoi thóp"

Doanh nghiệp Việt Nam vừa trải qua một năm đầy khó khăn, thách thức khi tình hình thế giới bất ổn, các chuỗi giá trị tiếp tục đứt gãy, lạm phát thế giới tăng cao khiến FED liên tục tăng lãi suất với tần suất lớn, biên độ rộng. Trong nước, VND/USD mất giá nhanh và mạnh; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần tăng lãi suất điều hành vào tháng 9 và tháng 10 dẫn tới việc trên thị trường xảy ra một cuộc đua tăng lãi suất và treo cao từ đó đến nay.

Không chỉ chịu tác động của thế giới, trong nước biến động lớn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đã gây áp lực nặng nề lên vấn đề thanh khoản, đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao để hút tiền từ người dân, giải quyết các vấn đề trước mắt. Lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng nặng nề tới đời sống doanh nghiệp.

Trong khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM với hơn 100 doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh đến tháng 2/2023 cho thấy, 83% doanh nghiệp đang gặp khó khăn và 2 khó khăn lớn nhất chính là lãi suất và khả năng tiếp cận vốn. Trong đó, khó khăn lãi suất cao chiếm tới 43%; khó khăn tiếp cận nguồn vốn chiếm 40%; thủ tục vay vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian chiếm tới 38,2%.

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy những con số đáng lo ngại về tình hình doanh nghiệp thành lập mới và tạm ngừng hoạt động, giải thể, cho thấy những diễn biến tiêu cực trên thị trường tài chính đang tác động trực tiếp tới đời sống doanh nghiệp.

Cụ thể, tính chung 2 tháng đầu năm 2023, cả nước có 37,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 51,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,5%; bình quân một tháng có 25,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp thành lập chỉ tương đương 75% số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường - tức là cứ 7,5 doanh nghiệp thành lập mới, có tới 10 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 để thảo luận về những vấn đề lớn của nền kinh tế trong những tháng đầu năm 2023. Đánh giá về những khó khăn, thách thức, Thủ tướng cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép lạm phát còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ, rủi ro nợ xấu gia tăng, bất ổn bên ngoài tác động lớn đến trong nước; việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH còn chậm; hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn. Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, cần được tháo gỡ nhanh.

Giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, đặt lên ưu tiên hàng đầu, Thủ tướng yêu cầu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.

Bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý

Theo tính toán của TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, với mức cung tiền quá thấp của năm 2022 tất yếu dẫn tới tình trạng lãi suất cao và thiếu thanh khoản trong nền kinh tế.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 là hơn 8% cộng với lạm phát khoảng 3%, GDP theo giá hiện hành đã tăng khoảng 11%. Trong khi đó, cung tiền năm 2022 chỉ đạt 5,5% và vòng quay tiền là 0,64 vòng/năm thì tất yếu là không có tiền lưu thông trong nền kinh tế. Và như vậy, NHNN có mở room tín dụng thì cũng giống như "mở vòi nước nhưng trong bể chứa lại không có nước".

Ông Nghĩa cho rằng, năm 2022, chính sách tài khoá của Chính phủ tập trung chủ yếu vào chống lạm phát chi phí đẩy bằng các giải pháp như giảm, miễn thuế xăng dầu, điều này đã có tác động rất tích cực lên chỉ số lạm phát. Biện pháp này nên được tiếp tục duy trì trong năm 2023.

Còn về chính sách tiền tệ, năm 2022 NHNN đã tăng lãi suất, mua vào ngoại tệ để hút tiền đồng về nhằm kìm giữ tỷ giá. Nhưng trong năm 2023 đang có rất nhiều dư địa để NHNN tăng cung tiền, giảm lãi suất khi USD đã giảm giá mạnh so với mức đỉnh thiết lập năm 2022.

"Bằng cách nào đó, NHNN sẽ có công cụ để tăng cung tiền. Khi cung tiền tăng, lãi suất trên thị trường sẽ hạ nhiệt và thanh khoản cho nền kinh tế cũng sẽ bớt căng thẳng", ông Nghĩa nói.

Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết thời gian qua lãi suất tăng cao, có những khu vực/trường hợp lãi suất tăng đến 14-15%/năm và còn có thể tăng cao hơn nữa. Với thực tế này, không doanh nghiệp nào có thể sống sót hoặc có động lực sản xuất vì không có lợi nhuận.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phản ánh, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng ngay cả khi đã có phương án kinh doanh, đơn đặt hàng. Thậm chí, ngân hàng sau khi thu nợ cũ thì không cho vay mới hoặc cho vay nhỏ giọt với mức lãi suất cao. Điều này đang đẩy doanh nghiệp vào tình trạng đói vốn, buộc phải thu hẹp hoạt động. Có nhiều doanh nghiệp buộc phải tiếp cận vốn ngoài ngân hàng để duy trì hoạt động, dẫn tới rủi ro rất cao và hệ luỵ là khó lường.

Theo đó, nếu không giải quyết được vấn đề vốn thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản với 2 lý do: Một là không có tiền trả lương cho người lao động, doanh nghiệp sẽ mất nguồn nhân lực; thứ 2 là không có vốn để kinh doanh và đầu tư mới, không thể khắc phục được các hậu quả sau thời gian dài chống chịu dịch bệnh COVID-19.

Đến thời điểm hiện tại một số chuyên gia đặt vấn đề, có phải đây là thời điểm NHNN cần đưa ra một quan điểm khác về "chuẩn tiếp cận tín dụng". Nếu ngành ngân hàng vẫn giữ nguyên chuẩn cho vay như trước thời kỳ trước COVID-19 thì doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất khó tiếp cận được vốn ngân hàng. Nếu ngành ngân hàng đã coi nợ xấu là vấn đề đồng hành cùng ngành, thì hơn bao giờ hết, lúc này cần có sự linh hoạt, cân bằng giữa 2 mục tiêu là vừa an toàn nhưng vẫn phải cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế hoạt động và phát triển.

Riêng với thị trường bất động sản, trong bối cảnh áp lực có khoảng 130.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2023 nhưng gần như không có một đợt phát hành mới nào đáng kể từ cuối năm 2022 đến nay thì nguy cơ vỡ nợ của nhiều doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, điều này mang tới lo ngại về hiệu ứng Domino, vỡ nợ sẽ lan từ một vài doanh nghiệp ra cả thị trường và lúc đó dù là doanh nghiệp bất động sản tốt hay xấu đều sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi niềm tin của nhà đầu tư đổ vỡ.

Đây có thể là thời điểm quan trọng, sống còn để ngành ngân hàng ngồi lại với các doanh nghiệp để tìm cho ra các giải pháp tháo gỡ bế tắc của thị trường vốn. Các cuộc khủng hoảng tài chính đều cho thấy, sau sự sụp đổ của thị trường bất động sản sẽ là ngành ngân hàng. Giải pháp thời điểm hiện tại có thể không còn nằm ở "kêu gọi" hỗ trợ mà cơ quan quản lý phải đứng ra là đầu mối để giải quyết các vấn đề trên thị trường.

Đáng chú ý, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Theo đó, về nguồn vốn tín dụng, Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch… Đồng thời, có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Góp phần tìm giải pháp khơi thông thị trường vốn, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, sáng ngày 17/03 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn sẽ tổ chức Toạ đàm "Giải pháp khơi thông thị trường vốn".

Toạ đàm có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các công ty chứng khoán và doanh nghiệp/ tập đoàn tư nhân.

Toạ đàm được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn, chuyên trang tiếng Anh Theinvestor.vn, hứa hẹn sẽ góp phần tìm ra lời giải cho cơ quan quản lý cũng như cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp trong bài toán khơi thông nguồn vốn nền kinh tế.

  • Cùng chuyên mục
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11