[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
Nhân kỷ niệm 25 năm ngày bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Tạp chí Nhà đầu tư đã có cuộc phỏng vấn ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam về quan hệ hai nước và triển vọng hợp tác trong tương lai.

Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink tại Việt Nam.
Đại sứ đánh giá thế nào về những thành tựu trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam trong hành trình 25 năm qua?
Ông Daniel Kritenbrink: Khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam vào năm 1995, hai nước chúng ta gần như không có quan hệ kinh tế và kết nối giữa nhân dân hai nước thì rất hạn chế. Ngày nay, Hoa Kỳ và Việt Nam có mối quan hệ đối tác và hữu nghị, với cam kết chung về hòa bình và thịnh vượng trong các lĩnh vực đa dạng như thương mại, phát triển, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, năng lượng và an ninh.
Chúng ta đã trở thành đối tác đáng tin cậy và tận hưởng một tình bạn dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Khi tôi nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã đạt được cùng nhau, tiến trình của mối quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam trong 25 năm qua là thật sự ấn tượng.
Trước khi đánh giá những thành tựu của chúng ta trong suốt 25 năm qua, tôi muốn nhấn mạnh cách thức mà những nhà ngoại giao tiền nhiệm của chúng tôi đã xây dựng niềm tin trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao - một thành tựu ấn tượng.
Những nhà ngoại giao tiền nhiệm của chúng tôi đã gác sang một bên sự khác biệt, thừa nhận lịch sử của chúng ta và cam kết tiến về phía trước như những người bạn thay vì kẻ thù. Ý trí này đã đặt nền tảng cho tương lai. Các nhóm cựu chiến binh và gia đình của họ - ở cả hai phía - đã dẫn đường và bắt đầu xây dựng những cây cầu mà sau này kết nối hai nước chúng ta với tư cách là đối tác và bè bạn.
Những bước đi này đã dẫn đến việc mở cửa hai đại sứ quán của chúng ta tại Washington và Hà Nội vào năm 1995. Năm 1997, Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn Douglas "Pete" Peterson là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đại sứ Peterson, từng là một phi công của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh ở Việt Nam và đã có hơn sáu năm làm tù binh chiến tranh, đã dành nhiệm kỳ đại sứ của mình để hòa giải và xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa hai nước chúng ta.
Ông đã không đơn độc trong nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: những nhân vật quan trọng trong hai chính phủ của chúng ta, bao gồm Thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, cựu Thượng nghị sĩ và Ngoại trưởng John Kerry, Đại sứ Lê Văn Bàng, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, và Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, và nhiều người khác, đã thúc đẩy một tương lai chung của niềm tin, hòa bình và thịnh vượng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị tương ứng của nhau.
Trong 25 năm qua, sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế là rất đáng chú ý. Chúng ta đã đi từ gần như không có thương mại và đầu tư vào năm 1995 đến hơn 77 tỷ USD thương mại hàng năm vào năm 2019. Các công ty lớn của Hoa Kỳ như Nike, Apple, Intel, Hanes và nhiều công ty khác đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Việt Nam. Điều này đã giúp ích cho nền kinh tế Việt Nam và cũng giúp cho các công ty của chúng tôi cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Từ năm 2005, USAID đã hỗ trợ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một hàn thử biểu về quản trị kinh tế cấp tỉnh, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các tỉnh để thực hiện cải cách pháp lý sâu sắc. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn.
Tôi cũng tự hào về những thành tựu chung của chúng ta trong giáo dục đào tạo và xây dựng sự hiểu biết trong thế hệ trẻ của hai nước. Tổ chức Vietnam Education Foundation (VEF), được thành lập năm 2000, đã cung cấp gần 600 học bổng cho sinh viên Việt Nam để học thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Hàng năm, hàng chục ngàn công dân trẻ Việt Nam học tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Họ có thành tích học tập xuất sắc và trở về Việt Nam sau khi được hưởng một nền giáo dục đẳng cấp thế giới, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Mặc dù quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam vẫn tập trung vào tương lai, tôi tự hào về công việc chung của chúng ta về các vấn đề nhân đạo và hậu quả của chiến tranh. Chúng ta đã tìm kiếm được 727 người Mỹ mất tích trong chiến tranh, và Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ về nỗ lực nhân đạo này trong hơn ba thập kỷ qua. Sự hợp tác của các đội tìm kiếm Việt Nam và Hoa Kỳ đã giúp thực hiện được nhiệm vụ tìm kiếm quân nhân mất tích và biến điều này trở thành "cây cầu nối của bình thường hóa". Chúng tôi hiện đang tích cực hợp tác để hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm các quân nhân của mình bị mất tích trong chiến tranh.
Chúng tôi cũng đã tài trợ và thực hiện các chương trình để giải quyết di sản chiến tranh. Kể từ năm 1989, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 113 triệu USD để hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam, giúp đỡ hàng triệu người Việt Nam cần giúp đỡ. Kể từ năm 1993, Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 130 triệu USD để giúp Việt Nam gỡ bỏ bom mìn chưa nổ (UXO).
Quan hệ đối tác của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam trên mặt trận này đã thành công đến mức trong hai năm qua, không có thương tích nào liên quan đến UXO tại tỉnh Quảng Trị do chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Năm 2018, USAID đã hoàn tất thành công dự án xử lý chất độc dioxin trị giá 110 triệu USD tại sân bay Đà Nẵng và năm ngoái chúng tôi cùng với các đối tác Việt Nam đã bắt đầu dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, điểm nóng chính về dioxin cuối cùng ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện tại của các mối quan hệ quốc về khu vực, Ngài Đại sứ có thể chia sẻ quan điểm của ngài về triển vọng của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam?
Ông Daniel Kritenbrink: Tôi thấy sự hợp tác này là một mối quan hệ sẽ phát triển sâu hơn và rộng hơn về mọi mặt. Nguyên tắc cơ bản là mạnh mẽ: ở Hoa Kỳ có sự đồng thuận giữa hai Đảng rằng chúng tôi nên phát triển hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam. Và đại đa số người dân Việt Nam có ấn tượng tốt đẹp về Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác toàn diện mạnh mẽ mà chúng ta chia sẻ ngày hôm nay là kết quả của vô số việc làm và hàng thập kỷ cống hiến chân thành của các cá nhân từ cả hai nước chúng ta, và tôi nhận thấy điều này còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Mỗi ngày, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển quan hệ thương mại mạnh mẽ cho phép quan hệ đối tác thương mại của chúng ta phát triển thịnh vượng. Các công ty lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ đô la vào cả lĩnh vực sản xuất của Việt Nam và cơ sở hạ tầng, và chúng tôi hy vọng đầu tư của Hoa Kỳ vào năng lượng và cơ sở hạ tầng khác sẽ tiếp tục và thậm chí tăng tốc theo Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi. Chúng tôi đang thảo luận về cách Hoa Kỳ có thể phối hợp với Việt Nam để thúc đẩy tài chính của khu vực tư nhân để giúp Việt Nam phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng quan trọng.
Cùng nhau, các doanh nhân từ hai nước chúng ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Tôi tin rằng sự hợp tác của chúng ta để đảm bảo giao thương hàng hóa và đầu tư tự do và công bằng sẽ tiếp tục đóng góp cho sự thịnh vượng chung của hai nước chúng ta. Chúng tôi không chỉ thực hiện các cam kết về tăng trưởng kinh tế, mà còn về phát triển bền vững. Để thực hiện điều này, chúng tôi hợp tác với Việt Nam để bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - cùng nhau hợp tác, chúng ta đang đầu tư vào quản lý lâm nghiệp bền vững; chống lại nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và không được kiểm soát và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp; và cải thiện chất lượng không khí và nước.
Quan hệ đối tác của chúng ta mở rộng sang cả lĩnh vực y tế và khoa học, và chúng tôi hy vọng điều này sẽ tăng lên. Năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã xây dựng sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực y tế để tăng cường năng lực của Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 và nhanh chóng huy động các đối tác và nguồn lực phi chính phủ để hỗ trợ ứng phó khẩn cấp với đại dịch.
Chúng tôi cũng đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam trong việc tạo điều kiện gửi vật tư y tế đến Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, Tổng thống Trump đã tweet về một loạt các chuyến hàng vân chuyển quần áo bảo hộ DuPont Tyvek, nói rằng "điều này được thực hiện nhờ sự hợp tác của hai công ty lớn của Hoa Kỳ - DuPont và FedEx - và những người bạn của chúng tôi tại Việt Nam. Cảm ơn bạn!" Nhiều công ty khác cũng đã đẩy mạnh sản xuất mặt nạ và áo choàng bảo vệ các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch của Hoa Kỳ, và tôi mong đợi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa về sức khỏe, y tế và khoa học trong tương lai.
Mỗi năm sự hợp tác về an ninh của chúng ta càng trở nên mạnh mẽ hơn. Như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói, "Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng ngày hôm nay, mối quan hệ an ninh của chúng ta tập trung vào sự hợp tác". Sự hợp tác đó diễn ra ở mọi cấp độ, từ các chuyến thăm cấp cao của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đến các tương tác giữa quân nhân của quân đội hai nước chúng ta.
Sự hợp tác của chúng ta cũng bao gồm việc hỗ trợ về thiết bị quân sự: trong hai năm qua, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đã chuyển giao 24 tàu tuần tra và một tàu nặng 3,000 tấn, cao 115 mét cho Cảnh sát biển Việt Nam. Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 11/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã đồng ý mở rộng chương trình này bằng cách chuyển chiếc tàu thứ hai vào cuối năm nay. Và chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng mùa hè này, Việt Nam sẽ cử học viên đầu tiên đến học tại Học viện Không quân Hoa Kỳ.
Ngài Đại sứ có khuyến nghị gì đối với chính phủ Việt Nam để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn FDI lớn từ Hoa Kỳ?
Ông Daniel Kritenbrink: Kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế "Đổi mới" vào năm 1986 để chuyển sang nền kinh tế dựa trên thị trường, chính phủ đã hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và công nhận FDI là một thành phần quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Và kết quả thực tế đã nói lên điều đó: Việt Nam đã thu hút được 143 tỷ USD vốn FDI trong 10 năm qua và đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6% mỗi năm trong thập kỷ qua. Từ khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong việc thúc đẩy môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với FDI.
Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ, tôi thường nghe thấy hai mối quan tâm giống nhau của họ: Việc thực thi chính sách thuế là không thể đoán trước và việc ra quyết định thường chậm và quá quan liêu. Nếu Việt Nam có thể cải thiện trong hai lĩnh vực này, thì đất nước sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
Về thuế, đại diện từ các công ty Hoa Kỳ đã nói với tôi rằng các quy định về thuế khó hiểu, nghĩa vụ pháp lý hồi tố liên quan đến thuế suất và chính sách thuế, và sự đối xử ưu đãi với các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho việc kinh doanh tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Các đánh giá hồi tố đã khiến các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư Hoa Kỳ khó ước tính trách nhiệm thuế cuối cùng của họ. Khung pháp lý công bằng, minh bạch, ổn định và hiệu quả sẽ cải thiện môi trường kinh doanh.
Về việc ra quyết định, các công ty Hoa Kỳ nói rằng việc nhận được sự chấp thuận của chính phủ ở Việt Nam mất nhiều thời gian hơn ở một số quốc gia khác trong khu vực. Các công ty này rất muốn hoạt động tại Việt Nam nhưng thường không thể ước tính được trở ngại trong hoạt động kinh doanh do sự quan liêu gây nên. Thay vì đối phó với sự không chắc chắn đó, đôi khi các nhà đầu tư này chọn đầu tư vào nơi khác.
Chúng tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các mối quan tâm khác về kinh doanh và đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bao gồm các vấn đề liên quan đến dịch vụ kỹ thuật số.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ quyết định đầu tư vào Việt Nam dựa trên lý do thương mại. Tôi tin tưởng rằng sự đối thoại liên tục của Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển môi trường kinh doanh hấp dẫn. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân Hoa Kỳ-Việt Nam để đẩy mạnh nền kinh tế của hai nước chúng ta.
Mục tiêu chung của chúng tôi là để Hoa Kỳ trở thành đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập. Khi chúng ta kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tôi tự hào về những gì chúng ta đã hợp tác. Chúng ta đã cho thế giới thấy cách mà hai đối tác đã từng là đối thủ trước đây có thể hợp tác với nhau để hình thành mối quan hệ đối tác toàn diện dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng, quan hệ kinh tế sâu sắc và vì lợi ích chung. Điều này đem đến cho tôi niềm tin và hy vọng lớn cho sự hợp tác của chúng ta trong 25 năm tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Hà Nội muốn biến sông Tô Lịch thành không gian xanh phục vụ cộng đồng
Hà Nội thiết kế cải tạo sông Tô Lịch với mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Sự kiện - 14/03/2025 06:56
Thủ tướng: Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược
Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam.
Sự kiện - 14/03/2025 06:33
AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ
Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới. Việt Nam không chỉ tham gia mà còn tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ của tương lai.
Sự kiện - 13/03/2025 15:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng
Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (qua địa bàn TP. Đà Nẵng) dù đã đạt 100% mặt bằng tuyến chính, tuy nhiên, đơn vị thi công đang gặp khó tại đường gom song hành và nguồn vật liệu đá.
Sự kiện - 13/03/2025 11:11
Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam
Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn đối tác khi mà chứng minh và cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
Sự kiện - 13/03/2025 08:48
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.
Sự kiện - 12/03/2025 17:56
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.
Sự kiện - 12/03/2025 06:27
Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sự kiện - 11/03/2025 14:14
VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.
Sự kiện - 11/03/2025 12:38
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...
Sự kiện - 11/03/2025 10:00
'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'
Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Sự kiện - 11/03/2025 09:44
Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?
Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.
Sự kiện - 10/03/2025 17:13
Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Sự kiện - 10/03/2025 15:15
Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế
Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Sự kiện - 10/03/2025 10:38
Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.
Sự kiện - 10/03/2025 10:23
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ