Nhiều điểm ‘nghẽn’ tại cao tốc Bắc - Nam

Nhàđầutư
Nguồn đất san lấp phục vụ thi công khó khăn, công tác giải phóng mặt chậm trễ đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án cao tốc cao tốc Bắc - Nam.
VĂN TUÂN
01, Tháng 03, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Nguồn đất san lấp phục vụ thi công khó khăn, công tác giải phóng mặt chậm trễ đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án cao tốc cao tốc Bắc - Nam.

16137345625014

Thứ trưởng Nguyễn Nhật kiểm tra hiện trường các điểm còn vướng mắc về đường gom, đường điện 220Kv đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (Ảnh: Báo Giao thông)

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Hiện nay có 6/11 đoạn thuộc dự án (giai đoạn 2017-2020) chuyển sang đầu tư công đã được khởi công xây dựng. Dự kiến tháng 5 tới, thêm 2 đoạn vừa chuyển sang đầu tư công tiếp tục khởi công. Dù vậy, các địa phương nhìn chung đều chậm giải phóng mặt bằng so với yêu cầu.

Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đến nay cơ bản thành hình. Một số đoạn nhà thầu xây lắp đã thảm nhựa, các cầu trên tuyến cũng trong giai đoạn hoàn thiện, một số vị trí đang gia cố chờ lún. Tuy nhiên, hiện tại, dự án phải dừng thi công 3 vị trí để chờ mặt bằng. Lý do, còn 1 hộ dân ở mố cầu Yên Khang (Nam Định) chưa đồng ý nhận tiền đền bù; ở nút giao Khánh Hòa (Ninh Bình) còn 11 hộ dân, tại đường gom còn 2 hộ dân dù đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao mặt bằng.

Thanh Hóa là một trong những địa phương có tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua dài nhất (các đoạn Mai Sơn - QL45, QL45-Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu). Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Thanh Hóa cho hay, tới nay địa phương đã giải phóng mặt bằng đạt 97%.

Phần vướng mắc chủ yếu do một số hộ dân yêu cầu thêm chế độ, chính sách ngoài khuôn khổ pháp luật, địa phương phải nhiều lần tuyên truyền, thuyết phục. Theo ông Trung, địa phương đã báo cáo các bộ, ngành xin gia hạn thời gian bàn giao, phần thi công còn vướng do chưa được bàn giao mặt bằng cũng chưa ảnh hưởng tiến độ thi công các dự án.

Ở đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Thứ trưởng Nguyễn Nhật và đoàn công tác Bộ GTVT đã có chuyến làm việc thực tế vào ngày 19/2/2021. Ông Nguyễn Đức An, Phó Giám đốc Sở GTVT, thành viên Ban Chỉ đạo GPMB tỉnh Nghệ An cho biết: Về tổng thể công tác GPMB đáp ứng được yêu cầu, đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thi công.

Hiện tính theo chiều dài tuyến còn khoảng 0,8km đất nông nghiệp, 0,9km đất ở không tái định cư, 2,1km đất tái định cư chưa GPMB được. Nguyên nhân do các hộ dân có khiếu nại về xác định nguồn gốc đất, giá bồi thường. Còn theo báo cáo của đơn vị tư vấn TEDI, để thi công 50km đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu sẽ cần khoảng 7,9 triệu m3 đất đắp, trong đó đất tận dụng khoảng 1 triệu m3, còn thiếu 6,9 triệu khối. Đá dăm cần khoảng 500.000m3 và một số lượng cát để xử lý nền đất yếu.

Tại gói thầu đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn qua địa bàn Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, đến nay công tác bàn giao mặt bằng đã đạt 98,7%. Theo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, 9 trong số 11 gói thầu xây lắp thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang chậm tiến độ so với yêu cầu.

a

Nguồn vật liệu thiếu hụt cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án thành phần.

Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế, công tác GPMB dự án hiện đạt 99,25%. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng như: Một số hộ dân chưa thông nhất theo phương án bồi thường; người dân đang đợi làm xong nhà tại các khu tái định cư mới di dời; điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây ảnh hưởng đến việc triển khai di dời công trình hạ tầng kĩ thuật; kinh phí bồi thường hổ trợ di dời, xây dựng tái định cư còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác di dời của địa phương…

Gặp khó vì thiếu vật liệu

Để đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bắc - Nam, ngày 22/2, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã trực tiếp kiểm tra hiện trường thi công đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Mai Sơn - QL45. Trước đó, trong tuần đầu sau Tết, các thứ trưởng của Bộ GTVT cũng làm việc với Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... để giải quyết vướng mắc về mặt bằng và thiếu vật liệu thi công. Tại những buổi làm việc trên, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa cam kết với Bộ GTVT sẽ bàn giao phần mặt bằng còn lại trong tháng Ba.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cam kết có biện pháp bảo vệ nhà thầu thi công những đoạn còn vướng mắc về mặt bằng.

Một vấn đề khác mà nhiều nhà thầu gặp phải là thiếu vật liệu san lấp nền (chủ yếu với đất). Cụ thể như đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn (qua Quảng Trị, Huế). Hiện tại, vật liệu đất đắp còn thiếu khoảng 2 triệu m3; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết có 17 mỏ đất nhưng sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu; đoạn Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dâu Giây... cũng gặp cảnh tương tự. Thậm chí, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dù được dự kiến tháng 5/2021 khởi công, nhưng còn thiếu gần 7 triệu m3 đất và 400 nghìn m3 đá dăm...

Một số nhà thầu phản ánh, do nhu cầu vật liệu làm cao tốc Bắc - Nam lớn, lại đồng loạt thi công, một số địa phương có hiện tượng chủ mỏ đất, đá lợi dụng tăng giá, gây khó khăn cho nhà thầu. Lãnh đạo nhiều địa phương đang rà soát lại mỏ đất, đá để thực hiện thủ tục phê duyệt, cấp phép và điều chỉnh mỏ vật liệu, mất nhiều thời gian, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng dự án. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ