Loạt dự án nghỉ dưỡng tại Thừa Thiên Huế chậm tiến độ, nợ tiền ký quỹ

Nhàđầutư
Tại Thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch vừa được ban hành mới đây, Thanh tra Chính phủ đã nêu ra nhiều vi phạm, thiếu sót ở các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGỌC TÂN
03, Tháng 12, 2022 | 08:08

Nhàđầutư
Tại Thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch vừa được ban hành mới đây, Thanh tra Chính phủ đã nêu ra nhiều vi phạm, thiếu sót ở các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lang Co

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có nhiều dự án du lịch đang chậm tiến độ. Ảnh: Ngọc Tân

Theo đó, với dự án Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam (tại khu vực thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, do Công ty TNHH MTV Bãi Chuối làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 1.636 tỷ đồng, quy mô 100ha), Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 đến nay, nhà đầu tư chưa thực hiện một nội dung nào để triển khai thực hiện.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, dự án này đủ điều kiện để chấm dứt đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014, đồng thời nằm trong danh mục 29 dự án cần giám sát đặc biệt theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 14/7/2021 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, hiện nhà đầu tư đang xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mua bán phần vốn góp để tiếp tục triển khai dự án.

Tuy nhiên, tại thông báo kết luận nêu trên, Thanh tra Chính phủ đưa ra kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chấm dứt hoạt động của dự án Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án.

Tại dự án Đầu tư khu nghỉ dưỡng Nama (Nama Resort, tổng mức đầu tư điều chỉnh 196 tỷ đồng), Thanh tra Chính phủ đánh giá việc thực hiện góp vốn điều lệ của các đổ đông không đúng thời hạn theo yêu cầu tại Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và không đúng thời hạn quy định tại Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, dự án được UBND TP. Huế ra thông báo chủ trương thu hồi đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án vào ngày 12//2013. Tuy nhiên, ngày 13/4/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế đã có văn bản nêu rõ dự án Nama Resort không thuộc trường hợp được nhà nước thu hồi đất theo quy định mà nhà đầu tư phải thỏa thuận nhận chuyển nhượng, góp vốn hoặc thuê quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đến ngày 13/5/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành văn bản đồng ý nguyên tắc cho tiếp tục thực hiện dự án và áp dụng hình thức thu hồi đất để thực hiện dự án.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Huế hướng dẫn nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư du lịch Kinh Thành (được thành lập ngày 31/12/2014 với 2 cổ đông chính là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco và CTCP Du lịch Hương Giang) thực hiện đăng ký nhu cầu sử dụng đất và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của TP. Huế để có cơ sở cho thực hiện chuyển tiếp dự án theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với quy định về xây dựng, dự án Nama Resort nằm trong Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay dự án vẫn chưa được khởi công thực hiện. Dự án đã bị chậm tiến độ so với yêu cầu tại Quyết định Chủ trương đầu tư điều chỉnh số 1370/QĐ-UBND ngày 21/6/2017.

phoi canh nama resort

Phối cảnh dự án Nama Resort. Ảnh: Huonggiangtourist

Do vậy, Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, điều chỉnh tiến độ dự án Nama Resort, có phương án xử lý phù hợp với Luật Di sản văn hoá và các quy định có liên quan.

Với dự án Khu nghỉ mát Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc), do Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô (được thành lập từ liên doanh Công ty Du lịch Hương Giang và Công ty TNHH Đầu tư Việt) làm chủ đầu tư, Thanh tra Chính phủ xác định nhà đầu tư vẫn chưa nộp 181 tỷ đồng tiền sử dụng đất kỳ 2 năm 2018, trong đó, theo yêu cầu thời hạn nộp chậm là ngày 31/10/2018.

Theo Thanh tra Chính phủ, tại thời điểm thanh tra, giai đoạn 2 của dự án chưa hoàn thành theo đúng tiến độ (19/29 căn biệt thự chưa được thực hiện đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư thực hiện của dự án mới đạt khoảng 82/150 tỷ đồng; đồng thời, giấy chứng nhận đầu tư dự án chưa được điều chỉnh theo phương án tổng mặt bằng được phê duyệt năm 2013.

Do vậy, Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô tập trung nguồn vốn xây dựng 19 căn biệt thự còn lại để hoàn thành dự án; đồng thời phải nộp hồ sơ điều chỉnh phù hợp với thực tế quy hoạch tổng mặt bằng của dự án giai đoạn 2; điều chỉnh tiến độ hoàn thành dự án; thực hiện nộp tiền thuê đất đúng thời gian quy định.

Đối với dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, do Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland làm chủ đầu tư (tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, tổng mức đầu tư 838,5 tỷ đồng – quy mô 6,9ha), Thanh tra Chính phủ cho biết nhà đầu tư dự án chưa thực hiện nộp đầy đủ số tiền ký quỹ theo cam kết đầu tư ký ngày 13/7/2011 với BQL Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (nộp 3,3 tỷ đồng/8 tỷ đồng), chưa đảm bảo đúng thời hạn nộp theo cam kết (nộp chậm nhất vào ngày 15/8/2011).

Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, việc xác định 20.638m2 đất biệt thự kinh doanh bất động sản du lịch là loại đất ở trong giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 1/6/2017 là chưa đúng quy định về phân loại theo Luật Đất đai năm 2013.

Theo Thanh tra Chính phủ, tổng thời gian dự án được gia hạn tiến độ qua 2 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tính theo thời điểm hoàn thành là 87 tháng, gấp 3,6 lần tổng thời gian giãn tiến độ quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014. Thời gian không sử dụng đất liên tục tính từ khi ký hợp đồng thuê đất ngày 23/12/2011 đến thời điểm khởi công dự án vào tháng 1/2016 là 48 tháng, gấp 4 lần thời gian quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo BQL khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đôn đốc Tập đoàn Vincoland tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án; điều chỉnh nội dung loại đất ở của 20.638m2 đất  là loạt đất biệt thự kinh doanh bất động sản du lịch trong giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 năm 2017 theo đúng quy định phân loại đất theo Luật Đất đai năm 2013; thực hiện nộp đầy đủ số tiền ký quỹ theo đúng cam kết và đúng quy định pháp luật.

Thông tin với PV, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay dự án đang được triển khai xây dựng hoàn thiện và đạt khối lượng khoảng 80%.

Ngoài ra, cũng tại thông báo kết luận, Thanh tra Chính phủ cho rằng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thực hiện việc thông báo quy hoạch theo quy định; phê duyệt quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển du lịch không có ý kiến tham gia của Bộ VHTTDL.

Chưa có văn bản cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch của địa phương; chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; quy hoạch cụ thể phát triển du lịch cho các khu chức năng trong khu du lịch địa phương chưa được lập, phê duyệt…

Cùng với đó, tổng số vốn đầu tư ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch nhìn chung vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển. Hầu hết các dự án có quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết, thời gian đầu tư thường kéo dài nhiều năm làm giảm hiệu quả đầu tư. Một số dự án còn thực hiện chậm, có dự án mục tiêu đầu tư chưa đạt hiệu quả như Dự án xây dựng đường nối QL1A vào Bãi Chuối, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ