Kinh tế tư nhân: Biến rào cản thành động lực

Nhàđầutư
Để phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường mà điều quan trọng đầu tiên là phải tập trung làm thay đổi nhận thức, tạo ra một cách nhìn tiến bộ, đúng đắn đối với kinh tế tư nhân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.
ANH BÌNH - HÀ MY
04, Tháng 10, 2018 | 16:31

Nhàđầutư
Để phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường mà điều quan trọng đầu tiên là phải tập trung làm thay đổi nhận thức, tạo ra một cách nhìn tiến bộ, đúng đắn đối với kinh tế tư nhân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.

dinh-quoc-thi

Ông Đinh Quốc Thị - Hiệu Trưởng trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh

Tròn 1 năm trước, ngày 17/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10 của Ban chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân.

Nghị quyết 98 đề ra 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Bãi bỏ các rào cản, điều kiện kinh doanh không cần thiết; Tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực; và Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.

Trên thực tế, kinh tế tư nhân nước ta những năm qua đã cho thấy sự trưởng thành vượt bậc; tỉ trọng trong GDP chiếm 39 - 40%; đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận công chúng và dư luận xã hội có cách nhìn nhận thiếu tích cực đối với giới doanh nhân.

Để tìm hiểu vấn đề này, PV Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quốc Thị - Hiệu Trưởng trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh.

Ông có nhận định thế nào về khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay?

Ngày 3/6/2017, Hội nghị Ban chấp hành TƯ lần thứ 5 (Khóa XII) ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó ngày 17/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10 của Ban chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân với 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Bãi bỏ các rào cản, điều kiện kinh doanh không cần thiết; Tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực; Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.

Đây là một chủ trương rất đúng đắn, thể hiện sự tiến bộ trong tư duy của đảng ta về đường lối phát triển kinh tế và thể hiện rất rõ trách nhiệm của Chính phủ đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Xét đến cùng là nhằm tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phóng thích sức sản xuất của xã hội; tạo ra điều kiện để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của các tầng lớp dân cư, các vùng miền nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, theo tinh thần là phát huy sức mạnh toàn dân tộc để thực hiện thành công công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng chính là tăng thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta bắt nhịp với sự phát triển nhanh chóng của thế giới, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để phát triển đất nước trong điều kiện ngày nay. Phát triển kinh tế tư nhân là góp phần thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, làm tăng tính năng động sáng tạo, tiếp sức cho những khát vọng làm giàu chính đáng của người dân.

Như vậy lợi ích mà kinh tế tư nhân mang lại cho xã hội là rất lớn, tuy nhiên để phát triển kinh tế tư nhân và phát huy vai trò tích cực của kinh tế tư nhân đối với xã hội, chúng ta phải vượt qua nhiều rào cản.

Trước hết là nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về vai trò của kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế, do đó chưa thực sự tạo mọi điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Lâu nay chúng ta thấy Thủ Tướng chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt việc xóa bỏ các rào cản, các giấy phép con nhưng trên thực tế bên cạnh những bộ làm tốt vẫn còn có bộ làm chưa quyết liệt.

Một trong những yêu cầu đặt ra là phải tạo điều kiện để mọi người dân, mọi doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận hạ tầng cơ sở trong đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong bảng đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra hàng năm cho thấy, vẫn còn nhiều địa phương chỉ số về tính minh bạch, về hỗ trợ doanh nghiệp, về chi phí không chính thức và về sự bình đẳng, điểm số còn rất thấp. Một số địa phương còn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai đầu tư, nhất là trong giải phóng mặt bằng. Khi doanh nghiệp làm ăn tốt thì vui vẻ nhưng khi gặp khó khăn thì bỏ mặc, thiếu quan tâm hỏi han, giúp đỡ. 

Hiện nay, vẫn còn một bộ phận công chúng và dư luận xã hội có cách nhìn nhận thiếu tích cực đối với giới doanh nhân, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Một thực tế phải đề cập khi nói về rào cản đối với kinh tế tư nhân đó là vẫn còn có sự nhìn nhận hẹp hòi đối với kinh tế tư nhân nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng trong một bộ phận nhân dân. Ruộng đất có thể bỏ hoang, lãng phí nhưng khi có doanh nghiệp xin thuê đất để đầù tư phát triển sản xuất, kinh doanh thì lại gây khó khăn, không muốn cho họ đầu tư, không muốn cho ai giàu lên với rất nhiều lý do khác nhau, đây chính là tàn dư của tư tưởng bảo thủ, tiểu nông, hẹp hòi cần phải nhanh chóng xóa bỏ.

Một vấn đề nữa mà dư luận cũng rất quan tâm đó là làm thế nào để khu vực kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng để thật sự làm cho tài nguyên và các nguồn lực của quê hương, đất nước được thăng hoa, góp phần cho quê hương, đất nước phát triển bền vững.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp tư nhân của chúng ta còn nhiều hạn chế, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực quản trị doanh nghiệp còn yếu, trình độ công nghệ còn thấp, rất nhiều doanh nhiệp sau khi công bố thành lập không lâu là ngừng hoạt động. Một số doanh nghiệp khi được giao đất để đầu tư lại tìm cách chuyển nhượng kiếm lời, khá nhiều doanh nghiệp còn nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động. Tình trạng trốn thuế, nợ thuế, tình trạng doanh nghiệp trở thành “sân sau” cho một số cán bộ có chức có quyền; tình trạng Doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết đầu tư, gây ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp câu kết với nhóm lợi ích làm sai lệch chính sách, phá vỡ quy hoạch...Chính những hạn chế này đã làm tăng thêm khó khăn cho cuộc chiến xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi, đố kỵ đối với doanh nghiệp và đối với người giàu chân chính.

Ông có khuyến nghị nào đối với bộ phận công chúng trong nhìn nhận về kinh tế tư nhân?

Để phát triển kinh tế tư nhân không phải chỉ có hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà điều quan trọng đầu tiên là phải tập trung làm thay đổi nhận thức, tạo ra một cách nhìn tiến bộ, đúng đắn đối với kinh tế tư nhân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.

Cả xã hội cùng phải hành động, cùng khuyến khích, ủng hộ người dân có khát vọng làm giàu. Đồng thời, phải tiếp tục đấu tranh quyết liệt với tệ tham nhũng. Chỉ khi có nhận thức đúng thì chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, Nhà nước mới được triển khai đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả và những doanh nhân mới có nhiều cơ hội để kinh doanh và cống hiến cho quê hương, đất nước.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ