Kinh tế tư nhân và kinh tế ngầm

Số liệu thống kê cho thấy hơn 10 năm qua, tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trong GDP chỉ loanh quanh ở mức 7-8%.
HẢI PHÒNG
25, Tháng 07, 2018 | 11:16

Số liệu thống kê cho thấy hơn 10 năm qua, tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trong GDP chỉ loanh quanh ở mức 7-8%.

8a704_kinh_te

 

Con số này dường như có vấn đề gì đó không phản ánh đúng thực tế, gây băn khoăn cho các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Vậy vấn đề đó là gì?

Nhìn vào cách thu thập thông tin của cơ quan thống kê, có thể thấy cơ quan thống kê thu thập từ điều tra hoặc từ báo cáo quyết toán thuế của cơ quan thuế. Thế nhưng, trên thực tế, hầu như mỗi doanh nghiệp đều có từ 2-3 sổ sách quyết toán, một sổ cho cơ quan thuế, một sổ cho hạch toán nội bộ, một sổ cho ngân hàng khi doanh nghiệp cần vay vốn. Số liệu trong những cuốn sổ này rất khác nhau, thường là số liệu trong hạch toán nội bộ lớn hơn số trong báo cáo quyết toán thuế khá nhiều. Sự vênh nhau này được xem như kinh tế ngầm.

Tại sao lại có chuyện như vậy? Đó đều là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhân viên của cơ quan công quyền, phần kinh tế ngầm này bao nhiêu ứng với sự tham nhũng vặt bấy nhiêu. Cơ quan thống kê khi thu thập số liệu không thể biết số mà doanh nghiệp không muốn cho biết nếu tham nhũng vặt vẫn tồn tại. Trao cho cơ quan thuế nhiều quyền hơn nữa thì tình hình này còn nan giải hơn nữa và số doanh nghiệp nhỏ và vừa xin giải thể, đóng cửa sẽ rất nhiều vì khi cán bộ thuế có quyền hơn họ sẽ ép các doanh nghiệp nhiều hơn, lúc đó rủi ro về pháp lý đối các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Theo tôi đây là nguyên nhân chính khiến tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân mãi vẫn đứng im. Sắp tới Tổng cục Thống kê (TCTK) có thể có phương án thu thập số liệu mới, ví dụ như thu thập số liệu về lao động, về tiêu thụ năng lượng... để cải thiện tình hình này. Lúc đó quy mô GDP và cơ cấu về sở hữu có thể sẽ rất khác. 

Nhưng cũng cần để ý rằng trong suốt nhiều năm qua, tăng trưởng của giá trị tăng thêm luôn bằng với tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, mặc dù chỉ số giá đầu vào và chỉ số giá đầu ra là hoàn toàn khác nhau và hiệu quả sản xuất cũng không giống nhau. Một tín hiệu đáng mừng trong cách tính toán của TCTK là sáu tháng đầu năm 2018 tăng trưởng về giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 15,5%, trong khi tăng trưởng về giá trị tăng thêm của nhóm ngành này thấp hơn (13,02%). Với chỉ số giá đầu ra tăng khoảng 2% và chỉ số giá đầu vào tăng khoảng 4% thì điều này là hợp lý. Nếu làm theo cách cũ mà người ta đã quen thì tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm nay có thể còn cao hơn vài điểm phần trăm, mặc dù việc tăng GDP kiểu này không có ý nghĩa gì.

Hơn nữa, trong sáu tháng đầu năm, tỷ trọng giá trị sản xuất của riêng hai công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Samsung và Formosa đã chiếm gần 30% trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Như vậy có thể thấy tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào FDI. Theo ước tính của chuyên gia Vũ Quang Việt thì năm 2017 khu vực này có thể chuyển lợi nhuận về nước họ khoảng 12 tỉ đô la Mỹ và số thực chuyển ra theo cán cân thanh toán năm 2017 là 10,3 tỉ đô la Mỹ. Mức chi trả sở hữu (cổ tức) có thể chuyển ra ngoài cao bằng mức xuất siêu mà đầu tư nước ngoài đưa tới. Khu vực FDI đầu tư ít hơn, lợi nhuận cao hơn và nộp thuế ít hơn khu vực kinh tế trong nước phải chăng là một nghịch lý của việc kêu gọi đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi, trong khi nền kinh tế không thu được lợi gì nhiều?

Khi tăng trưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực FDI thì việc cho rằng Chính phủ đã chuyển từ tình trạng quản lý trọng cầu sang trọng cung cũng chưa rõ ràng. Chi thường xuyên quí 1-2018 vẫn chiếm trên 88% tổng chi và theo dự toán ngân sách chi thường xuyên chiếm 72% trong tổng chi. Điều này cho thấy do chi thường xuyên và trả nợ quá lớn nên không còn tiền đầu tư chứ đó không hẳn là tín hiệu tích cực gì. Trong khi đó, những yếu tố làm tổn thương doanh nghiệp vẫn còn nguyên như tham nhũng vặt, gánh nặng đóng bảo hiểm xã hội và những đề xuất tăng thuế gần như không lúc nào dừng lại. Quay sang chính sách trọng cung cần những chính sách cụ thể và thực chất hơn.

Theo TBKTSG

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ